-->

Xây dựng khu vực Mekong phát triển bền vững

Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) và Khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam (CLV) đã thành công tốt đẹp. Đặc biệt, hoạt động ghi nhận vai trò nổi bật của Việt Nam với tầm nhìn và những sáng kiến thúc đẩy sự kết nối giữa các nền kinh tế – Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo sau khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra tại Hà Nội (từ 29 – 31/3).
xay dung khu vuc mekong phat trien ben vung Họp báo công bố kết quả Hội nghị Cấp cao CLV10
xay dung khu vuc mekong phat trien ben vung Việt Nam – Campuchia đạt thỏa thuận về phân giới cắm mốc
xay dung khu vuc mekong phat trien ben vung Tăng cường hợp tác kinh tế Khu vực Tam giác phát triển CLV

Kết nối, cạnh tranh và cộng đồng

Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ 6 (GMS6) diễn ra vào đúng thời điểm cơ chế hợp tác giữa Campuchia, Lào, Myanamar, Thái Lan, Việt Nam cùng với 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc bước sang năm thứ 25.

xay dung khu vuc mekong phat trien ben vung
Thủ tướng 3 nước Campuchia – Lào – Việt Nam ký kết Hiệp định khu vực Tam giác phát triển CLV.

Vì thế, với chủ đề “Phát huy 25 năm hợp tác, xây dựng GMS hội nhập, bền vững và thịnh vượng”, Hội nghị đã nhìn lại chặng đường 25 năm hợp tác của GMS và thảo luận về những cơ hội và thách thức mà khu vực GMS phải đối mặt, cũng như các định hướng lớn cho hợp tác GMS trong thời gian tới.

Theo đánh giá của các nhà lãnh đạo các nước tại Hội nghị, qua 1/4 thế kỷ, hợp tác GMS đã khẳng định được bản sắc riêng với chiến lược 3C “Kết nối, Cạnh tranh và Cộng đồng.” GMS đã và đang trở thành một khu vực năng động, hội nhập và có những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Khu vực Tam giác phát triển biên giới Việt Nam, Lào và Campuchia được Thủ tướng 3 nước quyết định thành lập năm 1999 với 10 tỉnh biên giới; năm 2009, ba nước nhất trí bổ sung tỉnh Kratie (Campuchia), tỉnh Champasak (Lào) và tỉnh Bình Phước (Việt Nam) vào tam giác phát triển Khu vực Tam giác phát triển biên giới.

Mục tiêu của việc hình thành Tam giác phát triển khu vực biên giới Campuchia – Lào – Việt Nam nhằm tăng cường sự đoàn kết và hợp tác ba nước trong việc đảm bảo an ninh, ổn định chính trị, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực chính như: An ninh - đối ngoại, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, đầu tư, các lĩnh vực xã hội và bảo vệ môi trường…

Thành tựu này cho thấy khát vọng, quyết tâm của các nước GMS xây dựng khu vực Mê Công hòa bình, thịnh vượng, phát triển bền vững và vì người dân.Theo đó, quy mô hợp tác trong khu vực tăng lên qua từng năm, làm thay đổi diện mạo đô thị, đời sống xã hội của người dân trên mọi lĩnh vực. Cụ thể, hơn 21 tỷ USD được huy động qua cơ chế này để xây dựng, cải tạo 80 cây cầu, 10.000km đường bộ, 500km đường sắt, 3.000km đường dây tải điện…

Quan trọng hơn, các dự án hợp tác đều đi thẳng đến nhu cầu và cuộc sống của người dân, hướng đến những khu vực khó khăn cần thiết nhất. Vì vậy, tại Hội nghị Thượng đỉnh lần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần nhấn mạnh tới việc 6 nước cần phải tăng cường kết nối, hướng đến cộng động, phát huy sự tham gia mạnh mẽ hơn của các đối tác phát triển và đặc biệt là khu vực tư nhân vào hợp tác GMS.

Để tăng cường kết nối trong GMS, hay giữa Campuchia - Lào - Việt Nam trong Tam giác phát triển, sự hợp tác giữa các Chính phủ với các nhà tài trợ như: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), ASEAN…là chưa đủ, vì vậy, việc huy động khu vực tư nhân tham gia vào tiến trình hợp tác đã được các doanh nghiệp rất hưởng ứng. Qua đó, đã có trên 2.000 doanh nghiệp từ 6 nước đã tham diễn đàn Thượng đỉnh kinh doanh GMS lần đầu tiên và được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam, dựa trên mô hình của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos (Thụy Sỹ).

Cũng tại Hội nghị Thượng đỉnh GMS6, các lãnh đạo GMS đã thảo luận và nhất trí đề ra những định hướng hợp tác lớn trong trung hạn và khởi động tiến trình xây dựng tầm nhìn hợp tác dài hạn. Cùng với đó, hội nghị đã thông qua ba văn kiện quan trọng: Tuyên bố chung của Hội nghị thể hiện cam kết chính trị, quyết tâm của các nước GMS nâng cao vai trò của cơ chế hợp tác; Kế hoạch Hành động Hà Nội 2018 - 2022 căn bản định hướng các lĩnh vực trọng tâm và biện pháp hợp tác trong năm tới bao gồm việc thúc đẩy mở rộng mạng lưới hành lang kinh tế hiện nay và Khung đầu tư tiểu vùng 2022 là danh sách 227 dự án cụ thể với quy mô khoảng 66 tỷ USD.

