Xét xử đại án BIDV: Các bị cáo khai đồng ý giải ngân vì sợ bị cách chức
Cuối buổi chiều ngày 26/10, sau khi đại diện Viện kiểm sát nhân dân công bố 102 trang cáo trạng, phiên tòa xét xử vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà (Công ty Bình Hà) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và du lịch Trung Dũng (Công ty Trung Dũng) tiếp tục với phần thẩm vấn.
![]() |
Các bị cáo tại phiên tòa. |
Tại phiên toà, bị cáo Trần Lục Lang, nguyên Phó Tổng giám đốc BIDV (người bị cáo buộc đã có hành vi ký phê duyệt các báo cáo đề xuất cấp tín dụng và thay đổi điều kiện cấp tín dụng gây thiệt hại cho BIDV gần 800 tỷ đồng) khai, bị cáo giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc BIDV từ 6/2011, đến năm 2013 bị cáo được giao phụ trách mảng quản lý rủi ro.
Đối với khoản vay của Công ty Bình Hà, bị cáo thừa nhận có một phần trách nhiệm. Theo bị cáo, việc cho vay có nhiều bước, nhiều thành phần tham gia. Bị cáo chỉ tham gia một công đoạn trong đó nhưng vai trò mờ nhạt.
Bị cáo khai, BIDV có rất nhiều quy định cho vay. Theo quy định 138, đối với khách hàng đặc biệt lớn như dự án của Công ty Bình Hà triển khai, chi nhánh sẽ tiếp cận khách hàng và đề xuất lên Hội đồng quản trị. Sau đó, Ngân hàng sẽ thành lập Tổ thẩm định đánh giá phân tích rủi ro của dự án. Theo đó, chi nhánh đề xuất hạn mức của dự án, điều kiện cho vay để giải trình trước Hội đồng quản trị. Tổ thẩm định chung tiến hành thẩm định và đưa ra báo cáo. Từ báo cáo thẩm định, bộ phận quản lý rủi ro tiến hành phân tích rủi ro của dự án. Về phần bị cáo, bị cáo chỉ tham gia sau khi có báo cáo quản lý rủi ro.
Cụ thể, khi nhận được hồ sơ, báo cáo, bị cáo nhận thấy dự án có rủi ro, tài sản bảo đảm thiếu, vốn tự có chưa đủ nên đã yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm, kiểm soát vốn tự có, tránh rủi ro nhưng ông Trần Bắc Hà không đồng ý và còn dọa sẽ cách chức bị cáo. Do đó, bị cáo chỉ trình báo cáo lên Hội đồng quản trị mà không có đề xuất gì. Việc quyết định là của Hội đồng quản trị, bị cáo chỉ có trách nhiệm trình.
Công ty Bình Hà có 8 lần sửa điều kiện cho vay, bị cáo chỉ thông báo lại cho Hội đồng quản trị. Bị cáo không đề xuất sửa đổi mà từ chi nhánh đề xuất, Ban quản lý rủi ro cho ý kiến. Bị cáo có ý kiến đồng ý 1 lần.
Giống như Trần Lục Lang, bị cáo Kiều Đình Hòa (Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Tĩnh) cũng thừa nhận sai phạm như cáo trạng truy tố. Ngoài ra ông này còn khai thêm, Trần Bắc Hà đã dọa cách chức bị cáo và yêu cầu chi nhánh phải thực hiện.
Theo lời khai của ông Hòa, trong quá trình thực hiện giải ngân, chi nhánh phát hiện một số vướng mắc của khách hàng như không đáp ứng các điều kiện theo ủy nhiệm chi nên đã ngừng giải ngân. Tuy nhiên, sau đó khách hàng phản ứng, làm đơn gửi ông Trần Bắc Hà, ông Hà đã yêu cầu phải hỗ trợ khác hàng nếu không sẽ cách chức Giám đốc chi nhánh.
Là một trong 3 người được gọi xét hỏi trong chiều 26/10, ông Đoàn Ánh Sáng (Phó Tổng Giám đốc BIDV) không phản bác cáo trạng. Tuy nhiên, ông Sáng cho rằng bản thân bị cấp trên ép buộc trong việc đồng ý với đề xuất cấp tín dụng cho Công ty Bình Hà. Theo lời khai, ông Trần Bắc Hà đã chỉ đạo việc thẩm định phê duyệt cho vay. Còn quyền quyết định thuộc về Hội đồng quản trị.
Ngày mai (27/10), Hội đồng xét xử tiếp tục phần xét hỏi liên quan việc BIDV cấp tín dụng cho Công ty Bình Hà vay vốn.
Theo cáo buộc, bị cáo Trần Lục Lang thuộc bộ phận tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị về việc đánh giá rủi ro, cấp tín dụng. Dù phía nhà băng đã chỉ ra 8 rủi ro trong việc cho Công ty Bình Hà vay vốn nhưng ông Lang vẫn đề xuất Hội đồng quản trị sửa điều kiện, cấp tín dụng cho Công ty Bình Hà. Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, BIDV chi nhánh Hà Tĩnh đề xuất nhưng bị cáo không tham mưu cho Hội đồng quản trị dừng giải ngân, tiếp tục đề xuất gia hạn thời hạn cấp tín dụng. Ông Lang nhận thức việc cấp tín dụng là sai, nhưng không dám làm trái chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà. Bị cáo Đoàn Ánh Sáng là Phó tổng giám đốc phụ trách Khách hàng doanh nghiệp. Ông biết tổ thẩm định đánh giá doanh nghiệp, chủ đầu tư không đủ năng lực góp vốn và phương án trả nợ đều không khả thi. Tuy nhiên, ông Sáng vẫn ký đề xuất cho Công ty Bình Hà vay và thay đổi điều kiện cấp tín dụng lần thứ nhất cho doanh nghiệp này. Hành vi của ông Sáng khiến BIDV mất vốn. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Trận đấu Liverpool vs AC Milan: Sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới

Nhận định Arsenal vs Newcastle: Cuộc đối đầu đầy “duyên nợ”

Manchester United vs West Ham: Màn khởi động đầu mùa giải mới của Quỷ Đỏ

Nhận định Luton vs Tottenham: Đẳng cấp chênh lệch, kịch bản khó khăn

Cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng

Tỷ giá USD hôm nay (26/7): Giá USD “chợ đen” giảm mạnh chiều bán

Giá xăng dầu hôm nay (26/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Tin khác

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng
Tin nóng 23/07/2025 22:29

TP.HCM: Bắt nhà thiết kế Nguyễn Công Trí liên quan đến đường dây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy
Tin nóng 23/07/2025 15:49

Hà Nội: Phát hiện và tạm giữ lượng lớn đồ gia dụng không rõ nguồn gốc
Tin nóng 22/07/2025 20:20

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi
Tin nóng 21/07/2025 22:34

Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm
Tin nóng 18/07/2025 20:23

Hưng Yên: Xử phạt 180 triệu đồng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tẩy rửa giả nhãn hiệu D-nee, Tauau
Tin nóng 17/07/2025 16:25

Khởi tố, tạm giam 4 tháng tài xế Lê Minh Giáp gây tai nạn nghiêm trọng ở Dương Nội
Tin nóng 17/07/2025 12:44

Tạm giữ tài xế Lê Minh Giáp để điều tra vụ tai nạn ở Dương Nội
Tin nóng 17/07/2025 08:50

Khởi tố 6 đối tượng nâng điểm bài thi lớp 10 tại Thanh Hoá
Tin nóng 16/07/2025 07:39

Xử phạt tài xế xe khách vừa lái xe vừa "lướt điện thoại" trên cao tốc
Tin nóng 15/07/2025 22:31