--> -->

Xét xử đại án BIDV: Ông Trần Bắc Hà chỉ đạo chi nhánh Hà Thành phải cho Công ty Trung Dũng vay tiền

Sáng 27/10, phiên xử sơ thẩm đại án BIDV tiếp tục với phần xét hỏi liên quan đến hành vi vi phạm trong việc cấp tín dụng cho Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và du lịch Trung Dũng (Công ty Trung Dũng) xảy ra tại BIDV chi nhánh Hà Thành.
Xét xử đại án BIDV: Các bị cáo khai đồng ý giải ngân vì sợ bị cách chức Xét xử đại án BIDV: Các dự án của Công ty Bình Hà đã tái khởi động và mang lại lợi nhuận

Phạm tội dưới sức ép của Trần Bắc Hà

Theo cáo trạng, mặc dù thẩm định, đánh giá tình hình tài chính của Công ty Trung Dũng gặp khó khăn, chỉ tiêu tài chính phản ánh khả năng thanh toán chưa đảm bảo, tỷ lệ tài sản đảm bảo chưa đáp ứng chính sách tín dụng của BIDV... nhưng tháng 8/2011, các bị cáo các bị cáo Ngô Duy Chính, Nguyễn Xuân Giáp vẫn thực hiện việc cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn 700 tỷ đồng cho doanh nghiệp.

Quá trình cho vay theo hạn mức, do áp lực từ sự chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà, các bị cáo trên đã quyết định giải ngân cho Công ty Trung Dũng vay 26 khoản còn dư nợ, trong đó có 20 khoản giải ngân không đáp ứng đúng tỷ lệ tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, các bị cáo đã không kiểm soát được tiền bán hàng của doanh nghiệp để thu nợ, không kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, dẫn đến còn dư nợ hơn 600 tỷ đồng không có khả năng thanh toán.

Xét xử đại án BIDV: Ông Trần Bắc Hà chỉ đạo chi nhánh Hà Thành phải cho Công ty Trung Dũng vay tiền
Bị cáo Đoàn Hồng Dũng. (Ảnh chụp màn hình)

Cùng với đó là tháng 11/2011, Công ty Trung Dũng gặp nhiều khó khăn về tài chính, dư nợ gần hết hạn mức được cấp, các chỉ tiêu tài chính càng ngày càng xấu nhưng các bị cáo vẫn đề xuất để BIDV phê duyệt phát hành L/C (chúng thư bảo lãnh) theo món cho Công ty Trung Dũng để nhập khẩu phôi thép, thép phế.

Sau khi phát hành L/C, các bị cáo tại BIDV chi nhánh Hà Thành không thực hiện đúng các điều kiện tín dụng được BIDV phê duyệt, giao cho Công ty Trung Dũng tự quản lý hàng hóa mà không kiểm tra, giám sát để doanh nghiệp tự ý bán toàn bộ lô phôi thép, thép phế là tài sản bảo đảm cho khoản phát hành L/C…, dẫn đến dư nợ hơn 260 tỷ đồng không có khả năng thanh toán. Hành vi của các bị cáo tại BIDV chi nhánh Hà Thành đã gây thiệt hại cho BIDV tổng số tiền hơn 860 tỷ đồng.

Tại tòa, bị cáo Ngô Duy Chính (cựu Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành) thừa nhận, năm 2011, khi được cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn 700 tỷ đồng, Công ty Trung Dũng có một số điều kiện chưa đủ, song việc quyết định là của Hội sở chính. Ngoài ra, Trung Dũng là khách hàng uy tín, được BIDV xếp hạng A, việc cấp hạn mức tín dụng năm 2011 là tái cấp, bị cáo chưa nhìn ra các rủi ro tiềm ẩn nên vẫn đề xuất tái cấp.

Đối với việc phát hành L/C cho Trung Dũng, bị cáo Chính khai ban đầu, khi doanh nghiệp đề nghị cấp L/C, bị cáo đã từ chối. Sau đó bị cáo báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Trần Bắc Hà thì ông Hà vẫn chỉ đạo cho mở L/C.

