-->

“Xanh hóa” khu dân cư

Bằng sự tâm huyết, trách nhiệm và tình yêu Hà Nội, một số người dân ở các khu dân cư của Thủ đô đã góp phần làm thay đổi thói quen của nhiều người trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng khu phố văn minh, làm đẹp đường làng, ngõ xóm.
Lan tỏa phong trào “Nhà sạch - ngõ đẹp” Xây dựng đô thị văn minh bắt đầu từ ý thức Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa": Nhiều mô hình, cách làm hay

Biến điểm tập kết rác thành sân thể thao

Trong con ngõ 9, thuộc địa bàn khu dân cư số 3, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội từng tồn tại điểm tập kết rác tự phát trong suốt nhiều năm. Trên vỉa hè khu đất trống duy nhất trong con ngõ, rác thải phế liệu, rác thải sinh hoạt theo thói quen nhiều năm của người dân dồn thành đống ngày này qua ngày khác.

Một số người sống tại khu dân cư kể rằng, rác sinh hoạt chất đống khiến khu vực này rất nhếch nhác. Vào những ngày nắng nóng, mùi hôi bốc lên nồng nặc, còn ngày mưa, nước từ rác chảy lênh láng khắp đường, rất mất vệ sinh. Mặc dù chính quyền địa phương, tổ dân phố nhiều lần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân đổ rác đúng nơi quy định, tuy nhiên tình trạng đổ trộm rác thải vẫn tiếp diễn. Có đợt, chính quyền phải phối hợp công ty vệ sinh môi trường đặt xe thu gom rác, nhưng một số người vẫn vứt tràn lan, biến nơi đây thành điểm tập kết rác tự phát.

“Xanh hóa” khu dân cư
Ông Nguyễn Hữu Bằng (đứng ngoài cùng bên trái) cùng người dân khu dân cư số 3 bên công trình tranh bích họa, làm đẹp diện mạo khu phố.

Nhận thấy tình trạng này nếu cứ kéo dài sẽ làm xấu mỹ quan đô thị, ông Nguyễn Hữu Bằng, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận khu dân cư số 3 đã mạnh dạn đề xuất ý tưởng biến điểm tập kết rác thành sân thể thao phục vụ lợi ích cho cộng đồng cư dân, chỉ như vậy người dân mới có ý thức hơn.

Sau khi đề xuất được Ủy ban nhân dân phường Ngọc Khánh đồng ý, ông Bằng đã trực tiếp vận động từng hộ dân, cơ sở kinh doanh và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ xã hội hóa từ các hộ kinh doanh quanh khu vực. Tiếp đó là đảng viên, người dân có điều kiện cũng tham gia ủng hộ, trực tiếp được mời lên nhà máy chọn dụng cụ và báo giá. Tổ dân phố, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên nhanh chóng ra quân thu dọn điểm tập kết rác. Bản thân ông Bằng cũng trực tiếp xắn tay áo đẩy từng xe rác, chung tay dọn dẹp mặt bằng trước khi lắp đặt thiết bị tập thể dục tại đây.

Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, chỉ trong một tháng, điểm tập kết rác đã được xóa bỏ, trở thành sân tập thể thao ngoài trời cho người dân. Từ tháng 8/2023, sân thể thao ngoài trời được khánh thành, thu hút đông đảo người dân trong khu dân cư tham gia, thậm chí người dân các khu lân cận cũng tìm tới tập thể dục, rèn luyện sức khỏe.

Ông Bằng chia sẻ, sau thành công của công trình sân thể thao ngoài trời, hiện ông đang ấp ủ xây bồn hoa, lắp thêm máy tập thể dục tại những khu đất trống trong khu dân cư. Ngoài việc giải quyết những vấn đề khó, ông còn tích cực vận động người dân tham gia vệ sinh môi trường, vẽ tranh bích họa “xanh hóa” khu dân cư, phòng chống sốt xuất huyết, xây dựng các quỹ khuyến học cho con em trên địa bàn...

Làm đẹp những con đường quê

Thôn Thống Nhất (xã Song Phượng, Đan Phượng, Hà Nội) giờ không còn là ngôi làng với những con đường gạch đá lởm chởm mà đã được thay bằng những con đường bê tông, sạch đẹp và thơ mộng. Người “thay áo mới” cho những bức tường cũ trên những con đường trong thôn là ông Lê Đức Lợi và ông Lê Văn Thắng.

