-->

Xứng đáng là lực lượng nòng cốt trên mặt trận chống “giặc lửa”

Kỷ niệm 60 năm xây dựng, chiến đấu và phát triển (4/10/1961- 4/10/2021) của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC), Công an thành phố Hà Nội tự hào về chặng đường xây dựng và phát triển của lực lượng Cảnh sát PCCC. Cảnh sát PCCC Thủ đô đã khắc phục khó khăn, gian khổ, hy sinh, phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trên mặt trận chống “giặc lửa” qua các thời kỳ.
Huyện Đan Phượng bàn giao trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho các xã, thị trấn Quận Bắc Từ Liêm diễn tập phương án đảm bảo an ninh trật tự tại khu cách ly tập trung

Nhiều chiến công trên mặt trận chống “giặc lửa”

Lực lượng Cảnh sát PCCC Hà Nội đã lập nhiều chiến công trên mặt trận chống “giặc lửa”, tham gia cứu chữa hàng nghìn vụ cháy, trong đó có nhiều vụ cháy lớn, phức tạp như: Chữa cháy ở Tổng kho xăng dầu Đức Giang kể từ những năm đấu tranh chống Mỹ cứu nước. Đây là một sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ thể hiện ý chí quật cường, “lòng gang dạ sắt” của quân và dân Hà Nội mà còn đánh dấu sự trưởng thành, mạnh mẽ của lực lượng Cảnh sát PCCC Hà Nội trong công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Ngoài ra còn rất nhiều vụ chữa cháy, cứu nạn cứu hộ trong thời gian vừa qua mà lực lượng Cảnh sát PCCC đã cứu hàng nghìn người, ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản. Trong quá trình làm nhiệm vụ, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước, nhân dân. Đây là những minh chứng sinh động về những đóng góp to lớn của lực lượng Cảnh sát PCCC đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

Xứng đáng là lực lượng nòng cốt trên mặt trận chống “giặc lửa”
Ảnh minh họa.

Hà Nội là Thủ đô của cả nước, tập trung nhiều cơ quan của Đảng, Nhà nước, nhiều khu chung cư, nhà cao tầng, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao với nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở lớn và trọng điểm; với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, văn hóa, giáo dục, dịch vụ, thương mại, du lịch... Do đó nguy cơ xảy ra cháy, và thiệt hại xảy ra cháy tiềm ẩn nhiều phức tạp. Tính riêng từ thời điểm Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội (từ 31/8/2018 đến nay), toàn Thành phố xảy ra gần 2.000 vụ cháy (tính trung bình chiếm khoảng 16% so với tổng số vụ cháy toàn quốc), ngoài ra còn có hàng nghìn vụ cháy, sự cố nhỏ được lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng phát hiện, dập tắt kịp thời.

Thời điểm này, thách thức, vai trò đặt ra cho lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ là rất lớn. Việc làm tốt công tác PCCC không để nguy cơ cháy, nổ rình rập, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác bảo đảm an ninh trật tự và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Tiếp tục phát triển đáp ứng tình hình mới

Trong thời gian qua, lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Thành phố đã không ngừng cố gắng, nỗ lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đưa Nghị định số 136/2020/NĐ-CP (ngày 24/11/2020) của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật PCCC vào vận dụng thực hiện trong thực tế.

Trong đó, tập trung tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC và cứu nạn cứu hộ, đặc biệt là các quy định mới của Nghị định số 136, tổ chức tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng kinh nghiệm, kiến thức về PCCC và cứu nạn cứu hộ cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã, Công an cấp xã. Hà Nội là một trong những đơn vị đầu tiên trên cả nước hoàn thành công tác bàn giao cơ sở đồng thời triển khai trách nhiệm quản lý Nhà nước về PCCC cho Ủy ban nhân dân cấp xã theo chỉ đạo của Cục C07 - Bộ Công an.

Xứng đáng là lực lượng nòng cốt trên mặt trận chống “giặc lửa”
Lực lượng Cảnh sát PCCC Hà Nội nỗ lực trong cuộc chiến chống "giặc lửa"

Thời gian tới, lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ sẽ tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố, Công an Thành phố các văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công an để tổ chức xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định mức hỗ trợ thường xuyên đối với chức danh Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng tại thôn, tổ dân phố trên địa bàn.

Bên cạnh đó, xây dựng Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về PCCC trên địa bàn Thành phố được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC số 27/2001/QH10 có hiệu lực;

Thực hiện Đề án tổng thể thực hiện công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 để triển khai thực hiện Chương trình số 09-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về chương trình tăng cường tiềm lực Quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025...

Lực lượng Cảnh sát PCCC Thủ đô cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh, xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia PCCC như: Khu dân cư an toàn PCCC theo phương châm 4 tại chỗ; tuyên truyền, vận động các hộ gia đình dỡ bỏ, mở cửa tạo lối thoát nạn thứ 2 tại các lồng sắt nhà tập thể cũ, ban công, lô gia, tầng tum hàn bịt kín bằng sắt của nhà ở riêng lẻ và tự trang bị dụng cụ, phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ…

Một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong thời gian tới là xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Thủ đô giỏi nghiệp vụ đồng thời giỏi về chuyên môn và kỹ năng xử lý công việc.

Những chiến công của lực lượng PCCC và cứu nạn cứu hộ Hà Nội trong thời gian qua:

Có thể kể đến vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại chung cư M3-M4 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa; chữa cháy vụ cháy cháy tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông; chữa cháy Công ty CP United Motor Việt Nam tại Sóc Sơn, Hà Nội; chữa cháy Chung cư Golden Weslake tại Thụy Khuê, Tây Hồ; chữa cháy xưởng gỗ Công ty TNHH Hoàng Phát tại Cụm Công nghiệp Bình Phú, Thạch Thất…

Bên cạnh đó, lực lượng PCCC còn cứu hộ hàng nghìn vụ tai nạn, sự cố xảy ra hàng ngày. Như vụ cứu cháu bé mắc kẹt trong khe tường giữa nhà số 43 và 45 ngõ 581 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm; giải cứu thành công 38 người cùng bị mắc kẹt trong 2 thang máy tại Công ty Cổ phần tập đoàn Hoàng Oanh xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh; giải cứu người tại vụ sập giàn giáo công trình đang xây dựng xảy ra ở số 170 đường Phạm Văn Đồng; giải cứu tài xế mắc kẹt trong ô tô do tai nạn giao thôn trên đường vành đai 3 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm.

H.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động