Xã hội hóa sân khấu nghệ thuật dân tộc: Cần một lộ trình tích cực hơn
"Chắp cánh niềm tin" tặng 100 đêm diễn miễn phí cho khán giả |
“Ép duyên” nghệ thuật?
Chủ trương mỗi địa phương chỉ giữ lại một đơn vị nghệ thuật của nhà nước bắt đầu từ năm 2017 khiến cho các địa phương lúng túng trong việc định hướng nghệ thuật. Nhiều nghệ sỹ cho rằng đó là cuộc “ép duyên” khi cho tất cả các loại hình sân khấu truyền thống vào chung một “rọ”.
Sau một thời gian xã hội hóa sân khấu, có thể nhận thấy rằng, tại các thành phố lớn với đa dạng khán giả và khách du lịch, thì sân khấu nghệ thuật truyền thống vẫn có đất sống. Tuy nhiên đó là nhờ sự năng động và sự xoay vần hết sức khéo léo, áp dụng cơ hội “tự chủ” đúng cách, đúng chỗ của các nhà quản lý.
Ảnh minh họa: Bảo Thoa |
Có thể kể đến Nhà hát Múa rối Thăng Long, một đơn vị định hướng sân khấu nghệ thuật truyền thống gắn liền với du lịch. Mỗi năm, Nhà hát tổ chức hàng nghìn buổi biểu diễn phục vụ khán giả, trong đó khán giả nước ngoài chiếm đến 98%, doanh thu hàng chục tỷ đồng, đảm bảo tự chủ về mặt tài chính và nhân sự. Điều đó chứng tỏ nhà quản lý đã biết vận dụng “đặc sản” truyền thống vào “kinh doanh” nghệ thuật.
Nhà hát Cải lương Việt Nam cũng là một đơn vị nhanh nhạy trong việc tận dụng xã hội hóa bằng cách huy động nguồn vốn xã hội để dàn dựng công phu nhiều vở cải lương hấp dẫn người xem, gây được tiếng vang về nội dung và giá trị nghệ thuật như Mai Hắc Đế, Vua Phật…
Theo Thạc sỹ Nguyễn Thị Bích Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam, tự chủ tài chính, bớt phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước được xem là bước đi đúng đắn để nâng cao tính chủ động, khuyến khích sự bứt phá, đổi mới của từng đơn vị nghệ thuật. Đây sẽ là động lực để đa dạng hóa các hoạt động nghệ thuật của đơn vị, tạo cơ hội mang đến doanh thu lớn hơn, từng bước giúp các đơn vị dần thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường.
Nhà hát Chèo Việt Nam cũng là một trong các đơn vị có hoạt động định kỳ với các chương trình âm nhạc như “Năm cung chèo”, chương trình biểu diễn các trích đoạn chèo truyền thống và hầu đồng, các vở diễn tại sân khấu 500 chỗ… bên cạnh đó, Nhà hát Chèo Việt Nam cũng tham gia một số dự án như “Tôi xê dịch”, “Chèo 48h”… để phát triển và quảng bá nghệ thuật chèo trong giới trẻ. Tuy nhiên nguồn thu vẫn chủ yếu dựa vào bán vé cho nên nhiều buổi biểu diễn vẫn phải bù lỗ.
Một số nhà hát khác tại khu vực phía Bắc cũng duy trì được các buổi biểu diễn định kỳ như Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hát múa rối Trung ương… Tại khu vực phía Nam, các loại hình nghệ thuật như bát bội, cải lương, đờn ca tài tử… vẫn hoạt động có hiệu quả nhờ các sân khấu xã hội hóa. Nhiều đạo diễn, nghệ sỹ đã bỏ tiền túi ra để dựng vở mới như Nghệ sỹ ưu tú Hoa Hạ và nghệ sỹ Kim Ngân đầu tư dàn dựng vở Thái hậu Dương Vân Nga, nghệ sỹ Thái Linh làm các liveshow cải lương… gây được sự chú ý của khán giả.
Một số thành tựu đã đạt được trong bước đầu thực hiện chủ trương xã hội hóa là thế nhưng những tồn tại và bất cập còn nhiều bởi đối với các loại hình nghệ thuật kén khán giả vẫn là bài toán nan giải.
Nhiều đơn vị nghệ thuật “kiệt sức”
Nghị quyết số 19-NQ/TW ban hành được xem là cú hích để các địa phương xắp xếp lại, nâng cao năng lực các đơn vị nghệ thuật biểu diễn công lập theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ giữ lại một đoàn nghệ thuật công lập truyền thống tiêu biểu, hợp nhất trung tâm văn hóa và đoàn nghệ thuật cấp tỉnh thành một đầu mối, còn lại chuyển sang hình thức tự chủ. Tuy nhiên tại nhiều địa phương, quá trình thực hiện đã phát sinh nhiều vấn đề bất cập, lúng túng trong định hướng hoạt động khiến cho nghệ sỹ bất an, lo lắng.
