Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Xây trường mầm non cho con CNLĐ khu công nghiệp: Việc làm cấp bách Xây hơn 880 trường mầm non cho các huyện nghèo |
Mức hỗ trợ chưa đồng đều
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến hết năm học 2023 - 2024, cả nước hiện có 15.256 trường mầm non, trong đó có 12.072 trường công lập và 3.184 trường ngoài công lập (chiếm tỷ lệ 21%), và 17.444 cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) độc lập ngoài công lập. Cả nước hiện có 221 đơn vị cấp huyện có KCN với 13.137 cơ sở GDMN (trong đó 3.612 trường công lập, 1.770 trường ngoài công lập và 7.755 cơ sở GDMN độc lập tư thục). Các cơ sở này huy động được hơn 1,8 triệu trẻ em, trong đó tỷ lệ trẻ em là con công nhân làm việc tại các KCN chiếm khoảng 21,5%. Với đặc điểm tổ chức hoạt động linh hoạt về thời gian nhận, trả trẻ, học phí phù hợp với nhu cầu của người lao động thu nhập thấp, địa điểm gần nơi ở trọ của công nhân, các cơ sở GDMN độc lập tư thục là lựa chọn của đa số công nhân nhập cư làm việc tại KCN.
Giáo dục mầm non tại nơi đông CNLĐ cần thêm chính sách hỗ trợ để CNLĐ yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. (Ảnh minh họa) |
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho thấy, thời gian qua, triển khai chính sách đặc thù đối với GDMN ở địa bàn có KCN, khu chế xuất, nơi tập trung nhiều lao động quy định tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ, đến hết tháng 6/2024, đã có 53 tỉnh/thành phố ban hành Nghị quyết Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định số 105: Mức hỗ trợ cụ thể đối với trẻ em và GVMN theo quy định tại Điều 8 và Điều 10; 31 tỉnh/thành phố có văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách đối với cơ sở GDMN độc lập dân lập, tư thục ở địa bàn có KCN, nơi có nhiều lao động theo quy định tại Điều 5 Nghị định. Đặc biệt, có 7 tỉnh /thành phố quy định mức hỗ trợ cao hơn so với quy định tối thiểu (Bình Định, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng), 4 tỉnh mở rộng đối tượng áp dụng tới cụm công nghiệp (Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Nam, Bình Dương).
Về chính sách đối với trẻ em là con công nhân, theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam: Thực hiện quy định tại Điều 8 Nghị định số 105, trẻ em là con công nhân học tại cơ sở GDMN dân lập, tư thục được trợ cấp kinh phí tối thiểu là 160.000 đồng/trẻ/tháng; hiện có 53 tỉnh, thành phố đã ban hành Nghị quyết Hội đồng nhân dân quy định chi tiết mức trợ cấp đối với trẻ em là con công nhân. Đa số các tỉnh thực hiện theo mức tối thiểu quy định tại Nghị định; trong đó một số tỉnh có mức hỗ trợ cao hơn là: Bình Định (300.000 đồng/trẻ/tháng); Hà Nội, Quảng Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu (240.000 đồng/trẻ/tháng) Vĩnh Phúc (220.000 đồng/trẻ/tháng); Hải Phòng, Đà Nẵng (200.000 đồng/trẻ/tháng)…
Tại Điều 82 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động về chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động. Tuy nhiên, thống kê của Tổng LĐLĐ Việt Nam từ báo cáo tại các địa phương cho thấy: Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đã thực hiện hỗ trợ, tuy nhiên mức hỗ trợ chưa đồng đều: Có doanh nghiệp hỗ trợ lên tới 1.000.000 đồng/cháu/tháng; trong khi có doanh nghiệp chỉ hỗ trợ mức 20.000 đồng/cháu/tháng; mức trung bình các doanh nghiệp hỗ trợ là từ 50.000 - 100.000 đồng/cháu/tháng) - mức hỗ trợ này quá thấp so với mức chi dùng chăm lo cho giáo dục nói riêng và đời sống hiện nay nói riêng.
Còn “bỏ sót” đối tượng thụ hưởng
Tại Hội thảo do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức mới đây, đánh giá về việc thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP và Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cán bộ Công đoàn, cán bộ Nữ công Công đoàn đến từ các tỉnh, thành phố, ngành nêu thực tế: Hầu hết các địa phương tuân thủ triển khai thực hiện theo đúng quy định tại Điều 8, Nghị định 105/2020/NĐ-CP là hỗ trợ cho con CNLĐ làm việc trong các KCN, nhưng chưa áp dụng chính sách hỗ trợ cho con CNLĐ làm việc tại nơi có nhiều lao động (các cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao…) dẫn đến không công bằng cho các đối tượng có cùng điều kiện.
Qua triển khai chính sách tại địa phương, bà Lê Thị Đường - Trưởng Ban Tuyên giáo Nữ công LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Chính phủ và các bộ, ngành cần nghiên cứu, xem xét mở rộng đối tượng được thụ hưởng của Nghị định 105/2020/NĐ-CP bao gồm con công nhân tại cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, chứ không chỉ riêng con CNLĐ làm việc tại các KCN. Về thời gian hưởng chính sách, bà Đường cũng kiến nghị tăng thời gian hỗ trợ từ 9 tháng lên 12 tháng để phù hợp với thời gian gửi trẻ khi CNLĐ làm việc đủ 12 tháng.
Đồng thuận với quan điểm này, bà Lư Thị Kim Thùy - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang đề xuất Tổng LĐLĐ Việt Nam xem xét, rà soát, kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu Chính phủ mở rộng đối tượng được hưởng chính sách theo Điều 5, Điều 8, Điều 10 của Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ đến các cơ sở giáo dục mầm non độc lập, trẻ em và giáo viên ở địa bàn có cụm công nghiệp, địa bàn tập trung nhiều CNLĐ. Bà Thùy dẫn chứng: Tại Cụm Công nghiệp Mỹ Quý (thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang): Trường Mẫu giáo Hoa Cúc, phường Mỹ Quý với quy mô 12 phòng học, có bếp ăn, phòng chức năng và được trang bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đảm bảo quy mô nuôi dạy hơn 300 trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. Hiện nay trường tổ chức được 6 lớp mẫu giáo từ 3-5 tuổi, với 200 trẻ (trong đó con CNLĐ là 120 trẻ, chiếm hơn 60%). Tuy nhiên, vẫn không thuộc đối tượng được hưởng chế độ chính sách theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP.
Bàn về nội dung này, bà Trần Thị Hồng Thảo - Chủ tịch LĐLĐ huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) cũng đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị với Chính phủ xem xét điều chỉnh đối tượng được thụ hưởng chính sách theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP là CNLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp nói chung, bao gồm cả trong KCN và ngoài KCN (thay vì chỉ áp dụng đối với công nhân, người lao động làm việc tại KCN) nhằm động viên người lao động phấn khởi, yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, ổn định cuộc sống.
Bảo Duy
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025
Chính sách 21/01/2025 06:05
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu
Chính sách 14/01/2025 22:00
Bảng lương của giáo viên năm 2025
Chính sách 11/01/2025 19:01
Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025
Chính sách 10/01/2025 06:10
Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động
Chính sách 05/01/2025 10:49
Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025
Chính sách 01/01/2025 17:31
Chính sách mới về thu hút nhân tài: Sinh viên xuất sắc được hưởng lương khởi điểm gần 14 triệu đồng/tháng
Chính sách 01/01/2025 10:00
Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người thụ hưởng chính sách
Chính sách 26/12/2024 08:47
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Chính sách 24/12/2024 17:36
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Chính sách 24/12/2024 08:49