Đền Hai Bà Trưng: Một điểm hẹn du lịch văn hóa tâm linh giá trị
Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng | |
Quận Long Biên đề xuất di dời Nhà máy xe lửa Gia Lâm | |
Hà Nội có thêm một di tích cấp quốc gia |
Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, sinh ngày mồng Một tháng Tám năm Giáp Tuất (tức năm 14 Sau Công nguyên), mất ngày mồng Tám tháng Ba năm Quý Mão (tức năm 43 Sau Công nguyên). Hai Bà sinh ra trong một gia đình dòng dõi các Vua Hùng, cha là ông Trưng Định (Hùng Định), một hiền sĩ, văn võ toàn tài, được cử làm quan lạc tướng đất Mê Linh. Mẹ là bà Trần Thị Đoan, con gái cụ Trần Minh (cũng là cháu chắt bên ngoại của Vua Hùng).
Hai Bà đã ghi công đầu trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc bằng cuộc khởi nghĩa Mê Linh mùa xuân năm 40 (Sau Công nguyên), đánh đuổi giặc Đông Hán ra khỏi bờ cõi nước ta, giành lại độc lập chủ quyền cho non sông đất nước, lập triều đại Trưng Vương tên nước Lĩnh Nam, đóng kinh đô tại Mê Linh. Hai Bà được nhân dân suy tôn làm Trưng Thánh Vương “Danh thơm muôn thuở vọng cõi trời nam”.
Tòa Tam chính diện đền thờ Hai Bà Trưng |
Để tỏ lòng biết ơn hai Bà, nhân dân đã lập đền thờ Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nôi (giáp sân bay quốc tế Nội Bài, cách trung tâm khoảng 25km), để tưởng nhớ công lao của hai Bà.
Đền Hai Bà Trưng là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân địa phương, qua đó những giá trị văn hóa phi vật thể đã được kết tinh và biểu hiện ở lễ hội và các trò diễn dân gian. Lễ hội đền Hai Bà Trưng được tổ chức hang năm, từ ngày 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng (Âm lịch).
Trong đó, chính hội là ngày mồng 6, tương truyền, đây là ngày Hai Bà Trưng mở tiệc khao quân, cho nên sau này dân làng mở hội để kỷ niệm sự kiện đó, nhằm ôn lại truyền thống hào hung của các bậc tiền nhân trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Cứ năm năm một lần, nhân dân trong làng lại tổ chức rước kiệu Hai Bà Trưng, kiệu Thành hoàng làng Hạ Lôi.
Hai Bà được nhân dân suy tôn làm Trưng Thánh Vương “Danh thơm muôn thuở vọng cõi trời nam” - Người đã ghi công đầu trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. |
Đền được xây dựng trên khu đất cao, phong thủy tinh tế với cấu trúc gồm: Tam quan, nhà Trung tế, nhà Tiền tế và Hậu cung. Bên trong đền với kiến trúc bằng gỗ lim được chạm trổ những họa tiết tinh tế. Tượng thờ, nội thất, hoành phi, câu đối đều được sơn son thếp vàng lộng lẫy, thâm nghiêm.
Đền thờ Hai Bà Trưng là một di tích lịch sử đặc biệt quan trọng từ thời xưa đến trong cách mạng kháng chiến. Là minh chứng của một thời gian lịch sử lâu dài của dân tộc. Việc quy hoạch, trùng tu, tôn tạo và mở rộng khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh đồng bộ, hoàn chỉnh đã mở ra một thời kỳ mới hứa hẹn nhiều thuận lợi cho sự phát triển của Mê Linh.
Trên mảnh đất Việt Nam hình chữ S thân yêu với những tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng nhiều di sản Thế giới đã được Unesco công nhận đang là niềm tự hào của mỗi dân đất Việt. Đền thờ Hai Bà Trưng sẽ là một nơi không thể bỏ qua đối với những con xa xứ muốn về thăm quê hương, tìm hiểu về cội nguồn dân tộc, là một điểm hẹn du lịch văn hóa tâm linh đối với khách du lịch trong và ngoài nước khi đến thăm Thủ đô Hà Nội.
Dưới đây là một số hình ảnh về khu di tích:
Không gian phía trong khu đền rất thanh tịnh với nhiều cây xanh được quy hoạch gọn gàng |
Hồ bán nguyệt trong khu di tích |
Hai hàng cây tượng trưng cho hai hàng tiêu binh thẳng tắp xanh mướt |
Gác trống - gác chiêng đều được làm theo kiểu bốn mái uốn cong, bờ dải đắp hình hoa chanh, hai bên đầu hồi đắp hình hổ phù, tầng trên mở bốn cánh cửa quay về bốn hướng... |
Nội thất khu đền với hoành phi, câu đối đều được sơn son thếp vàng lộng lẫy, uy nghiêm. |
Di tích Hai Bà Trưng chứa đựng những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc,.... Đây là nơi gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tự hào dân tộc, sự cố kết cộng đồng… của cư dân Hạ Lôi. Di tích đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2383/QĐ -TTg, ngày 09 tháng 12 năm 2013). |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30