Việc sáp nhập tuồng, chèo, cải lương, kịch thành một khiến các nhà hát phải rút gọn biên chế, nhiều nghệ sỹ chèo thì kiêm hát cải lương, nghệ sỹ tuồng thì kiêm hát ca kịch… đảm nhận vai trò “đa di năng” khiến cho chất lượng chuyên môn ngày càng đi xuống. Mặt khác, ở mỗi tỉnh, thành lại thực hiện theo một mô hình khác nhau khiến cho sân khấu ngày càng xáo trộn, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người làm nghệ thuật. Nhiều người băn khoăn về định hướng nghệ thuật cũng như việc chọn nhà quản lý có đủ “tài” để bao quát tất cả loại hình nghệ thuật sân khấu và làm nó “sống” được.
Các nhà nghiên cứu nghệ thuật lo sợ rằng, sự sáp nhập cơ học sẽ dẫn tới nhiều tỉnh thành không còn đơn vị biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, điều này xảy ra khi địa phương đó xác định không có loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu. Một số loại hình nghệ thuật biểu diễn sẽ không tồn tại dưới hình thức là các đơn vị nghệ thuật công lập mà sẽ tồn tại ở một thực thể khác. Điển hình như Đoàn kịch Thái Bình là một đơn vị có nhiều hoạt động sôi nổi nhưng từ khi sáp nhập với ca múa Nhà hát Ca múa kịch Thái bình thì kịch đã bị ca múa “át vía”. Tỉnh Thái Nguyên cũng có đoàn kịch mạnh với những vở diễn hay nhưng khi nhập lại với ca múa thì hình ảnh của đoàn kịch cũng mờ dần rồi gần như biến mất hoàn toàn.
“12 năm trước tại Liên hoan sân khấu xã hội hóa toàn quốc, các nhà quản lý, lý luận phê bình và các nghệ sỹ hồ hởi khẳng định: Sân khấu 5B Võ Văn Tần, “Sân khấu Idecaf”, “Sân khấu nụ cười mới”… là những mô hình xã hội hóa có phương thức hoạt động hữu hiệu, năng động, sáng tạo, làm nên những vở diễn phù hợp với công chúng, thích nghi tốt với cơ chế thị trường. 12 năm sau, dù dân khấu Idecaf có “Trùm lửa”, “Chiếc vòng gia bảo”, “Miêu nữ hý miêu già”; Kịch Phú Nhuận có kịch ma rùng rợn, ly kỳ; sân khấu Hồng Vân, Hoàng Thái Thanh đầy tính giải trí theo đề tài đồng tính, trinh thám, biến thể… nhưng vẫn ngày càng vắng khách, không ít lần phải xin lỗi, trả lại tiền cho khán giả.
Những mô hình xã hội hóa ấy đang đứng trước nguy cơ tan rã, không chỉ là chuyện giúp nghệ sỹ sống được bằng nghề mà cũng không đóng góp gì cho việc xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như kỳ vọng”, thạc sỹ Nguyễn Thị Bích Ngoan trăn trở.
Nghệ sỹ nhân dân Lê Huy Quang thì cho rằng, tình trạng “đóng cửa, tắt đèn” của một số nhà hát ở Hà Nội diễn ra thường xuyên khiến đông đảo khán giả dần quên mất thói quen đi xem biểu diễn nghệ thuật – vốn đã hình thành một nếp tốt đẹp lâu nay, từ những năm 80-90 của thế kỷ trước.
Mặc dù có những nỗ lực đáng kể để tự chủ nhưng trong một cơ chế thị trường nhiều cạnh tranh và bấp bênh, nhiều đơn vị nghệ thuật đã kiệt sức phải chấp nhận thất bại hoặc sống “còi cọc” với niềm tin yêu nghệ thuật của chính mình. Không thể phủ nhận, chủ trương của nhà nước là đúng đắn, khi “con lớn” thì cho ra “ở riêng”, tuy nhiên, phải chăng trước khi “cho con ra ở riêng” thì nhà nước cũng nên có sẵn một định hướng kỹ càng để những đứa con nghệ thuật có một điểm xuất phát đỡ chông chênh hơn?
Để nghệ thuật sân khấu truyền thống cạnh tranh được giữa bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin và hàng loạt các loại hình giải trí hiện đại vẫn là một cuộc hành trình đầy chông gai, nhưng đó cũng chính là đòn bẩy để thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo, xóa bỏ sự trì chệ, lực cản trong tư duy bao cấp sân khấu.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh thăm, chúc Tết công nhân lao động
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu thăm, động viên sản xuất đầu năm tại Đông Anh
Herbalife Việt Nam đạt Giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” lần thứ 10 liên tiếp
Gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông Tây Hồ
Giải cứu 7 người mắc kẹt trong vụ cháy nhà trọ tại quận Cầu Giấy
Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương
Tin khác
Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Văn hóa 03/02/2025 16:36
Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương
Văn hóa 03/02/2025 16:32
Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025
Văn hóa 03/02/2025 15:02
Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm
Văn hóa 03/02/2025 14:46
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025
Văn hóa 03/02/2025 12:33
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 01/02/2025 13:28
Đầu xuân trẩy hội đền Đô
Văn hóa 01/02/2025 12:26
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm
Văn hóa 31/01/2025 19:44