-->

Vượt khó, khẳng định vị thế

Là mô hình mới, được thí điểm thành lập theo chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, thời gian đầu, Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội bắt tay gây dựng tổ chức và triển khai hoạt động trong bộn bề khó khăn. Sau 10 năm bền bỉ, nỗ lực, quyết tâm, tới nay, Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội không chỉ ổn định, phát triển về mặt tổ chức mà còn thực sự khẳng định được vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn, luôn chăm lo, bảo vệ hiệu quả cho người lao động. 
vuot kho khang dinh vi the Khẳng định vị thế của tổ chức Công đoàn
vuot kho khang dinh vi the Đổi mới căn bản để khẳng định vị thế
vuot kho khang dinh vi the Khẳng định vị thế của khối giáo dục trong phong trào công đoàn chung của toàn quận
vuot kho khang dinh vi the
Cán bộ công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội các thời kỳ giao lưu, ôn lại chặng đường 10 năm thành lập và phát triển của Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội

Nỗ lực vượt khó

Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội được thành lập tháng 9/2009 trên cơ sở sáp nhập các công đoàn cơ sở doanh nghiệp dệt may trực thuộc LĐLĐ các quận, huyện, ngành toàn thành phố. Nhớ lại những ngày đầu thành lập, ông Đinh Văn Viện, nguyên Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội không khỏi xúc động: “Được thành lập thí điểm theo chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, thời gian đầu, Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội đi vào hoạt động trong bộn bề khó khăn.

Trước hết, đây là mô hình mới, các công đoàn cơ sở được sáp nhập nằm phân tán, trên địa bàn trải rộng khắp thành phố, có đơn vị không có thật hoặc đã chuyển đổi chức năng, ngành nghề, thậm chí nhiều đơn vị do đang sinh hoạt ổn định với Công đoàn cấp trên cơ sở địa phương nên không muốn thay đổi, không muốn tham gia sinh hoạt với Công đoàn ngành”.

Khó khăn không chỉ có như vậy. Nguyên Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội Đinh Văn Viện cho biết, Ban Chấp hành lâm thời Công đoàn ngành Dệt – May do LĐLĐ Thành phố chỉ định thời đó gồm các ủy viên chủ yếu được điều động từ các ban chuyên đề LĐLĐ Thành phố, Công đoàn ngành, đơn vị trực thuộc LĐLĐ Thành phố và các công đoàn trực thuộc được tiếp nhận.

Các ủy viên Ban chấp hành chưa có thời gian công tác cùng nhau, hoạt động công đoàn ở mỗi đơn vị có những khó khăn, thuận lợi riêng, nên cần có thời gian để nắm bắt và thống nhất về quan điểm chỉ đạo hoạt động. Bên cạnh đó, Công đoàn Ngành không có chính quyền đồng cấp để phối hợp chỉ đạo hoạt động, công đoàn cơ sở với nhiều thành phần loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy mô không đồng nhất, thị trường tiêu thụ sản phẩm đa dạng. Cán bộ chuyên trách Công doàn Ngành một số đồng chí chưa trải qua kinh nghiệm hoạt động công đoàn cấp trên cơ sở và đặc biệt là ngành nghề dệt may…

Một số lãnh đạo doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tạo điều kiện cho hoạt động công đoàn. Ngoài ra, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội được thành lập trong bối cảnh các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế thế giới (2010 - 2012) giá nguyên, nhiên vật liệu tăng bất thường, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn không thể tồn tại phải chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh hoặc phải ngừng sản xuất, lao động thiếu việc làm, dôi dư, tình hình việc làm, đời sống khó khăn, thu nhập thấp dẫn đến tình trạng công nhân lao động giảm nhiều, đã tác động không nhỏ đến hoạt động công đoàn từ ngành đến cơ sở.

Mặc dù khó khăn như vậy, song tập thể Ban chấp hành Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội đã nỗ lực, quyết tâm, đoàn kết, thống nhất, sáng tạo; phát huy kinh nghiệm thực tiễn của từng ủy viên và nội lực của tập thể trong chỉ đạo, triển khai hoạt động. Ban chấp hành Công đoàn Ngành lâm thời đã tập trung kiện toàn tổ chức, chủ động xây dựng mối quan hệ gần gũi với doanh nghiệp; cán bộ công đoàn cơ sở, bám sát địa bàn, tìm hiểu và nắm chắc tình hình đời sống việc làm, tâm tư, tình cảm của công nhân lao động để từ đó có định hướng chỉ đạo hoạt động sát thực tiễn.