Mặc dù không học qua trường lớp hội họa chuyên nghiệp nào, chỉ bằng năng khiếu và niềm đam mê, ông Lợi và ông Thắng đã góp phần thay đổi diện mạo làng quê đẹp hơn, khang trang hơn.

Ông Lợi kể, thời gian công tác tại Phòng Văn hóa huyện, Đan Phượng, ông đã rất mê vẽ tranh. Ai nhờ vẽ, ông đều vẽ hộ với tinh thần giúp là chính. Sau này khi về hưu, ông vẫn giữ niềm đam mê ấy, cái đẹp ai cũng thích, vì vậy khi nhìn những bức tường ẩm mốc, phủ đầy rêu phong ông đã quyết tâm vẽ lại, “thổi hồn” cho đường làng, ngõ xóm.

“Xanh hóa” khu dân cư
Ông Lê Đức Lợi với bàn tay khéo léo đã mang lại vẻ đẹp cho những con đường quê.

Chia sẻ về quá trình tạo ra những bức bích hoạ cho những bức tường ở thôn, ông Lợi cho biết, một bức tranh tường hoàn chỉnh phải trải qua khá nhiều công đoạn như: Lên ý tưởng thiết kế, xử lý hiện trạng bức tường, dựng hình, lên màu, phủ keo bảo vệ. Màu sắc, phối cảnh và bố cục là yếu tố quan trọng, phải có chiều sâu, rõ ràng, tỉ lệ thật chuẩn thì bức tranh mới sống động như thật. Thời gian thi công một bức tranh thường là 1-2 ngày.

Với ông, việc khó nhất của vẽ một bức tranh tường là tranh được vẽ trên không gian lớn, đòi hỏi bố cục phải rõ ràng, nếu không nắm chắc từng đường nét cũng như bố cục, bức tranh sẽ không sống động, không thật. Tranh tường chủ yếu sử dụng sơn acrylic - một chất liệu an toàn, có độ bền cao, bám dính tốt và đa dạng về màu sắc. Việc pha chế màu tùy thuộc vào phong cách vẽ của mỗi người.

Với mong muốn góp chút sức nhỏ bé của mình trong việc tạo nên những con đường sáng - xanh - sạch - đẹp, ông đã vẽ lên những bức tranh tường miễn phí cho các tuyến đường trong thôn, xóm với diện tích khoảng gần 200m2, tương đương 15 triệu đồng. Cùng với cây cọ, lọ sơn, ông mang niềm đam mê vẽ tranh tường của mình đến mọi nơi trên địa bàn huyện.

“Nhìn những bức tường cũ kỹ được mang lên mình màu sắc mới ông thấy yêu đời hơn, niềm đam mê lại lớn hơn bất cứ khi nào hết. Với những bức tranh có tính phí, ông chỉ lấy đủ để mua dụng cụ, cái chính là được mang sắc màu nghệ thuật lên những bức tường. Và điều đặc biệt hơn cả là ông muốn gửi gắm qua từng nét trên bức tranh những thông điệp hữu ích tới người dân các chủ đề như: Bảo vệ môi trường, chung tay xây dựng quê hương, chuyển đổi số, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên…”, ông Lợi bộc bạch.

Ông Bùi Quyết Chiến, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Thống Nhất cho biết: “Ông Lợi rất nhiệt tình trong các phong trào, cuộc vận động của thôn. Khi thôn cần là ông có mặt không quản thời gian,, mưa nắng. Trong cuộc vận động nhân dân trong thôn xây dựng tuyến đê kiểu mẫu; thôn sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn, ngoài tham gia vẽ tranh tường miễn phí, ông còn ủng hộ nhiều ngày công lao động. Ở ông có sự nhiệt huyết với các phong trào của thôn đáng được lan tỏa”.

Qua tìm hiểu được biết, hơn 4 năm gắn bó với việc vẽ tranh tường, nhiều tác phẩm của ông Lợi đã gắn liền với tên tuổi những con đường bích họa trên địa bàn huyện như đường Hủng, đường Tháp Thượng… Mỗi tác phẩm vẽ lên có kích thước, màu sắc và nội dung khác nhau nhưng đều mang trong mình một “chất quê”. Chất quê ấy chính là “hồn” mà ông Lợi “thổi” vào mỗi bức tường, tạo nên một Đan Phượng đáng sống với phong cảnh nên thơ và những con đường sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn đang lan tỏa rộng khắp nơi đây.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động