Ông Chính thừa nhận mình trách nhiệm liên đới trong vụ án nhưng việc bản thân có các hành vi sai phạm trên là do thực hiện theo sự chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà và tin tưởng vào cán bộ cấp dưới.

Cũng thừa nhận sai phạm của mình, bị cáo Nguyễn Xuân Giáp (cựu Phó Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành) cho biết, bản thân ông đã có những sai phạm trong quá trình đề xuất cho vay, thực hiện cho vay và quản lý sau vay, chịu trách nhiệm cá nhân đối với sai phạm tại BIDV chi nhánh Hà Thành liên quan đến các khoản vay của Công ty Trung Dũng.

Tuy nhiên, ông Giáp cho rằng bản thân ông chịu áp lực thực hiện theo sự chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà vì trước đó ông Hà đã buộc Giám đốc chi nhánh điều chuyển công tác của các Phó Giám đốc chi nhánh và giao cho bị cáo phụ trách quan hệ khách hàng thay cho một phó giám đốc khác do người này có ý kiến dừng giải ngân. Khi Công ty Trung Dũng đề nghị phát hành L/C, ông Trần Bắc Hà có bút phê chỉ đạo nên ông Giáp và cán bộ Phòng Quan hệ khách hàng phải thực hiện.

Còn đối với bị cáo Đoàn Hồng Dũng (cựu Giám đốc Công ty Trung Dũng), tai, phiên tòa, bị cáo này khai trong quá trình vay vốn của BIDV chi nhánh Hà Thành, công ty thanh toán tất cả các khoản vay trước năm 2011 cho chi nhánh Hà thành, còn sau năm 2011 thì chưa thanh toán hết.

Về các khoản vay của Công ty, bị cáo căn cứ báo cáo từng năm để đề nghị vay vốn ngân hàng. Với những khoản vay vốn được bị cáo sử dụng vào hoạt động của doanh nghiệp, bị cáo hoàn toàn không chiếm dụng. Bị cáo cũng cho biết thêm, sau khi vay vốn một thời gian, do gặp khó khăn chung của thị trường thép nên doanh nghiệp bị lỗ vốn, không đủ tiền thanh toán cho ngân hàng. Còn về mối quan hệ với ông Trần Bắc Hà, bị cáo cho rằng, bị cáo chỉ là doanh nghiệp, mọi hoạt động đều thông qua chi nhánh Hà Thành, doanh nghiệp của bị cáo vẫn “chưa đến lượt” để quan hệ với ông Hà.

Trước phần trả lời mập mờ, vòng vo của ông Dũng, Hội đồng xét xử cho rằng ông Dũng đang cố tình xem thường sự thông minh của Hội đồng xét xử vì trong tài liệu điều tra đã thể hiện rõ việc ông Trần Bắc Hà rất sâu sát với Công ty Trung Dũng, từng có công văn riêng chỉ đạo chi nhánh Hà Thành phải cho Công ty Trung Dũng vay tiền.

Dựng cháu họ lên làm Tổng Giám đốc

Cũng trong sáng ngày thứ hai xét xử vụ án, Hội đồng xét xử đã tập trung làm rõ hành vi của các bị cáo trong các sai phạm xảy ra tại Công ty Bình Hà.

Trả lời Hội đồng xét xử Trần Anh Quang (cựu Tổng Giám đốc Công ty Bình Hà, cháu họ ông Trần Bắc Hà) trình bày, bản thân là lái xe cho Trần Duy Tùng (con trai ông Hà). Nhiệm vụ của bị cáo này là theo dõi, giám sát việc bán bò nhưng bị cáo không có chuyên môn.

Xét xử đại án BIDV: Ông Trần Bắc Hà chỉ đạo chi nhánh Hà Thành phải cho Công ty Trung Dũng vay tiền
Bị cáo Trần Anh Quang. (Ảnh chụp màn hình)

Theo bị cáo Quang, khi thành lập Công ty Bình Hà, bị cáo không biết mình là cổ đông, sau đó đến tháng 8/2016, Trần Duy Tùng có nhờ bị cáo đứng pháp nhân Tổng Giám đốc Công ty Bình Hà thì bị cáo mới biết.