Đặc biệt, Hội nghị đã khởi động tiến trình xây dựng tầm nhìn dài hạn sau năm 2022. Trong bối cảnh các nước GMS hướng đến Chương trình nghị sự phát triển bền vững (SDG) 2030 của Liên Hợp Quốc, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi, hợp tác GMS cần xác định được tầm nhìn dài hơn nhằm xây dựng một khu vực GMS hội nhập và thịnh vượng.

Hợp tác GMS nhằm mục tiêu thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc), đưa GMS nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở khu vực. Đối với hợp tác GMS, Việt Nam đã tham gia hợp tác ngay từ giai đoạn đầu, đóng góp vào hầu hết các sáng kiến hợp tác của GMS. Sự tham gia của Việt Nam mang nhiều kết quả tích cực về phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo, góp phần gia tăng liên kết kinh tế khu vực.

Hội nhập, bền vững, thịnh vượng

Bên cạnh sự thành công của Hội nghị Thượng đỉnh GMS6, Hội nghị Cấp cao hợp tác Khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào - Việt Nam lần thứ 10 (CLV 10), cũng đã rà soát tình hình thực hiện “Quy hoạch tổng thể về Phát triển kinh tế - xã hội khu vực ba nước giai đoạn 2010 - 2020”; thảo luận định hướng hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt là việc tăng cường kết nối kinh tế giữa ba nước. Đây cũng là lần đầu tiên lãnh đạo cấp cao các tổ chức quốc tế Ngân hàng ADB, WB và ASEAN… tham dự Hội nghị Cấp cao CLV.

Cùng với đó, Hội nghị CLV10 lần này đã ghi nhận những tiến bộ trong hợp tác giữa 3 nước trên nhiều lĩnh vực từ hạ tầng cơ sở đến thương mại; nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác CLV trong việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực, hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Qua đó, giúp 13 tỉnh ở khu vực biên giới thu hẹp khoảng cách phát triển.

Đáng chú ý, tại Hội nghị CLV10, các nhà lãnh đạo đã khẳng định cam kết thúc đẩy hơn nữa hợp tác toàn diện giữa ba quốc gia, góp phần xây dựng các nền kinh tế CLV hội nhập, bền vững, thịnh vượng và là một bộ phận không thể thiếu của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.

Đặc biệt, đó là sự cần thiết phải tăng cường kết nối giữa ba nền kinh tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia hiệu quả vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, ứng phó với các thách thức chung. Bên cạnh đó, Hội nghị đã thảo luận về việc mở rộng hợp tác Khu vực Tam giác phát triển CLV và nhất trí giao cho các Bộ trưởng và các chuyên gia nghiên cứu về vấn đề này.

Để khởi động quá trình này, các nhà lãnh đạo đã thông qua Kế hoạch tổng thể về kết nối ba nền kinh tế CLV đến năm 2030. Kế hoạch hợp tác bao gồm những định hướng lớn thúc đẩy hợp tác kết nối về hạ tầng cơ sở, kết nối về thể chế và kinh tế, và giao lưu nhân dân. Đáng chú ý, trong khuôn khổ Hội nghị CLV10, Việt Nam – Campuchia đã thống nhất và cùng nhau ký kết 2 văn kiện quan trọng liên quan đến vấn đề phân giới, cắm mốc biên giới đất liền và tránh đánh thuế hai lần giữa 2 nước.

Phát biểu sau khi kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, các nội dung tuyên bố chung đã thể hiện cam kết tăng cường hợp tác nhiều mặt để cùng xây dựng một GMS hội nhập, thịnh vượng và phát triển bền vững, đặc biệt trong các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, giao thông, môi trường, thương mại điện tử…

Cùng với đó, Hội nghị CLV cũng khẳng định vai trò của Khu vực Tam giác phát triển CLV trong cộng đồng ASEAN, hướng đến việc quyết tâm xây dựng Tam giác phát triển CLV năng động, thịnh vượng, phát triển bền vững và bao trùm…

“Tôi tin tưởng rằng, với những thành quả đã đạt được và sự đồng lòng, quyết tâm của tất cả chúng ta, hợp tác GMS và CLV sẽ tiếp tục là một cơ chế hợp tác quan trọng của khu vực, đóng góp thiết thực vào nỗ lực phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên, thúc đẩy phát triển bền vững, củng cố môi trường hoà bình và ổn định tại khu vực”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

(LĐTĐ) Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải và Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đã đến thăm, chúc Tết và kiểm tra sản xuất tại Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (23/1), giá xăng được liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm từ 78 - 158 đồng/lít (tùy từng loại).
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá dầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần giữa bối cảnh bất ổn về thuế quan của Donald Trump. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%, giá dầu Brent ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%. Trong nước được dự báo có thể tăng phiên thứ 4 liên tiếp?.
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,18%, đạt mức 108,25.
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 3 tháng và giao dịch ngay dưới mức đỉnh kỷ lục khi đồng USD giảm sâu.
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Theo dự báo của các chuyên gia và một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nếu nhà điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thì giá xăng có thể giảm trong khoảng từ 80 - 180 đồng/lít, trong khi giá dầu dự báo có khả năng tiếp tục tăng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), giá dầu thế giới giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần trở lại đây. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 76,09 USD/thùng, giảm 2,3%; giá dầu Brent ở mốc 79,42 USD/thùng, giảm 0,89%.
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 5 đồng, hiện ở mức 24.336 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 1,41%, xuống mức 107,94.
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), thị trường vàng trở nên sôi động với mức tăng "dựng đứng" của giá vàng. Nhiều nhà đầu tư nắm giữ vàng từ trước đó là người được hưởng lợi lớn khi vàng tiếp tục chạm đỉnh cao mới.
Xem thêm
Phiên bản di động