16 đơn vị đề xuất cắt giảm hơn 2.000 tỷ đồng vốn ODA
Đề nghị đánh giá tác động của hơn 2.500 dự án sử dụng vốn ODA, ưu đãi Quy định mới về quản lý, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi Tháo gỡ vướng mắc cho các dự án sử dụng vốn ODA của JICA |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương về báo cáo tình hình vận động, quản lý và sử dụng ODA, vốn vay nước ngoài 6 tháng đầu năm nay.
Báo cáo cho biết, tính đến ngày 15/8 đã có 2 bộ, Đại học Quốc gia Hà Nội và 13 địa phương đề xuất cắt giảm vốn ODA, gồm: Bộ Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội; An Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Kiên Giang, Lâm Đồng, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ninh, Tây Ninh, thành phố Cần Thơ, Trà Vinh, Yên Bái, Vĩnh Phúc.
Ở chiều ngược lại, có 8 địa phương đề nghị bổ sung kế hoạch vốn nước ngoài từ nguồn ngân sách Trung ương với hơn 470 tỷ đồng là: Bạc Liêu, Đồng Tháp, Nam Định, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, thành phố Hải Phòng, Tuyên Quang, Bình Định.
![]() |
16 đơn vị xin trả lại hơn 2.000 tỷ đồng vốn ODA. (Ảnh minh họa) |
Theo Bộ KH&ĐT, trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn ODA, vốn vay ưu đãi giải ngân khoảng 7.744 tỷ đồng (đạt 21% kế hoạch), vốn đối ứng giải ngân khoảng 2.216 tỷ đồng (đạt 28% kế hoạch).
Số liệu tổng hợp của Bộ Tài chính ngày 17/7 cho thấy, giải ngân đầu tư công vốn nước ngoài năm 2022 và 6 tháng đầu năm nay là 5.086 tỷ đồng, đạt 18,18% kế hoạch vốn được giao.
Trong đó, giải ngân của các bộ, ngành là hơn 3.200 tỷ đồng đạt 27,36% kế hoạch vốn năm nay được giao, giải ngân của các địa phương là hơn 1.800 tỷ đồng, đạt 11,42%.
Cụ thể, có 5/11 bộ, ngành có giải ngân nhưng số giải ngân tập trung chủ yếu ở 3 bộ/cơ quan là Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (46,66%), Bộ Giao thông vận tải (31,25%), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (30,48%). 2 cơ quan còn lại là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường giải ngân dưới 10%. Có 9/50 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 15%.
Về nguyên nhân chậm giải ngân, Bộ KH&ĐT cho rằng, về lý do khách quan, một số dự án gặp vướng mắc do biến động giá nguyên vật liệu, khó huy động nhân công, như dự án phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông lần thứ 2 - tiểu dự án đô thị Sa Pa tỉnh Lào Cai, dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực trung tâm phía Nam thành phố Thái Nguyên,...
Một số dự án vướng khó khăn chủ quan đến từ thể chế. Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng đã quy định các bước từ thiết kế cơ sở đến thiết kế chi tiết của các dự án nhóm A đều do Bộ Xây dựng thẩm định, dẫn đến chậm trễ trong việc thẩm định thiết kế đối với các dự án, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của các dự án nói chung.
Điển hình như trường hợp của dự án phát triển đô thị và tăng cường khả năng thích ứng biến đổi khí hậu thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long vay Ngân hàng Thế giới (WB). Việc thẩm định thiết kế tại Bộ Xây dựng bị kéo dài dẫn đến Dự án không triển khai được.
Các dự án còn gặp vướng mắc về quy chuẩn tiêu chuẩn, định mức kinh tế về chuyên ngành đường sắt đô thị. Ví dụ đối với dự án Metro 3, hệ thống định mức đơn giá vật tư, thiết bị chuyên ngành, định mức về chuyên gia tư vấn nước ngoài trong lĩnh vực đường sắt đô thị gần như không có trong hệ thống định mức và công bố của cơ quan quản lý của Việt Nam.
Dự án tăng cường hệ thống tích hợp năng lượng tái tạo dự kiến vay vốn WB gặp vướng mắc trong việc xác định cơ quan chủ quản. Các dự án y tế không thể giải ngân do hàng loạt cơ chế chính sách trong lĩnh vực y tế như gói thầu mua sắm thiết bị y tế gặp khó khăn trong quá trình triển khai công tác thẩm định giá, lựa chọn nhà thầu tư vấn… Danh mục trang thiết bị đã về đến cảng như chưa được thông quan, nhập khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

Làng chài Cái Bèo và hành trình trở lại nguyên sơ

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Ban Bí thư ra chỉ thị mới về nhân sự, tiến độ tổ chức Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp

Ám ảnh những “hung thần” quốc lộ
Tin khác

Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Tài chính 04/07/2025 07:40

Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử
Tài chính 03/07/2025 19:33

Hà Nội: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2025 ước đạt trên 392.000 tỷ đồng
Infographic 03/07/2025 17:15

Thanh tra NHNN chỉ ra các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên
Tài chính 03/07/2025 16:37

Thu ngân sách của Hà Nội trong 6 tháng đạt 76,3% dự toán
Tài chính 03/07/2025 15:37

Đã chi trả gần 30 nghìn tỷ đồng cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy
Tài chính 03/07/2025 09:42

Hợp tác công tư bước sang trang mới: Hàng loạt ưu đãi thu hút vốn tư nhân
Tài chính 02/07/2025 20:06

Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để phát triển khoa học, công nghệ
Tài chính 02/07/2025 17:54

Bộ Tài chính họp báo thường kỳ quý 2: Nhiều vấn đề liên quan đến thuế được quan tâm
Tài chính 02/07/2025 17:31

Người dưới 35 tuổi được vay mua nhà ở xã hội với lãi suất chỉ 5,9%/năm từ 1/7
Tài chính 02/07/2025 15:32