Xây dựng hệ giá trị văn hóa Việt Nam thời kỳ mới: Cần sự vào cuộc của toàn xã hội
Xây dựng hệ giá trị văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới |
Chiều 29/11, tại Hội thảo quốc gia "Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới", PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã trình bày bài tham luận với chủ đề "Giáp pháp giữ gìn và phát huy hệ giá trị dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học vủa nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhận định: "Những năm gần đây, sự xuống cấp về đạo đức, sự băng hoại về lối sống, sự tha hóa về nhân cách có chiều hướng gia tăng đang là những biểu hiện đáng lo ngại về sự đảo lộn các giá trị. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng chúng ta đang ở vào thời kỳ khủng hoảng các giá trị".
![]() |
PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phát biểu tại Hội thảo. |
Do vậy, vấn đề xây dựng hệ giá trị văn hóa Việt Nam hiện nay đang đặt ra vô cùng cấp thiết. Chính vì thế, Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 9 khóa XI của Đảng đã đặt ra mục tiêu: "Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam".
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII cũng xác định nhiệm vụ: "Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế", và đến Kết luận 76 của Bộ Chính trị một lần nữa cũng nhấn mạnh nhiệm vụ "Khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế."
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã kêu gọi: "Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giá trị văn hoá, khát vọng phát triển đất nước, sức mạnh con người Việt Nam".
Gần đây nhất, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định yêu cầu: "Phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI".
Để xây dựng thành công hệ giá trị văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn mới, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho biết, đòi hỏi phải xác định được đúng đắn, xác đáng hệ giá trị mới, trên cơ sở khoa học và thực tiễn khách quan, tránh chủ quan, duy ý chí, hô hào suông.
"Trước hết cần nhìn nhận, xem xét hệ giá trị văn hóa Việt Nam trên các chiều cạnh của bối cảnh trong nước và quốc tế. Về kinh tế, đó là sự chuyển đổi từ cơ chế kinh tế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường và nền kinh tế tri thức; về xã hội là sự chuyển đổi từ xã hội truyền thống nông nghiệp sang xã hội công nghiệp hiện đại, tiên tiến; về bối cảnh quốc tế là xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư...", PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho biết.
Thứ hai, theo PGS. TS Bùi Hoài Sơn, cần hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả; tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính, hợp tác công - tư; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng hệ thống pháp luật;... có tác dụng giữ gìn và phát huy hệ giá trị văn hóa.
Đặc biệt, việc giữ gìn và phát huy hệ giá trị văn hóa cần dựa trên thực hành dân chủ hóa đời sống xã hội nhưng vẫn dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật, theo đó người dân được thực hiện những điều pháp luật không cấm, đồng thời tôn trọng quyền của người khác và tôn trọng cộng đồng.
Bên cạnh đó là nêu cao vai trò đầu tàu gương mẫu của tầng lớp lãnh đạo, quản lý xã hội, đội ngũ văn nghệ sĩ. Giữ gìn và phát huy hệ giá trị văn hóa cần dựa trên sự thực hành các giá trị đó. Trong bối cảnh xã hội rất phức tạp, khiến con người rất dễ phân tâm trong việc xác định định hướng giá trị của mình thì việc làm gương là một giải pháp quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Do tầng lớp lãnh đạo, quản lý xã hội và đội ngũ văn nghệ sĩ là những người được nhân dân quan tâm, chú ý nên việc làm gương của họ có ý nghĩa rất lớn trong việc định hình và thực hành giá trị văn hóa.
Song song với đó là tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về giá trị và hệ giá trị; phát huy vai trò của các thiết chế gia đình, nhà trường và xã hội trong xây dựng hệ giá trị; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần hình thành và củng cố các giá trị tốt đẹp; phát huy vai trò, sứ mệnh của văn học, nghệ thuật trong xây dựng giá trị.
Nên xem

Ngành Y tế Thủ đô đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại lễ Vesak

Quận Bắc Từ Liêm tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW

Phần lớn các vụ việc khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Hà Nội liên quan đến lĩnh vực đất đai

Công an Đồng Nai và TP.HCM lần đầu tiên tổ chức kỳ thi sát hạch, cấp GPLX

Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh thăm, tặng quà công nhân lao động ngành Dệt - May

Quận Tây Hồ: Nhiều kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05

Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật: Quy định cụ thể để sử dụng hiệu quả, tránh trục lợi
Tin khác

Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian
Văn hóa 16/05/2025 15:21

Dấu ấn cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật tạo hình
Văn hóa 16/05/2025 15:18

Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý
Văn hóa 16/05/2025 14:12

Đông đảo phật tử, người dân tiếp tục về chùa Quán Sứ chiêm bái Xá lợi Đức Phật
Văn hóa 15/05/2025 21:11

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học
Văn hóa 15/05/2025 19:05

“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc
Văn hóa 15/05/2025 19:02

Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc
Văn hóa 15/05/2025 11:00

Chùa Quán Sứ mở cửa cả đêm phục vụ người dân chiêm bái xá lợi Đức Phật
Văn hóa 14/05/2025 18:50

Người dân, Phật tử xúc động chiêm bái xá lợi Đức Phật
Media 14/05/2025 18:49

Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật
Văn hóa 14/05/2025 14:20