--> -->

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…; ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).
GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao Kéo dài tuyến metro số 1 đến Đồng Nai và Bình Dương Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

Đây là mục tiêu của Đề án “Xây dựng TTTC quốc tế Việt Nam tại TP.HCM” vừa được Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Theo đề án, định hướng phát triển TTTC quốc tế TP.HCM là phát triển mạnh hệ thống ngân hàng số và thị trường chứng khoán số, hội nhập vào các mạng lưới ngân hàng và thị trường chứng khoán toàn cầu; từng bước áp dụng các chính sách gỡ bỏ kiểm soát ngoại tệ đã xây dựng ở giai đoạn 2 (nếu có) và cho phép sử dụng một đồng ngoại tệ chuyển đổi (như USD Mỹ) cho các giao dịch phát sinh trong phạm vi TTTC; thành lập tòa án tài chính chuyên trách độc lập với chuyên môn đầy đủ.

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế
TP.HCM đang đặt ra mục tiêu sẽ trở thành trung tâm tài chính cả nước và khu vực.

Việc xây dựng TTTC quốc tế tại TP.HCM sẽ tạo ra các nhân tố thu hút các định chế tài chính nước ngoài, đón đầu cơ hội dịch chuyển của các dòng vốn đầu tư quốc tế khi đến Việt Nam. Tác động tích cực đối với nguồn cung vốn - huyết mạch của nền kinh tế và sự dịch chuyển của dòng vốn sẽ tiếp tục thu hút thêm các nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức...

Từ đó, kéo theo sự phát triển của hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, tài chính phụ trợ (bảo hiểm, quản lý rủi ro, quản lý tài sản...) không chỉ trên địa bàn TP.HCM mà lan tỏa tới các bên có giao dịch liên quan, cùng với sự phát triển của nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, công nghệ và tiện ích về giáo dục, y tế và môi trường sống chất lượng cao.

Cùng với đó, việc xây dựng TTTC Việt Nam tại TP.HCM sẽ đóng góp trực tiếp vào việc tăng GRDP của Thành phố nói riêng, cả nước nói chung; tác động đối với đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất nền kinh tế Việt Nam; tạo ra nhiều việc làm mới, việc làm năng suất (thu nhập cao) cho người dân địa phương và khu vực lân cận.

Để trở thành TTTC, TP.HCM xác định sẽ cần và xây dựng chính sách thu hút nhà đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược; chính sách về giải quyết tranh chấp; chính sách về phát triển thị trường vốn; xuất nhập cảnh; ngoại hối; ưu đãi thuế và phân bổ nguồn thu; tiền tệ và ngân hàng; phát triển ngân hàng số và phát triển cơ chế thử nghiệm Fintech (công nghệ tài chính)…

Phạm vi, mô hình không gian phát triển, mô hình quản lý TTTC TP.HCM sẽ được phát triển dựa trên khu phố tài chính ở trung tâm hiện hữu thuộc quận 1 và hình thành khu phố tài chính ở Thủ Thiêm. Hai khu phố này sẽ bổ sung cho nhau với các dịch vụ tài chính truyền thống vẫn sẽ tập trung ở khu phố tài chính hiện tại; các dịch vụ tài chính có tính sáng tạo sẽ tập trung ở khu phố mới (thành phố Thủ Đức).

Về lộ trình thực hiện, giai đoạn 1 (2025 - 2028) sẽ xây dựng khung pháp lý cơ bản của TTTC; rà soát các quy định rộng hơn trong lĩnh vực tài chính, thực hiện các cải cách hành chính cơ bản trong ngành tài chính; thành lập các thể chế quản trị chủ chốt. Giai đoạn 2 (2029 - 2035) sẽ là quá trình thiết lập TTTC kế thừa thành tựu trong giai đoạn đầu và cải thiện thứ hạng của TTTC TP.HCM so với các TTTC ở khu vực Châu Á. Giai đoạn 3 (từ năm 2035 trở đi) là quá trình phát củng cố vị thế là một TTTC nổi bật trong khu vực và không chỉ dừng ở việc thiết lập nền tảng hay thu hút các nhà đầu tư.

