Yêu Hà Nội theo cách của người trẻ
Những chiến binh khởi nghiệp | |
Khi người trẻ “thắp lửa” nghề truyền thống |
Những việc làm thiết thực
Tôi có một người bạn nơi “phố núi” Đà Lạt đến Hà Nội làm việc. Hai năm ở đây, gần như ngày nào tôi cũng nghe anh phàn nàn về Hà Nội. Nào là, không khí ở đây ô nhiễm quá, nước bẩn quá, đồ ăn ở Hà Nội mắc thật, Hà Nội chẳng có mấy chỗ để đi chơi… chẳng êm đềm được như Đà Lạt.
Tình yêu Hà Nội được nhiều bạn thanh niên thể hiện qua việc hiến máu tình nguyện. Ảnh: Giang Nam |
Tôi thì nghĩ người bạn thân này không thích Hà Nội đến vậy cũng phải thôi, quê anh là một trong những nơi đáng sống và yên bình bậc nhất kia mà. Ấy thế nhưng mỗi lần về Đà Lạt, còn chưa được 1 tuần là anh bạn tôi lại vội vã bắt chuyến bay sớm để quay lại Hà Nội. Anh bảo: Chẳng biết Hà Nội có gì mà cứ về là nhớ không chịu được. Chẳng biết diễn tả ra sao nhưng tôi nghĩ đó đơn thuần là tâm trạng chung của những ai trót yêu Hà Nội chẳng bởi một lý do.
Yêu Hà Nội, đó là thứ tình cảm thiêng liêng trong cõi nhớ, với chị Nguyễn Thị Thanh Lam – công tác tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, tình yêu đó là sự âm thầm cống hiến và thiện nguyện. Chẳng là, tôi gặp Thanh Lam trong một đận Đoàn Thanh niên Liên đoàn lao động Thành phố phát động chương trình hiến máu tình nguyện. Có mặt từ rất sớm để đăng ký tham gia khám sàng lọc, hiến máu tình nguyện, Lam bảo với tôi, tính đến nay chị đã có 55 lần tham gia hoạt động hiến máu đầy ý nghĩa.
Chị bảo, tại cơ quan, hễ khi có đợt phát động hiến máu tình nguyện là cá nhân chị không ngần ngại đăng ký. “Hiến máu tình nguyện nhiều song lần nào cũng vậy, tôi cũng như các anh chị em đồng nghiệp đều có tâm trạng hồi hộp nhưng nghĩ đến niềm vui của người bệnh khi nhận được những giọt máu mình cho đi, chúng tôi không ngần ngại. Trước mỗi lần hiến máu, cá nhân tôi đều chú ý giữ gìn sức khỏe, cẩn trọng trong ăn uống để cho đi lượng máu tốt nhất” – chị Nguyễn Thị Thanh Lam chia sẻ.
Ở góc nhìn của những người trẻ, và trên phương diện thiện nguyện, chị Nguyễn Thị Thanh Lam khẳng định hiến máu hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe, bởi vậy khi bản thân đủ sức khỏe thì những người trẻ nên tham gia hoạt động ý nghĩa này. “Chỉ cần hiến một phần nhỏ máu của mình bạn đã cứu được tính mạng của những bệnh nhân đang cần máu, giúp các gia đình khỏi nguy cơ mất người thân và bạn bè” – chị Nguyễn Thị Thanh Lam kêu gọi.
Không chỉ ở khía cạnh thiện nguyện như Thanh Lam, hiện hàng nghìn thanh niên trên địa bàn thành phố đã biến tình yêu của mình với Hà Nội thành những hành động cụ thể. Cách đây ít lâu, tại khu vực công cộng, nơi tập trung rác thải do một bộ phận cư dân đô thị thiếu ý thức “xả” ra, nhiều bạn trẻ đã cùng nhau thực hiện, làm sạch môi trường sống. Cụ thể, tại vườn hoa hoa F3, F4 Khu đô thị Đại Kim (quận Hoàng Mai) này, dù được xem là không gian công cộng, điểm sinh hoạt chung của hàng trăm cư dân trong suốt một thời gian dài không được quan tâm, dọn dẹp nên cỏ rác, lá cây, rác thải sinh hoạt, gương kính vỡ, ghế đá… đều được “xả” bỏ tràn lan, khiến bộ mặt vườn hoa trở nên nhếch nhác.
Nhận thấy bản thân “cần phải có hành động” Chi đoàn phường Đại Kim đã đẩy mạnh kêu gọi đoàn viên, thanh niên xắn tay vào dọn dẹp. “Đây là địa điểm vui chơi, khu vực công cộng mà trẻ con hay lui tới nhưng một bộ phận người dân vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng. Họ thản nhiên vứt rác và bàn thờ, xem đây như 1 bãi rác công cộng. Nhận thấy phải có hành động và cũng là thử thách chinh phục chính bản thân nên chúng tôi đã cùng kêu gọi nhau biến vườn hoa này trở nên phong quang, thoáng đãng…” – anh Nguyễn Hoàng Chí Linh – Bí thư chi đoàn Đại Kim chia sẻ. Theo lời Nguyễn Hoàng Chí Linh, cá nhân anh và mọi người nơi đây sẽ cố gắng 1 tháng dành ra 2 buổi vào sáng Chủ nhật và ưu tiên các khu vực xung quanh nơi mình ở để cùng nhau dọn dẹp sạch sẽ.
