Xây dựng môi trường học tập tôn trọng, an toàn cho học sinh
Khi giáo viên hành xử thiếu chuẩn mực
Năm học 2023 - 2024, thành phố Hà Nội có hơn 2.800 trường học với hơn 2,2 triệu học sinh và hơn 124.000 giáo viên. Từ đầu năm học tới nay, bên cạnh những việc đã làm được, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đối diện với sự bức xúc không nhỏ từ dư luận xã hội khi chỉ trong vài ngày, liên tiếp tại một số trường học trên địa bàn Thành phố xảy ra sự việc nhà giáo có hành vi, lời nói chưa chuẩn mực với học sinh.
Thời gian vừa qua, tại một số trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra sự việc nhà giáo có hành vi, lời nói chưa chuẩn mực với học sinh. |
Chẳng hạn, tối 29/9/2023, trên mạng xã hội xuất hiện clip 1 giáo viên có hành động túm cổ áo học sinh, kéo từ hành lang vào lớp học. Sự việc xảy ra tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Đa Phúc (huyện Sóc Sơn). Trong đoạn clip, một nữ sinh nằm ở hành lang lớp học, khóc lớn, còn giáo viên thì có hành động túm cổ áo học sinh, kéo lê ngay tại cửa lớp học. Clip nhận được sự quan tâm, chia sẻ rầm rộ của cộng đồng mạng.
Sự việc chưa kịp lắng xuống thì tối 1/10/2023, dư luận thêm bức xúc khi trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video được quay trong lớp học với tựa đề “Thầy giáo lại ứng xử không giống thầy giáo”. Trong đoạn video, thầy giáo đứng trên bục giảng, chỉ tay vào mặt và mắng một học sinh nam với nhiều từ ngữ không chuẩn mực và xưng “mày - tao” với học sinh. Sự việc xảy ra trong giờ học tiếng Anh tại Trường THPT Phan Huy Chú - Thạch Thất (huyện Thạch Thất). Qua điều tra, nhà trường xác định giáo viên trong đoạn video là thầy giáo N.C.T (sinh năm 1979, giáo viên môn tiếng Anh). Thời điểm đoạn video được quay là vào tiết 3, thứ Sáu, ngày 29/9 tại lớp 10A9. Học sinh trong đoạn video và học sinh quay video đều cùng học ở lớp 10A9.
Khi clip lan truyền trên mạng xã hội đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của hầu hết các bậc phụ huynh. Đa số đều nghĩ, thật khó có thể tưởng tượng được tại sao một người thầy có thể dùng từ ngữ thô tục như vậy để nói với học sinh của mình. Đó là loại ngôn ngữ không thể tồn tại trong môi trường giáo dục. “Cách xưng hô “mày - tao” của một người thầy khi đang trong giờ dạy tại trường là không thể chấp nhận bởi chính người thầy là hình mẫu cho sự chuẩn mực, trách nhiệm và giáo dục về văn hóa, văn minh. Khi đến trường học, học sinh phải được đón nhận và chăm sóc trong tình yêu thương của thầy cô, được dạy dỗ bằng những lời nói và hành động có văn hóa. Cơ quan chức năng cần nhanh chóng giải quyết dứt điểm sự việc để học sinh yên tâm học tập”, chị Phạm Thanh Tú (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông) bày tỏ.
Gần đây nhất, Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm đã đề nghị Ủy ban nhân dân thị trấn Trâu Quỳ ra văn bản đóng cửa cơ sở mầm non tư thục Ngôi sao nhỏ (thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm) và Ủy ban nhân dân thị trấn Trâu Quỳ đã có Thông báo số 381/TB-UBND ngày 3/10/2023 yêu cầu cơ sở dừng hoạt động đón nhận trẻ kể từ ngày 4/10/2023 vì có clip ghi lại cảnh giáo viên ở cơ sở giáo dục này bạo hành trẻ 15 tháng tuổi.
Bảo đảm môi trường học tập tốt nhất cho học sinh
Dù chỉ là những sự việc cá biệt, hi hữu, song vấn đề xây dựng văn hóa học đường để bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hạnh phúc như chủ trương của toàn ngành một lần nữa lại “nóng” lên. Theo ghi nhận, đã có nhiều văn bản, quy định liên quan đến công tác xây dựng văn hóa học đường được ngành GD&ĐT triển khai, trong đó có Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 1/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường. Tuy nhiên, hiệu quả triển khai vẫn chưa được như mong muốn, vẫn có những sự việc đáng tiếc xảy ra gây bức xúc dư luận, để lại bài học đắt giá về sự ứng xử của nhà giáo nói riêng, việc xây dựng văn hóa học đường nói chung.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - Giáo dục Việt Nam cho rằng, qua những vụ việc đáng tiếc vừa xảy ra, sai lầm của giáo viên phần nào đã rõ và phải nhận trách nhiệm trước nhà trường, cơ quan chức năng. Tuy nhiên, điều cần quan tâm hơn là những tổn thương mà học sinh phải gánh chịu. Ngoài việc thăm hỏi, động viên, nhà trường cần cử giáo viên thường xuyên sẻ chia, quan tâm, giúp các em lấy lại cân bằng và giảm thiểu tổn thương về sức khỏe tinh thần.
Toàn ngành GD&ĐT thống nhất chủ trương phải tạo môi trường tốt nhất để học sinh được học tập, rèn luyện. |
Theo cô giáo Nguyễn Thị Như Hoa (giáo viên Trường THPT Phạm Hồng Thái, quận Ba Đình), đã là nhà giáo thì mỗi người cần tự tu dưỡng phẩm chất đạo đức, kỹ năng sư phạm, kiến thức tâm lý giáo dục chứ không chỉ đơn thuần tập trung vào kiến thức chuyên môn. Nếu làm tốt được những yêu cầu này thì giáo viên sẽ không mắc phải những lỗi ứng xử thiếu chuẩn mực như nói trên.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ đầu năm học 2023 - 2024, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết đã và đang chỉ đạo các nhà trường, đơn vị liên quan khẩn trương xác minh, làm rõ sự việc và sẽ công khai kết quả điều tra. Căn cứ vào mức độ vi phạm, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ xử lý nghiêm khắc, đúng quy định để bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, thân thiện cho học sinh; đồng thời triển khai giải pháp ngăn chặn các hành vi tương tự.
Cũng theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, thành phố Hà Nội có số lượng trường học, số học sinh rất lớn, vì vậy có nhiều khó khăn, thách thức trong công tác quản lý, vận hành, ở một số nơi có những tình huống bất thình lình xảy ra. Tuy nhiên, đó chỉ là những sự việc hi hữu, cá biệt. Toàn ngành thống nhất chủ trương phải tạo môi trường tốt nhất để học sinh được học tập, rèn luyện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm về thu chi, về đạo đức nhà giáo…
Thời gian qua, các nhà trường đã có nhiều cách làm sáng tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh. Toàn ngành cũng đang tích cực hưởng ứng phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển, thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” bằng những nội dung cụ thể, thiết thực nhằm quan tâm nhiều hơn đến học sinh khó khăn, hỗ trợ nhiều hơn cho các trường học vùng khó… Đây là cơ sở để toàn ngành tự tin, quyết tâm khắc phục những vướng mắc, tồn tại để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08
Hà Nội chính thức có thêm 2 trường THPT chuyên
Giáo dục 15/01/2025 14:58