-->

Xây dựng sản phẩm du lịch có tính đặc trưng của Hà Nội

Thường trực Thành ủy Hà Nội chỉ đạo ngành Du lịch cần phát huy tốt hơn nữa vai trò của Thủ đô là trung tâm phân phối khách của khu vực phía Bắc và cả nước ở cả hai chiều đưa khách đi và đón khách đến, xây dựng sản phẩm du lịch có tính đặc trưng để tăng lượng khách du lịch quốc tế, khách nội địa đến và lưu trú tại Thủ đô lâu hơn.
Hà Nội: Hơn 40.600 mẫu xét nghiệm người về từ Hải Dương đều âm tính Công an Hà Nội phấn đấu trồng 3.000 cây xanh trong năm 2021 Hà Nội quyết tâm thực hiện chương trình trồng 1 tỷ cây xanh

Ngày 20/2, Thành ủy Hà Nội có Thông báo số 136-TB/TU về kết luận của Thường trực Thành ủy tại buổi làm việc với Sở Du lịch và ngành Du lịch.

Theo đó, về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thường trực Thành ủy đề nghị Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo Sở Du lịch, ngành Du lịch và các đơn vị có liên quan quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.

Cần xây dựng sản phẩm du lịch có tính đặc trưng để khách du lịch đến và lưu trú tại Thủ đô lâu hơn
Cần xây dựng sản phẩm du lịch có tính đặc trưng để khách du lịch đến và lưu trú tại Thủ đô lâu hơn. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, căn cứ Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017, của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và ý kiến đóng góp của các đại biểu tại hội nghị, hoàn thiện báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy. Trong đó, cần rà soát lại toàn bộ các nội dung, về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã nêu tại Nghị quyết số 06-NQ/TU: Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư và phát triển thị trường, rà soát bổ sung quy hoạch, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao gắn với xác định thương hiệu du lịch Thủ đô; nêu rõ những nội dung đã làm được, chưa làm được; nguyên nhân chủ quan, khách quan cụ thể để từ đó đề ra các giải pháp và xây dựng chiến lược phát triển du lịch trong giai đoạn 2021-2025.

Trên cơ sở đó, tham mưu xây dựng Nghị quyết mới của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo (hoặc kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU) để thực hiện cơ cấu lại toàn diện ngành Du lịch với mục tiêu ưu tiên phát triển du lịch bền vững và du lịch nội địa, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh chưa được khống chế thì ưu tiên phát triển du lịch nội địa. Phát huy tốt hơn nữa vai trò của Thủ đô là trung tâm phân phối khách của khu vực phía Bắc và cả nước ở cả hai chiều đưa khách đi và đón khách đến, xây dựng sản phẩm du lịch có tính đặc trưng để tăng lượng khách du lịch quốc tế, khách nội địa đến và lưu trú tại Thủ đô lâu hơn.

Chuẩn bị sẵn các nguồn lực về hạ tầng du lịch, môi trường du lịch, sản phẩm du lịch, nhân lực làm du lịch... để khi các điều kiện đi lại được bình thường hóa, ngành du lịch có thể sớm phục hồi và phát triển; hỗ trợ khảo sát, xây dựng và kết nối các điểm đến du lịch thành các tour, tuyến du lịch liên kết; tăng cường quảng bá, tuyên truyền về du lịch; xây dựng gói sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch MICE (du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện) nhằm thu hút khách du lịch đến với Hà Nội.

Nghiên cứu chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp du lịch vay ưu đãi, các chương trình cho vay với lãi suất hợp lý để phục hồi hoạt động kinh doanh; thực hiện đồng bộ các hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lữ hành cần tập trung vào phân khúc nội địa, đặc biệt trong đó, phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau, tạo ra sản phẩm mới có tính kết nối, liên kết và có chất lượng.

Xây dựng đề án chuyển đổi số trong du lịch và ngành du lịch, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về du lịch; tiếp tục thực hiện số hóa các điểm đến du lịch trong hệ thống giới thiệu du lịch chung.

Đối với kế hoạch du lịch năm 2021, trên cơ sở kế hoạch giai đoạn 2021-2025, cần xây dựng kế hoạch phục hồi và phát triển ngành du lịch kể cả xây dựng các kịch bản cho những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra để đạt được mục tiêu “kép”, với tinh thần tận dụng cơ hội, biến thách thức thành cơ hội. Tập trung cơ cấu lại, đổi mới môi trường du lịch, hạ tầng du lịch, doanh nghiệp và sản phẩm du lịch gắn với tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; xây dựng các sản phẩm du lịch có tính đặc trưng.

Cùng với đó, hoàn thành các quy hoạch, dự án phát triển du lịch triển khai còn chậm để các ngành, các cấp có căn cứ triển khai các loại hình du lịch phù hợp. Đẩy mạnh xã hội hóa và kêu gọi các doanh nghiệp nghiên cứu các sản phẩm lưu niệm đặc trưng của Hà Nội nhằm phát triển giá trị gia tăng ngành hàng lưu niệm và ngành du lịch của Thành phố.

Lập và công bố danh mục cụ thể về kế hoạch tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, sự kiện du lịch hoặc chuỗi các hoạt động mang đậm dấu ấn của Thủ đô tầm cỡ quốc tế dự kiến tổ chức trong năm 2021 như tổ chức các sự kiện trước, trong và sau SEA Games 31, Festival, Đại sứ du lịch, Tiếng hát truyền hình, Lễ hội áo dài... để thu hút khách du lịch đến Hà Nội, gắn các hoạt động du lịch với dịch vụ và thương mại.

Sửa chữa, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, dịch vụ của các công trình di tích lịch sử, bảo tàng, làng nghề truyền thống, khu, điểm du lịch văn hóa tâm linh kết hợp nghỉ dưỡng... để đẩy mạnh các tour du lịch nội địa ngắn ngày trong thành phố, các tour du lịch phục vụ ngay chính du khách Hà Nội, du lịch học đường kết hợp giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống cách mạng cho học sinh, du lịch đường sông, du lịch ẩm thực (hình thành các khu ẩm thực, làng ẩm thực tại một số tuyến, không gian phù hợp với du khách).

Cải tạo chỉnh trang đô thị và phát triển kinh tế đô thị các trục du lịch, các trung tâm du lịch lớn của thành phố để tạo sự kết nối giữa ngành Du lịch với các ngành Văn hóa, Công Thương, Giao thông. Phấn đấu năm 2021, chỉ tiêu đón số lượng khách du lịch nội địa đến Hà Nội đạt 70% so với số đạt được của năm 2019. Xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút, khuyến khích mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nhà đầu tư có tiềm lực vào phát triển du lịch.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động