Đến lượt mình, bị cáo Đinh Văn Dũng (cựu Tổng Giám đốc Công ty Bình Hà) khẳng định không chỉ đạo việc thu tiền bán bò. Theo lời khai của bị cáo Dũng, tháng 10/2016, Trần Duy Tùng thống nhất với Hội đồng quản trị thông qua số phiếu của 2 cổ đông góp vốn cho Tùng (là Trần Anh Quang và Thái Thành Vinh) đã bãi miễn chức danh Tổng Giám đốc của Dũng và đưa Trần Anh Quang lên thay.

Do Trần Anh Quang không quyết toán được một số công việc với các Nhà thầu mà trước đây Dũng đã ký kết nên Tùng đã bổ nhiệm lại chức danh Tổng Giám đốc của Dũng để hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán với các nhà thầu. Việc Dũng làm Tổng Giám đốc chỉ là trên danh nghĩa, còn Tùng trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty Bình Hà.

Với hành vi chiếm đoạt tiền bán bò, cơ quan công tố cho rằng theo quy định, tiền bán bò thu về từ các công ty môi giới và các lò mổ phải chuyển về tài khoản của Công ty Bình Hà tại BIDV chi nhánh Hà Tĩnh, để ngân hàng kiểm soát và đối trừ công nợ.

Do không có tiền góp vốn, theo chỉ đạo của con trai Trần Bắc Hà, Dũng và các bị cáo khác đã chiếm đoạt tiền bán bò để góp vốn cá nhân, chứng minh vốn đối ứng với BIDV, để ngân hàng tiếp tục giải ngân vốn vay và sử dụng vào mục đích cá nhân khác. Tổng số tiền các bị cáo chiếm đoạt của BIDV là hơn 149 tỉ đồng.

Sau khi phạm tội, Trần Duy Tùng và Thái Thành Vinh đã bỏ trốn nên Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế; đồng thời ra Quyết định tách vụ án hình sự và Quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với Trần Duy Tùng và Thái Thành Vinh, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

"Cà phê Công đoàn": Điểm hẹn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của cán bộ công đoàn

"Cà phê Công đoàn": Điểm hẹn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của cán bộ công đoàn

Trong một không gian nhẹ nhàng, khoáng đạt, gần gũi và thân tình, không có văn bản, giấy tờ hay báo cáo, tham luận, chỉ có những câu chuyện từ thực tiễn, các cán bộ Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp huyện Gia Lâm đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp, bài học quý báu về hoạt động công đoàn.
Chuyện những người chở nghĩa tình nơi phố thị

Chuyện những người chở nghĩa tình nơi phố thị

Giữa nhịp sống hối hả của Thủ đô, vẫn có những điều bình dị mà tử tế lặng lẽ diễn ra mỗi ngày. Đó là những nhân viên phục vụ, lái xe buýt âm thầm gieo những mầm thiện lành giữa dòng xe xuôi ngược, góp phần tô điểm cho bức tranh đẹp đẽ của Hà Nội mỗi ngày.
Hà Nội ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện

Hà Nội ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I phối hợp với các tổ chức dịch vụ thu tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân năm 2025 với chủ đề: “Tuyên truyền, vận động, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Nhận định chung kết Roma Masters 2025: Alcaraz và Sinner cùng viết nên sử thi trên đấu trường La Mã

Nhận định chung kết Roma Masters 2025: Alcaraz và Sinner cùng viết nên sử thi trên đấu trường La Mã

Alcaraz và Sinner - không còn là một trận đấu, mà là một biểu tượng. Một cuộc chiến giữa hai sắc thái đối lập nhất của thế hệ Gen Z quần vợt đương đại: một bên là Carlos Alcaraz, chàng trai Tây Ban Nha thi đấu bằng bản năng, tốc độ và cảm xúc bùng nổ; bên kia là Jannik Sinner, niềm kiêu hãnh lạnh lùng của nước Ý, người điều khiển trận đấu bằng sự chính xác, kỷ luật và cỗ máy thể lực vô song.
Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Luật trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách và đã xác định 7 Luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?

Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động, mở ra cơ hội an sinh xã hội

Cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động, mở ra cơ hội an sinh xã hội

Ngày 17/5, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ba Vì chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và Phòng Nội vụ huyện Ba Vì tổ chức “Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2025”.

Tin khác

Cặp vợ chồng dược sĩ cầm đầu đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Cặp vợ chồng dược sĩ cầm đầu đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả đã được tuồn ra thị trường từ một “nhà máy ma” nằm sâu trong khu dân cư ở Hưng Yên. Đứng sau đường dây tinh vi này là một cặp vợ chồng dược sĩ, cùng 17 công ty “vỏ bọc” được lập ra để che mắt cơ quan chức năng. Những kẻ lừa đảo này đã vận hành cả một “đế chế hàng giả” quy mô lớn như thế nào?
Cienco4 làm giả tài liệu trong đấu thầu: Xử phạt hành chính hay xử lý hình sự?

Cienco4 làm giả tài liệu trong đấu thầu: Xử phạt hành chính hay xử lý hình sự?

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hà Nam chính thức “cấm cửa” Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4 (Cienco4) thời gian 4 năm liền không được tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh Hà Nam và các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Nam quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Công an Hà Nội phá chuyên án, thu giữ trên 100 tấn tân dược và thực phẩm chức năng giả

Công an Hà Nội phá chuyên án, thu giữ trên 100 tấn tân dược và thực phẩm chức năng giả

Sau khoảng 1 năm theo dõi, thu thập chứng cứ, Công an Hà Nội triệt phá ổ nhóm sản xuất thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả, thu giữ hơn 100 tấn hàng hóa giả.
Khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" tại Công ty Hoàng Long

Khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" tại Công ty Hoàng Long

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Hoàng Long cùng một số đơn vị liên quan.
Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm từ cơ sở

Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm từ cơ sở

Nhằm đảm bảo thi hành thống nhất, hiệu quả Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND. Trọng tâm là tăng cường nhận thức và trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức và người dân.
Phát hiện 800kg trứng gà non, tràng gà đông lạnh không rõ xuất xứ tại Hoàng Mai, Hà Nội

Phát hiện 800kg trứng gà non, tràng gà đông lạnh không rõ xuất xứ tại Hoàng Mai, Hà Nội

Kiểm tra đột xuất một địa điểm tập kết hàng hóa tại phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai; lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã phát hiện 20 thùng xốp dán kín băng dính, bên trong chứa 800kg thực phẩm đông lạnh gồm trứng gà non và tràng gà, tất cả đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Công an Hà Nội liên tiếp đình chỉ 2 cán bộ có dấu hiệu sai phạm

Công an Hà Nội liên tiếp đình chỉ 2 cán bộ có dấu hiệu sai phạm

Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã ký Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 cán bộ: Nguyễn Bình An - Công an xã Tam Hiệp, Thanh Trì và Nguyễn Đức Tâm - Công an phường Dương Nội, Hà Đông để xác minh, xử lý theo quy định.
Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Tối 13/5, Công an thành phố Hà Nội cho biết, đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ Nguyễn Đức Tâm - Công an phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), bị tố cáo hành hung một cô gái để điều tra, xác minh. Nếu có vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn đông lạnh không rõ xuất xứ

Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn đông lạnh không rõ xuất xứ

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 - Chi cục QLTT tỉnh Nghệ An vừa phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện, xử lý gần 500kg chân gà, đuôi lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Học chiêu lừa đảo ở Campuchia, nhóm đối tượng bị bắt khi thực hành tại Việt Nam

Học chiêu lừa đảo ở Campuchia, nhóm đối tượng bị bắt khi thực hành tại Việt Nam

Công an tỉnh Lạng Sơn vừa triệt phá một nhóm đối tượng người Việt sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo. Trước đó, các đối tượng từng tham gia vào những đường dây lừa đảo tại Campuchia, sau đó trở về nước và tiếp tục phạm tội với thủ đoạn ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp. Điều đáng nói là khi bị bắt, các đối tượng đều dương tính với ma túy.
Xem thêm
Phiên bản di động