Làm rõ tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số tại Việt Nam
Đại biểu Quốc hội đề nghị cấm bán sách tham khảo trong nhà trường Làm tốt thương hiệu trong nước là bệ đỡ để đưa nông sản Việt ra nước ngoài |
Chiều ngày 8/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thứ 3 thuộc lĩnh vực Ngân hàng.
Theo đó, các đại biểu đã lần lượt đặt câu hỏi cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng về những vấn đề liên quan đến tín dụng đen, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước về triển khai nghiên cứu đồng tiền kỹ thuật số quốc gia…
Các khái niệm tiền ảo, tài sản ảo cần phải làm rõ
Trả lời chất vấn đại biểu Nguyễn Thành Công (Đoàn Ninh Bình) về triển khai của đồng tiền kỹ thuật số; phân biệt giữa tiền ảo, tài sản ảo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua trên phương tiện thông tin đại chúng cũng như dư luận rất quan tâm. Các khái niệm tiền ảo, tài sản ảo cần phải làm rõ.
Cụ thể, về tiền điện tử là đồng tiền pháp định, tức là đồng tiền của Ngân hàng trung ương phát hành dưới dạng tiền giấy, tiền xu. Thế nhưng khi một người có tiền giấy, tiền xu nhưng không cầm tiền giấy, tiền xu mà lưu giữ dưới dạng điện tử, các thiết bị điện tử như điện thoại di động hay mạng máy tính… Tiền điện tử có tỷ lệ 1-1 giữa tiền pháp định với tiền điện tử và được thanh toán tiền này.
Quốc hội tiến hành Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thứ 3 thuộc lĩnh vực Ngân hàng. |
Trên thực tế Ngân hàng Nhà nước đã có thông tư quy định là có ví điện tử, thực ra chính là tiền điện tử. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cũng đang dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 101 thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó sẽ làm rõ khái niệm này.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trên thực tế còn có khái niệm tiền ảo mà chúng ta vẫn hay nghe nhắc đến như đồng Bitcoin. Đây không phải là đồng tiền pháp định do Ngân hàng trung ương của các nước phát hành mà là do các tổ chức trong khu vực tư nhân tạo ra bằng các thuật toán trên hệ thống mạng máy tính.
“Đối với đồng tiền này chỉ được thừa nhận trong một cộng đồng nhất định. Ví dụ như cộng đồng game hay sàn công nghệ. Ở mỗi một quốc gia có cách thức quản lý khác nhau đối với loại tiền này. Chính phủ cũng đã giao cho các bộ, ngành chức năng chủ trì nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý và Ngân hàng Nhà nước được giao vai trò phối hợp với các cơ quan chức năng”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.
Về đồng tiền kỹ thuật số là đồng tiền pháp định do Ngân hàng trung ương phát hành nhưng dưới dang tiền điện tử chứ không phải là tiền giấy, tiền xu. Đồng tiền kỹ thuật số hiện nay các nước trên thế giới đang trong quá trình nghiên cứu và nhiều nước thì thử nghiệm. Chính phủ cũng giao cho Ngân hàng Nhà nước thành lập bộ phận nghiên cứu về đồng tiền kỹ thuật số này.
Liên quan đến câu hỏi về tình hình triển khai thí điểm Mobile Money của đại biểu, Thống đốc cho biết, trong thời gian vừa qua, các bộ, ngành cùng với Ngân hàng Nhà nước đã tham mưu trình Chính phủ để tổ chức triển khai Mobile Money.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn. |
Hiện, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho 3 doanh nghiệp viễn thông triển khai, tính đến cuối tháng 3 năm nay có khoảng 1 triệu tài khoản được mở tại các doanh nghiệp thí điểm, số lượng giao dịch đã đạt 8,5 triệu giao dịch.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng thông tin về tình hình phát triển điểm kinh doanh tiền Mobile Money và phát triển đơn vị chấp nhận thanh toán. Ngân hàng Nhà nước cùng với các bộ, ngành cũng theo dõi, đánh giá trị của đồng tiền này và sẽ tổng kết thí điểm để có thể tham mưu, đề xuất trong thời gian tới.
Ngăn chặn tín dụng đen
Cũng tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (Đoàn Tiền Giang) chia sẻ về thời gian qua tại một số địa phương có tình trạng các tổ chức, cá nhân hoạt động tín dụng đen núp bóng kinh doanh dịch vụ cầm đồ, hỗ trợ tài chính có hoặc không có giấy phép kinh doanh với lãi suất lên tới 300%/năm. Trong quá trình hoạt động phát sinh nhiều mâu thuẫn giữa người đi vay với người cho vay, giữa các nhóm cho vay; có hiện tượng đòi nợ thuê, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật… khiến cho nhiều người mất nhà, gia đình ly tán, các cơ quan chức năng đã vào cuộc. Tuy nhiên, đến nay hiện tượng này vẫn tồn tại và ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn, dẫn đến những hệ lụy to lớn cho gia đình, xã hội.
Ở góc độ của ngành, đại biểu đề nghị Thống đốc nêu rõ những giải pháp lâu dài để giải quyết vấn nạn này, để người dân, đặc biệt là người nông dân có thể dễ dàng tiếp cận hơn với các nguồn tín dụng hợp pháp và yên tâm lao động sản xuất kinh doanh?
Trả lời câu hỏi của đại biểu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, “tín dụng đen” là vấn đề được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 12 giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành để thực hiện các giải pháp hạn chế tín dụng đen. Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ tăng cường các kênh tiếp cận tín dụng chính thức, thời gian vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, trong đó có một phần quy định về cho vay phục vụ nhu cầu của đời sống.
Đại biểu Nguyễn Thành Công (Đoàn Ninh Bình) nêu câu hỏi. |
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang rà soát, sửa đổi cho áp dụng công nghệ vào hoạt động cho vay bằng việc cấp, lưu giữ hồ sơ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; ban hành thông tư riêng về tín dụng của công ty tài chính, trong đó quy định rất rõ về các quy định về đòi nợ, lãi suất.
Ngoài ra, trong quá trình chỉ đạo điều hành, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng đa dạng hóa sản phẩm, triển khai các chính sách cho vay ở vùng sâu, vùng xa. Ngân hàng Nhà nước cũng chủ trì xây dựng chiến lược về tài chính toàn diện quốc gia, theo đó thì tất cả những đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc, cũng như những người yếu thế sẽ được quan tâm triển khai. Ngân hàng Nhà nước cũng phối hợp tích cực với Bộ Công an tổ chức các hội nghị về phòng, chống tín dụng đen tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết một điểm quan trọng nữa, Ngân hàng Nhà nước rất chú trọng truyền thông để bà con vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hiểu được các chính sách tín dụng của Nhà nước, tín dụng cho hộ nghèo, đối tượng chính sách… Ngân hàng Nhà nước đã triển khai một số chương trình trên truyền hình như Chương trình tiền khéo, tiền khôn; Chương trình tay hòm chìa khóa…, trong đó nhiều những hướng dẫn để bà con có thể biết được những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17