Xây dựng khung pháp lý cho tiền kỹ thuật số
Các xu hướng chủ đạo của người tiêu dùng Việt Nam trên không gian kỹ thuật số Làm rõ tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số tại Việt Nam |
Đây là thông tin được đưa ra tại tọa đàm "Xây dựng khung pháp lý cho tiền kỹ thuật số", do Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sáng 8/3.
Cần có các giải pháp cụ thể để quản lý
Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Đinh Đức Thọ, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, theo số liệu thống kê của Coin Market Cap, trên toàn cầu hiện nay có khoảng 2,4 triệu loại tiền kỹ thuật số khác nhau, nhiều gấp hơn 20.000 lần số lượng các đồng tiền pháp định được lưu hành.
Rất nhiều loại tiền trong đó do tư nhân tạo ra bằng các thuật toán máy tính và không được quản lý bằng các tiêu chí, luật định cụ thể nào, dẫn đến rất nhiều rủi ro trong hoạt động đầu tư.
Mặc dù vậy, tại Việt Nam ước tính có tới hơn 20 triệu người đã và đang sở hữu các dạng tài sản số, tiền kỹ thuật số. Thống kê cho thấy trong năm 2024, đối với tài sản số, Việt Nam nhận về hơn 105 tỉ USD, giảm so với mức 120 tỉ USD của năm 2023, nhưng vẫn gấp khoảng 4 lần tổng số vốn đầu tư FDI và tương đương 1/4 so với tổng GDP cả nước.
Điều này cho thấy, dòng vốn trên thị trường tài sản số, tiền kỹ thuật số tại Việt Nam là rất lớn và cần có các giải pháp cụ thể để quản lý, làm chủ dòng tiền này. Bởi nếu không có cơ chế quản lý thì toàn bộ dòng tiền trăm tỉ USD này vẫn chảy qua các công ty nước ngoài và Việt Nam bị thất thu thuế.
![]() |
Toàn cảnh Tọa đàm. Ảnh: Hoàng Giang |
Thêm vào đó, người dân vẫn mua - bán tiền số, và khi không ai dẫn đường rất có thể rơi vào các đường dây lừa đảo về tiền ảo tại các sàn giao dịch không rõ nguồn gốc. Điển hình nhất gần đây là vụ án lừa đảo 5.200 tỷ đồng của đối tượng Phó Đức Nam, với biệt danh là Mr Pips. Đối tượng này và đồng bọn đã núp bóng các công ty tài chính để huy động tiền của người dân vào các sàn giao dịch ngoại hối, tiền ảo, sau đó chiếm đoạt tiền...
Xác định bản chất tài sản của tiền kỹ thuật số trong hệ thống pháp luật
Tham luận tại tọa đàm, ThS Nguyễn Nhật Thanh (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, Việt Nam hiện nay chưa có những quy định cụ thể nhằm điều chỉnh tiền kỹ thuật số hay thừa nhận chính thức về tính tài sản của tiền kỹ thuật số trong khi các giao dịch liên quan đến đối tượng này đang ngày một gia tăng. Điều này đã làm cho việc xử lý của các cơ quan Nhà nước gặp nhiều khó khăn, thậm chí tạo ra các quan điểm trái chiều.
Vì vậy, ông Thanh cho rằng, cần xác định bản chất tài sản của tiền kỹ thuật số trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. Việc xem tiền kỹ thuật số là một loại tài sản sẽ mở ra những cơ chế, cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể sở hữu tiền kỹ thuật số, đồng thời dưới góc độ Nhà nước sẽ có cơ sở cho việc quản lý, thu thuế liên quan đến các giao dịch về tiền kỹ thuật số.
![]() |
ThS Nguyễn Nhật Thanh thảo luận tại tọa đàm. Ảnh: Hoàng Giang |
Cũng theo ThS Nguyễn Nhật Thanh, cần rà soát toàn diện hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm: Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật Giao dịch điện tử... và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh này về các vấn đề liên quan đến tiền thuật toán.
Đồng thời, cần xây dựng sàn giao dịch tiền kỹ thuật số. Do mô hình này còn khá mới mẻ ở Việt Nam và có khả năng tác động sâu rộng đến nền kinh tế nên bước đầu các sàn giao dịch này cần được đặt dưới sự kiểm soát, điều hành của một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để việc điều tiết, điều chỉnh sự tác động đến xã hội được kịp thời.
Với sự đa dạng, phong phú của các loại tiền kỹ thuật số hiện nay thì quy định về sàn giao dịch tiền kỹ thuật số cần chú trọng một số nội dung như quy định chi tiết về loại tiền kỹ thuật số được niêm yết giao dịch tại sàn giao dịch, ưu tiên niêm yết các đồng tiền kỹ thuật số đã chứng minh được tính minh bạch, được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi như Bitcoin (BTC), Ether (ETH)…
Cạnh đó, các sàn giao dịch buộc phải xác minh thông tin nhân thân khách hàng, nội dung giao dịch… nhằm kiểm soát nguồn vốn và tránh việc lợi dụng tiền kỹ thuật số vào các mục đích bất hợp pháp như rửa tiền, tài trợ khủng bố. Các sàn giao dịch cần xây dựng biện pháp bảo đảm cho nhà đầu tư bằng các biện pháp bảo đảm như: ký quỹ, mua bảo hiểm, tài sản bảo đảm…
![]() |
Ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA). Ảnh: Hoàng Giang |
Ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), cho biết hiện nay một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Thái Lan… đã đi đầu trong việc công nhận và xây dựng khung pháp lý cho tài sản số mang đến nhiều bài học giá trị cho Việt Nam. Các quốc gia này đều chú trọng việc xây dựng cơ chế pháp lý rõ ràng, linh hoạt, giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài sản số.
Đơn cử như Mỹ, với Sắc lệnh hành pháp số 14718, đang thể hiện quyết tâm xây dựng một khung pháp lý cho tài chính kỹ thuật số, tạo điều kiện để trở thành trung tâm tài chính kỹ thuật số toàn cầu. Hay Thái Lan đã có bước đi mạnh mẽ trong việc triển khai các khu thử nghiệm tiền mã hóa và xây dựng hệ thống giao dịch tài sản số dựa trên công nghệ DLT...
Cũng theo Chủ tịch VBA, những chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đã đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Chính phủ trong việc đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ số và tài sản số.
Hiện nay Việt Nam đang đề xuất mô hình sanbox và sàn giao dịch thí điểm đối với tài sản số. Tuy nhiên ông Phan Đức Trung cho rằng, sàn giao dịch thí điểm sẽ phù hợp hơn với bối cảnh hiện tại của Việt Nam, và khi có sàn giao dịch sẽ giúp minh bạch hóa đối với nhà đầu tư, mở rộng kênh huy động vốn và mở rộng cơ hội cũng như đối tượng đầu tư mới.
“Tuy nhiên ở góc độ hiệp hội, tôi cho rằng khi xây dựng sàn giao dịch thí điểm cần nhấn mạnh các vấn đề về bảo vệ người tiêu dùng, cần tách biệt tài sản giữa người dùng và sàn cũng như tính cạnh tranh thu hút quốc tế”, theo ông Phan Đức Trung.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