Danh mục lĩnh vực ngành nghề tham gia vào TTTC TP.HCM gồm: Các dịch vụ và hoạt động tài chính, ngân hàng; quản lý tài sản; các hoạt động giao dịch; lưu trữ, xử lý và phân phối tất cả các loại hàng hóa và kim loại đơn thuần; công nghệ tài chính và dịch vụ thanh toán; các hoạt động và dịch vụ ký quỹ, thanh toán, thanh toán bù trừ và lưu ký; môi giới tài chính và tiền tệ; mua, bán và phát hành cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ tài chính khác; dịch vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm; khu vui chơi giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng, khách sạn; kinh doanh bất động sản, cao ốc văn phòng, căn hộ cho thuê…
Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Chiến thắng 3-0 trước U23 Lào trong trận mở màn giải U23 Đông Nam Á 2025 là một kết quả tích cực, đúng như kỳ vọng của người hâm mộ và ban huấn luyện đội tuyển U23 Việt Nam. Ba điểm trọn vẹn cùng việc giữ sạch lưới là một khởi đầu thuận lợi cho hành trình bảo vệ ngôi vương. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn vào cách vận hành chiến thuật và sự thể hiện của các tuyến trên sân, có thể thấy đoàn quân của HLV Kim Sang Sik vẫn còn nhiều điểm cần điều chỉnh và hoàn thiện nếu muốn tiến xa ở giải đấu lần này, đặc biệt khi đối thủ sắp tới có thể là U23 Campuchia, đội bóng không quá mạnh nhưng tiềm ẩn khả năng gây khó dễ.
Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ đắm tàu du lịch mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long do giông lốc bất ngờ chiều 19/7, tối cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp có mặt chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các du khách và thuyền viên gặp nạn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa có Công điện số 3550/CĐ-BVHTTDL ngày 19/7/2025 về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi tăng cường kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền, kể cả tàu du lịch, tránh xa vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú ẩn an toàn.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Chiều 19/7, một trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống Hà Nội, kèm theo gió giật mạnh khiến nhiều tuyến phố ngập sâu, cây xanh gãy đổ, giao thông ùn tắc cục bộ. Trước tình huống thời tiết cực đoan diễn biến nhanh và phức tạp, các lực lượng chức năng của Thành phố - từ Công an cơ sở, Cảnh sát giao thông, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cùng chính quyền các xã, phường... đã lập tức có mặt tại hiện trường, kịp thời hỗ trợ người dân, điều tiết giao thông, khắc phục sự cố.

Tin khác

GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng

GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đang ghi nhận đà phục hồi ấn tượng, với mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 đạt 7,52% - cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2025. Trong bức tranh tươi sáng đó, sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ được xem là những “mũi nhọn” góp phần quan trọng, đồng thời phản ánh nỗ lực mạnh mẽ của toàn nền kinh tế trong bối cảnh còn nhiều thách thức từ thị trường quốc tế.
Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế

Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế

Nhằm hỗ trợ cơ sở kinh doanh trong quá trình kê khai thông tin địa chỉ khi sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, cơ quan thuế đã tích cực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, tuyên truyền sâu rộng, hướng dẫn chi tiết, đồng thời kịp thời cảnh báo nguy cơ giả mạo.
Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Trước những thay đổi về địa giới hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử thuận lợi, không gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời cảnh báo các hành vi giả mạo nhằm bảo vệ người nộp thuế.
Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin

Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin

Cục Thuế cho biết, hiện nay có hiện tượng một số đối tượng giả danh cơ quan thuế yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, để tránh tình trạng trên, Cục Thuế thông báo cho người nộp thuế một số lưu ý.
FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế

FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt trên 21,5 tỷ USD, tăng mạnh 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Shinhan Bank Việt Nam bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ ra nhiều tồn tại trong quản trị, tín dụng, ngoại hối và bị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục toàn hệ thống.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như hiện hành là 2.000 đồng/lít đến hết năm 2026.
Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Chiếc Boeing B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines “bỏ quên” ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được 18 năm và cơ quan quản lý Nhà nước đang đưa ra các giải pháp xử lý.
Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa tổ chức thành công Techcombank Investment Summit 2025 với chủ đề “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”.
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết luận thanh tra tại Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank), chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác quản trị, cấp tín dụng, xử lý nợ xấu và tuân thủ pháp luật.
Xem thêm
Phiên bản di động