Xung quanh các khoản phụ thu: Phụ huynh dở khóc, dở cười
![]() |
Tái mặt với quỹ phụ huynh |
![]() |
Các khoản thu đầu năm ám ảnh phụ huynh |
Làm dâu trăm họ
Sau ngày khai giảng, song song với việc kiện toàn tổ chức hội phụ huynh học sinh (PHHS) thì việc họp toàn thể PHHS đầu năm là rất quan trọng. Đây còn là thời điểm để các lớp, các trường bầu ra ban phụ huynh học sinh (Có nơi gọi là "Hội cha mẹ học sinh") với mục đích đồng hành cùng nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Ban phụ huynh còn là những người hỗ trợ cô giáo để tổ chức những hoạt động của lớp. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các trường không có ngân sách cũng như nguồn lực cho những hoạt động này, rất cần đến việc vận động đóng góp của phụ huynh. Vì thế ban phụ huynh thường là người chịu trách nhiệm vận động các phụ huynh đóng góp các khoản thu ngoài quy định như quỹ lớp, quỹ trường. Thế nhưng, xoay quanh các khoản thu này, nhiều vị đại diện phụ huynh cũng lâm vào thế dở khóc, dở cười.
Một phụ huynh ở Thanh Xuân (Hà Nội) kể, họp phụ huynh đầu năm nhà trường có thông báo sẽ làm mái che sân khấu nên vận động phụ huynh đóng góp với tổng kinh phí 50 triệu đồng. Khoản đóng góp này lập tức nhận được sự phản đối của khá nhiều bậc phụ huynh. Lúc đó, cô giáo đã khéo léo “lôi kéo” ban phụ huynh vào cuộc nhằm góp thêm tiếng nói để vận động một số gia đình có kinh tế làm mạnh thường quân cho công trình này. Phụ huynh này nhớ lại: “Sau buổi họp phụ huynh, tôi đành gọi điện xem gia đình cháu nào hỗ trợ được phần nào tốt phần đấy. Việc làm này không chỉ mất thời gian, chưa kể đến việc dễ bị hiểu lầm lợi dụng danh nghĩa ban phụ huynh để trục lợi”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, các khoản đóng góp ngoài quy định này được chia làm hai loại: Quỹ lớp và quỹ trường. Ban phụ huynh trường sẽ thống nhất một mức “sàn” và tùy theo điều kiện kinh tế của các gia đình sẽ hỗ trợ thêm. Chị Nguyễn Thị Thúy có con đang học tại một trường mầm non (xã Thanh Liệt) cho biết, công tác thu chi đòi hỏi các thành viên trong ban phụ huynh thể hiện sự linh hoạt, khéo léo. “Trên cơ sở đó, ban phụ huynh lớp sẽ đứng lên thu và trích nộp về quỹ trường 50%. Để bảo vệ quyền lợi cho lớp, ban phụ huynh chỉ trích về quỹ trường dựa trên mức tiền quy định đóng góp thấp nhất (mức sàn chung), còn những khoản tài trợ thêm ngoài sẽ giữ lại để chi phí cho lớp. “Nhờ biết cách thu chi hợp lý, trong suốt năm học, lớp có thêm kinh phí hoạt động cho các cháu như noel, sinh nhật, trung thu...hay chuẩn bị các món quà tri ân cho các cô giáo được chu đáo hơn”, chị Thúy cho biết.
Cần minh bạch trong công tác thu chi
Theo chia sẻ của một số người mới tham gia ban phụ huynh, chưa có kinh nghiệm rất dễ bị ảnh hưởng tâm lý từ các buổi họp phụ huynh. Vì thế, ở cương vị đại diện, ban phụ huynh cần có sự cân nhắc cho phù hợp mỗi khi đưa ra những đề xuất liên quan đến thu quỹ. Anh Lê Giang (Linh Đàm) cho biết, nhiều khoản thu nhà trường không đứng ra kêu gọi mà mượn ban phụ huynh để hợp thức hóa. Anh Giang có con trai đang học tại một trường PTCS thuộc quận Hoàng Mai. Ngoài danh mục các khoản thu được duy trì từ nhiều năm thì năm nay lại phát sinh thêm khoản 100.000 đồng để nhà trường sử dụng vào việc gọi hoặc gửi tin nhắn để báo cho phụ huynh biết việc học tập, hay vắng mặt hoặc bất cứ sự cố nào khác của các em học sinh trong cả năm. Thiết nghĩ đây là danh mục không cần thiết, có thể điều chỉnh từ những khoản thu sẵn có từ trước nên anh đã kiên quyết có ý kiến để miễn thu khoản này.
Một giáo viên làm chủ nhiệm lâu năm cho biết: “Thông thường ban phụ huynh lớp là một nhóm gồm từ 2 – 3 người để “đứng mũi chịu sào”. Kinh nghiệm cho thấy, để buổi họp phụ huynh định kỳ diễn ra suôn sẻ thì giáo viên cần có sự trao đổi với ban phụ huynh về những vấn đề đưa ra thảo luận trong cuộc họp, đặc biệt là các khoản đóng góp cho quỹ. Cô giáo này cũng cho biết thêm, thông thường khi cô giáo nhận xét về tình hình của các con thì phụ huynh rất nghiêm túc, trật tự. Nhưng khi chuyển sang chủ đề thu tiền quỹ thì không khí sôi động. Có lần khi một phụ huynh được “đề cử” làm đại diện phụ huynh của lớp nêu ý kiến mỗi phụ huynh nên đóng thêm 100.000 đồng tiền quỹ để phục vụ việc chi tiêu các hoạt động chung thoải mái hơn và “bồi dưỡng” cho các cô giáo nhân các ngày lễ, tết… thì lập tức gặp phải những ý kiến phân tích cần hay không cần, nên hay không… khiến vị đại diện phụ huynh và các cô giáo cũng thấy ái ngại. Cuối cùng vị phụ huynh này phải khép lại câu chuyện nộp thêm tiền quỹ, khẳng định đây chỉ là ý kiến của cá nhân và các phụ huynh không đồng ý thì lớp sẽ không thực hiện.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng
Tin khác

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 21/04/2025 21:09

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4
Giáo dục 21/04/2025 11:01

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Giáo dục 20/04/2025 21:56

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Giáo dục 20/04/2025 17:42

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/04/2025 22:30

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học
Giáo dục 19/04/2025 21:18

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm
Giáo dục 19/04/2025 17:25

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
Xã hội 19/04/2025 16:37

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 18/04/2025 22:42

Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc
Giáo dục 18/04/2025 22:12