TP.HCM: Khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công bố mở bán đợt cuối tòa QMS TOP TOWER

Tạm giữ tài xế trong vụ lật xe khách tại Tam Đảo khiến 4 người tử vong

Người dân TP.HCM nô nức đi xem lễ tổng duyệt diễu binh diễu hành chào mừng đại lễ 30/4

Press Beauty 2025: Đêm chung kết tỏa sáng của những đóa hoa báo chí

Sân chơi thể thao của cán bộ, đoàn viên Công đoàn

Xã hội hóa wifi miễn phí, phổ cập internet thúc đẩy phong trào "Bình dân học vụ số"
Tin khác

Người dân TP.HCM nô nức đi xem lễ tổng duyệt diễu binh diễu hành chào mừng đại lễ 30/4
Sự kiện 27/04/2025 13:19

Tổng duyệt diễu binh diễu hành cấp nhà nước chào mừng đại lễ 30/4
Sự kiện 27/04/2025 13:11

Chính phủ đề xuất 11 chính sách miễn, giảm tiền thuê đất
Sự kiện 26/04/2025 19:57

Sửa quy định ban hành văn bản quy phạm pháp luật để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy
Sự kiện 26/04/2025 15:20

Hoạt động hướng tới người lao động, vì người lao động phải bền bỉ, thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi
Sự kiện 26/04/2025 11:14

Đề xuất cơ quan nhà nước được thuê nhà ở xã hội cho công chức ở
Sự kiện 25/04/2025 22:00

Nhất trí trình Quốc hội xem xét miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông
Sự kiện 25/04/2025 16:59

Cấm xe ô tô tải lưu thông vào nội đô TP.HCM từ 16h ngày 25/4
Sự kiện 25/04/2025 12:47

Thống nhất trình Quốc hội xem xét giảm thuế giá trị gia tăng 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026
Sự kiện 24/04/2025 09:15

Cử tri đề nghị chặn đứng nạn hàng giả, chấm dứt tình trạng lừa đảo
Sự kiện 23/04/2025 21:20