Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa - làng nghề: Tiềm năng còn rất lớn Đền Hai Bà Trưng: Một điểm hẹn du lịch văn hóa tâm linh giá trị |
Văn hóa là một sản phẩm do con người tạo nên, tương ứng với mỗi thời kỳ phát triển của loài người là một nền văn hóa tập trung riêng. Đồng thời, văn hóa tự đánh giá phần nào sự phát triển văn minh nhân loại và ngày nay văn hóa còn là một yếu tố cấu thành thúc đẩy động cơ đi du lịch.
Du lịch văn hóa là thế mạnh của du lịch Việt Nam (ảnh: Bảo Thoa) |
Để phát triển du lịch, không một quốc gia nào trên thế giới lại không coi trọng sự phát triển của du lịch văn hóa bởi đây là một loại hình du lịch có nhiều ưu điểm, không phụ thuộc vào thời tiết, có thể phát triển quanh năm. Nguồn thu từ du lịch văn hóa là nguồn thu ổn định với mức tăng trưởng ngày càng lớn.
Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo.
Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc.
Ở Việt Nam, văn hóa du lịch là những cảnh quan thiên nhiên ấp ủ một truyền thuyết, một câu chuyện kể, một bản lĩnh, tư duy; là những di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề truyền thống, trò vui dân gian, phong tục tập quán… và tất cả những gì tạo nên bản sắc văn hóa riêng của một khu vực, địa phương. Thông qua những giá trị vật thể, phi vật thể của văn hóa đã tạo nên một sức hút đối với du lịch, để kích thích sự tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm. Qua đó có thể khẳng định rằng, du lịch không thể tự mình phát triển được nếu không dựa trên nền tảng của văn hóa
Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 3767/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa. Đề án nhằm phát triển thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa, cụ thể hóa Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thông qua phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam.
Mục tiêu của Đề án là định vị thương hiệu du lịch văn hóa Việt Nam dựa trên giá trị văn hóa đặc sắc Việt Nam, tập trung vào giá trị di sản và giá trị văn hóa ẩm thực, qua đó hình thành hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, giá trị cao và được thị trường đón nhận tích cực.
Việc xây dựng thương hiệu du lịch văn hóa mà Đề án đưa ra sẽ được tập trung vào một số nhiệm vụ chính: Quảng bá thương hiệu du lịch văn hóa; Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch di sản, du lịch ẩm thực; Chính sách khuyến khích du lịch di sản, du lịch ẩm thực. Trong đó, nhiệm vụ quảng bá thương hiệu du lịch văn hóa gồm việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch văn hóa Việt Nam về di sản và ẩm thực; biên tập, xây dựng các nội dung ấn phẩm, vật phẩm và các công cụ marketing nhận diện thương hiệu du lịch văn hóa Việt Nam về di sản và ẩm thực; tổ chức triển khai các chương trình, hoạt động truyền thông thương hiệu du lịch văn hóa. Cụ thể là việc phổ biến nâng cao nhận diện thương hiệu du lịch văn hóa cho các địa phương, doanh nghiệp và đối tác; quảng bá thương hiệu du lịch văn hóa trên kênh truyền hình trong nước và quốc tế, các báo, tạp chí liên quan; các kênh truyền thông điện tử. Đồng thời tăng cường quảng bá du lịch di sản và du lịch ẩm thực tại các hội chợ du lịch; Tuần văn hóa Việt Nam; Năm du lịch quốc gia; chương trình giới thiệu điểm đến du lịch; chương trình khảo sát phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực, di sản; chương trình gặp gỡ doanh nghiệp; các sự kiện về ẩm thực và di sản. Tổ chức đánh giá, công nhận và vinh danh các danh hiệu: Điểm đến di sản; chương trình du lịch di sản, nhà hàng, món ăn, chương trình du lịch ẩm thực, điểm đến ẩm thực. Phối hợp lồng ghép những điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch về di sản và ẩm thực vào các tác phẩm nghệ thuật như phim, ảnh…
Công tác hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch di sản, du lịch ẩm thực bao gồm hỗ trợ nghiên cứu, sưu tầm, biên tập, phục dựng và phát triển các giá trị di sản và ẩm thực để hình thành, làm gia tăng giá trị các sản phẩm du lịch. Tổ chức hội thảo chuyên đề du lịch di sản và du lịch ẩm thực; các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về du lịch di sản và du lịch ẩm thực. Tổ chức các đoàn khảo sát phát triển sản phẩm du lịch di sản và du lịch ẩm thực. Chính sách khuyến khích du lịch di sản, du lịch ẩm thực sẽ chú trọng vào công tác quy hoạch phát triển các điểm đến du lịch gắn với di sản và ẩm thực; xây dựng các chính sách phát triển có trách nhiệm với di sản, đa dạng văn hóa, đảm bảo phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa; xây dựng công cụ kiểm soát an toàn thực phẩm đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch ẩm thực; khuyến khích sáng tạo khởi nghiệp gắn kết du lịch với các ngành công nghiệp văn hóa; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch văn hóa, đặc biệt là văn hóa ẩm thực và di sản../.
Đề án Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa nằm trong Kế hoạch của ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây cũng là yêu cầu đối với lĩnh vực du lịch văn hóa phải xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm du lịch. Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa là việc làm thực sự cần thiết nhằm tạo bước phát triển đột phá trong công tác xây dựng sản phẩm du lịch, góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đề án được Vụ Thị trường du lịch (Tổng cục Du lịch) xây dựng trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Đề án cũng khái quát hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tại Việt Nam cùng với việc đưa ra các giá trị cốt lõi của thương hiệu về du lịch văn hóa Việt Nam. Cùng với đó là định hướng, mục tiêu và nội dung phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa của Việt Nam và giải pháp triển khai, cách tổ chức thực hiện. Cụ thể, thương hiệu du lịch quốc gia về du lịch văn hóa sẽ tập trung phát triển trên 2 lĩnh vực có thế mạnh gồm ẩm thực và di sản. Qua đó hình thành hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng, giá trị cao và được thị trường ưa chuộng. Thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa Việt Nam được mở rộng, ghi nhận tại các thị trường mới và thị trường mục tiêu. |
Bảo Thoa
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05