Cùng hoạt động giữ gìn cảnh quan môi trường tương tự, theo anh Nguyễn Văn Mạnh – một trong những người khởi xướng và thành lập Cộng đồng Học Làm Thiện cho biết, thời gian qua nhóm đã kết hợp với Quận đoàn Hoàng Mai và Đoàn phường Đại Kim huy động trên 70 bạn trẻ tham gia “thử thách dọn rác” tại chân cầu vượt khu Linh Đàm. Nhìn chung, sau khi cảnh quan được dọn dẹp, ý thức của người dân cũng được âng cao, việc “xả” rác bừa bãi đã giảm hẳn.
Lan tỏa yêu thương
Cùng chung quan điểm, yêu Hà Nội còn có nghĩa là phải làm cho Hà Nội đẹp hơn, trả lại cho Hà Nội vẻ đẹp vốn đã thành “thương hiệu” đó là Thủ đô xanh – sạch – đẹp. Mới đây, trên đường Võ Quý Huân (phường Phú Diễn quận Bắc Từ Liêm), một nhóm các em học sinh trong trang phục áo xanh đồng phục cùng với 2 cô giáo phụ trách đang cùng nhau làm sạch đường phố. Cụ thể, 2 cô giáo cùng nhóm các em học sinh Trường THCS Phúc Diễn đã có mặt rất sớm để tiến hành thu gom rác thải trên đường đồng thời gỡ bỏ những tờ rơi, quảng cáo dán trên tường. Cho dù ngoài trời khá nắng, nhưng cô và trò đều rất vui vẻ cùng nhau làm cho đường phố sạch đẹp.
Thanh niên Thủ đô tham gia cải tạo và duy trì cảnh quan, môi trường Thành phố xanh – sạch – đẹp. Ảnh: Giang Nam |
Nói về hành động làm sạch đường phố của cô trò trường THCS Phúc Diễn, cô giáo Thu Thanh Hương (phụ trách nhóm học sinh tình nguyện) chia sẻ: “Chủ trương làm sạch đường phố được đoàn thanh niên triển khai từ rất lâu, hôm nay trường THPT Phúc Diễn có thêm một nhóm các bạn học sinh tham gia hoạt động thu gom rác thải, bóc tờ rơi và quét vôi từ cổng UBND phường Phúc Diễn đến cổng trường THCS Phúc Diễn”.
Hành động của cô và trò trường THCS Phúc Diễn đã góp phần làm đẹp hơn cho những con đường, ngõ phố. Việc đưa các em nhỏ tham gia vào các hoạt động cộng đồng ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng là một cách giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh mình. Thông qua hoạt động này, các em học sinh cũng thêm gắn kết và có trách nhiệm với cộng đồng nhiều hơn.
Không chỉ ở khía cạnh duy trì cảnh quan, đô thị, tình yêu Hà Nội còn có nghĩa là phải có trách nhiệm giữ gìn, lưu truyền giá trị văn hóa tốt đẹp ngàn đời của Thủ đô. Trăn trở trước những làn điệu dân ca một thủa hào hoa không còn được biết đến nhiều như trước nữa, dự án “Tôi xê dịch” ra đời với mục tiêu tái hiện không gian văn hóa nguyên bản của các loại hình hát múa và tranh dân gian: Ca trù, chèo, xẩm, tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ và nghệ thuật chạm khắc tại đình chùa… qua các chuỗi chương trình: “Windy Day”, “Việc làng” và một số các talkshow bên lề… đã góp phần giúp các bạn trẻ tiếp cận với giá trị văn hóa cổ theo nhiều cách khác nhau. Bằng cách này, tình yêu văn hóa dân tộc được nuôi dưỡng, thấm sâu và tồn tại lâu dài hơn với mỗi bạn trẻ.
Rõ ràng, tình yêu Hà Nội đã và đang được giới trẻ bày tỏ dưới mọi khía cạnh, mọi ngả nhìn về cuộc sống, mà điều đáng nói là những ngả nhìn ấy đều mang lại cảm nhận về một Thủ đô ngàn năm văn hiến. Chặng đường phía trước còn rất nhiều gian nan, nhưng họ hiểu rằng không có một cố gắng nào là vô ích, bởi những tư tưởng về một thông điệp tử tế bằng cách nào đó chắc chắn sẽ luôn chạm tới được suy nghĩ của nhiều người.
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30