-->

Xu hướng tất yếu của kinh tế nông nghiệp thông minh, hiện đại

Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, việc đẩy mạnh chuyển đổi số cho nền nông nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết để giúp thực hiện mục tiêu xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, gắn liền với nông nghiệp sinh thái, nông dân thông minh.
Tập trung phục hồi kinh tế nông nghiệp, thực hiện mục tiêu kép Thúc đẩy nghiên cứu khoa học để phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân Thủ đô

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của xã hội

Trong những năm qua, thị trường kinh tế có nhiều thay đổi do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các mặt hàng tiêu dùng trong và ngoài nước đang chịu thua lỗ, cạn kiệt nguồn ngân sách hoặc dừng hoạt động vĩnh viễn, do gặp khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản.

Từ thực tế đó, nền kinh tế đang phải phụ thuộc rất lớn vào các sàn thương mại điện tử, hoặc qua nhiều kênh mạng xã hội để xử lý đầu ra cho sản phẩm. Nhờ vậy, chuyển đổi số trở thành một giải pháp hàng đầu để hỗ trợ nền kinh tế và là giải pháp tối ưu cho sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, giúp người nông dân và doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn.

Xu hướng tất yếu của kinh tế nông nghiệp thông minh, hiện đại
Chuyển đổi số trở thành một giải pháp tối ưu cho sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp hiện nay.

Để thúc đẩy quá trình số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành của Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, cải thiện phương thức hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp; Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương đã đề xuất các đề án xây dựng 4 mục tiêu cụ thể đến năm 2025. Bao gồm: xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, và một Bộ tiêu chí quốc gia về NTM thông minh giai đoạn 2026-2030; cùng các giải pháp như: Tập trung phát triển nền tảng cho chuyển đổi số; hoàn thiện chính sách và thể chế; phát triển hạ tầng số và dữ liệu số...

Hướng tới mục tiêu chuyển đổi số để sản xuất thông minh, thời gian qua nông sản Việt Nam có cơ hội được xuất hiện nhiều hơn trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế, đã đem lại nhiều kết quả đáng tự hào.

Năm 2021, nhờ chuyển đổi số, tỉnh Bắc Giang đã giải quyết vấn đề đầu ra cho hàng trăm ngàn tấn vải thiều, cam, bưởi, thịt gà,… được dễ dàng xuất nhập khẩu ngay cả khi đang là điểm nóng đại dịch của cả nước. Được biết, tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ đạt 215.852 tấn là con số cao nhất từ trước đến nay. Đặc biệt, hàng nghìn tấn vải được đưa tới tay khách hàng trong và ngoài nước qua hoạt động thương mại điện tử đạt trên 8.000 tấn. Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt 6.821 tỷ đồng.

Ngay từ đầu vụ vải, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá, giám sát tất cả các mã số vùng trồng hiện có; đề nghị cấp mã số vùng trồng mới và số hoá vùng trồng tập trung, mã số cơ sở đóng gói, cơ sở xông hơi khử trùng để chuẩn bị các điều kiện cho việc xuất khẩu vải thiều. Đến nay toàn tỉnh đã cấp 149 mã số vùng trồng vải thiều xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc; 30 mã số vùng trồng phục vụ thị trường Nhật Bản; 18 mã số vùng trồng phục vụ thị trường Mỹ, Úc với trên 17.000 ha.

Xu hướng tất yếu của kinh tế nông nghiệp thông minh, hiện đại
Nhờ tiếp cận sớm với chuyển đổi số trong nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang đã giải quyết vấn đề đầu ra cho hàng trăm ngàn tấn vải thiều.

Vừa qua, tỉnh Bắc Giang cũng tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều với quy mô quốc tế 30 điểm cầu. Trong đó có 22 điểm cầu trong nước; Trung Quốc 4 điểm cầu, Nhật Bản 2 điểm cầu; Singapore và Úc mỗi nước 1 điểm cầu.

Ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương nhấn mạnh, chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là một Đề án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trong suốt 10 năm qua. Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của xã hội. Chuyển đổi số sẽ làm thay đổi nhận thức của cán bộ, người dân; tạo sự đột phá, diện mạo mới nông thôn.

Trong bài viết có tiêu đề: “Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại” của Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Tiến chia sẻ, chuyển đổi số giúp nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, hiệu quả sản xuất cao hơn. Chuyển đổi số là giải pháp tích cực có thể khắc phục điểm yếu cố hữu là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, và hình thành chuỗi giá trị, liên kết sản xuất hiệu quả…

Cần số hóa nền nông nghiệp dồi dào

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của các hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp về cách thức tổ chức sản xuất, quản trị sản xuất, kinh doanh nông nghiệp dựa trên các công nghệ số, áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... làm giảm đáng kể chi phí sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh.

Ông Lương Quốc Đoàn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam: “Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ là một trọng những yếu tố then chốt giúp nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, hiệu quả sản xuất cao hơn. Từ thống kê cho thấy, đến tháng 11/2021 đã có hơn 2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh, thành được đào tạo kỹ năng số, gần 50.000 sản phẩm nông sản được đưa lên sàn thương mại điện tử và hàng nghìn giao dịch điện tử đã được thực hiện. Điều đó cho thấy hiệu quả bước đầu của công cuộc chuyển đổi số nông nghiệp. Chuyển đổi số là một tiến trình dài và để có được hiệu quả trên cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan, ban ngành ở Trung ương và địa phương”.

Thông tin từ Bộ NN&PTNT năm 2021, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển, sức sản xuất tăng mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho tiêu dùng trong nước và trở thành nước xuất khẩu nông sản đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới.

Mới đây, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ VI, hiện cả nước có 4,1 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp nhưng lại được chia nhỏ ra thành 7 triệu mảnh ruộng, trải dài trên 14 vĩ độ của 7 vùng sinh thái khác nhau.

Hàng năm, Việt Nam cũng xuất khẩu tới 42-43 tỷ USD các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tới trên 180 nước, vùng lãnh thổ; trong đó có 10 mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên như lúa gạo, tôm, cá tra, cao su, hồ tiêu, hạt điều, cà phê, sắn, đồ gỗ…

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng cho rằng những số liệu, dữ liệu khổng lồ này cần được "số hóa" hay chuyển đổi số từ các dữ liệu đơn lẻ, ghi chép, thống kê khác nhau thành một kho dữ liệu để phục vụ cho chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị của ngành nông nghiệp.

Xu hướng tất yếu của kinh tế nông nghiệp thông minh, hiện đại
Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo một khảo sát của Hiệp hội Croplife châu Á, khi hỏi 130 nông dân trồng lúa, cây ăn quả và rau của Việt Nam, có 42% trong số họ cho biết muốn áp dụng số hóa trong nông nghiệp. Khi so với 3 quốc gia ASEAN trong cùng khảo sát, Việt Nam là nước có tỷ lệ cao nhất. Có thể thấy rằng nông dân Việt Nam quan tâm đến số hóa nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trong khu vực.

Từ đó thấy được cơ hội của nông dân kết hợp sản xuất với các đối tác trong chuỗi sản xuất thực phẩm - nông nghiệp tiếp tục hợp tác để đẩy mạnh các hoạt động thử nghiệm ứng dụng công nghệ mới; triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn để nông dân hiểu và sử dụng các công nghệ đó một cách hiệu quả, an toàn và bền vững với mục tiêu đảm bảo cơ hội tiếp cận và tăng tỷ lệ ứng dụng công nghệ vào canh tác thực tiễn.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động