“Trên cơ sở khảo sát, đánh giá hoạt động của công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn ngành đã phân nhóm và tổ chức thực hiện chỉ đạo phù hợp theo từng nhóm. Trong đó, Công đoàn ngành tập trung chỉ đạo toàn diện nhóm công đoàn cơ sở hoạt động đều và nhóm công đoàn cơ sở hoạt động khá. Đối với nhóm công đoàn cơ sở hoạt động yếu thì lựa chọn chỉ đạo từng chuyên đề.

Riêng nhóm công doàn chưa tham gia và xin không tham gia hoạt động Công đoàn ngành thì Công đoàn ngành kiên trì tuyên truyền, vận động để công đoàn cơ sở hiểu, nhìn nhận một cách khách quan toàn diện và chấp hành quyết định của LĐLĐ Thành phố chuyển giao công đoàn cơ sở về Công đoàn Ngành”- ông Đinh Văn Viện kể lại.

Khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Bằng những nỗ lực, quyết tâm và sáng tạo như vậy, hoạt động Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội đã vượt qua khó khăn, đi vào hoạt động ổn định, nền nếp và từng bước phát triển. Ông Hoàng Thanh Sơn- Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội cho biết, hiện Công đoàn Ngành đang quản lý 67 công đoàn cơ sở với tổng số 18.661công nhân lao động, trong đó lao động nữ cso 16.451 người, đoàn viên công đoàn là 15.21 người, đoàn viên nữ là 13.127 người.

“Hoạt động Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội luôn nhận được sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của LĐLĐ Thành phố, sự phối hợp chỉ đạo của Công đoàn Dệt May Việt Nam. Đặc biệt hoạt động công đoàn Dệt May Hà Nội luôn có sự chia sẻ, trách nhiệm, sự hưởng ứng tích cực của đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách và một số công đoàn cơ sở có truyền thống trong hoạt động công đoàn và phong trào công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Thủ đô”- ông Hoàng Thanh Sơn nhấn mạnh.

Với tinh thần chủ động, sáng tạo, 10 năm qua, phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội đã bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, hướng về cơ sở, thực hiện tốt vai trò đại diện của tổ chức công đoàn, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ.

Hàng năm, có trên 60% - 70% đơn vị ngành Dệt- May Hà Nội tổ chức Hội nghị Người lao động, qua đó giúp phát huy quyền dân chủ, tạo điều kiện để CNVCLĐ tham gia ý kiến bàn nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, xây dựng bổ sung Thoả ước lao động tập thể.

Được sự chỉ đạo của Công đoàn ngành, các công đoàn cơ sở đã chủ động tham gia, đàm phán, thương lượng, tổ chức ký kết Thỏa ước lao động tập thể ở 41 đơn vị chiếm 62%. Đặc biệt, Công đoàn ngành đã chủ động phối hợp với Hội Dệt May thành phố Hà Nội xây dựng dự thảo Thỏa ước lao động tập thể ngành dệt may Hà Nội, tổ chức hội thảo lấy ý kiến tham gia của các lãnh đạo doanh nghiệp, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở để các đơn vị ủy quyền thực hiện ký kết Thỏa ước lao động tập thể cấp ngành.

Tính đến thời điểm này đã có 38 đơn vị tham gia ký Thỏa ước lao động tập thể cấp ngành. Hàng năm Công đoàn ngành chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn cơ sở chủ động thương lượng, đàm phán với người sử dụng lao động để điều chỉnh phù hợp với thang, bảng lương theo nghị định của Chính phủ về lương tối thiểu vùng, đảm bảo quyền lợi cho công nhân lao động, ổn định tư tưởng công nhân lao động, hạn chế thấp nhất số vụ ngừng việc tập thể, lãn công về quyền và lợi ích công nhân lao động.

Trong 10 năm qua công tác chăm lo đời sống, động viên CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn đã được các cấp Công đoàn quan tâm như: Trợ cấp cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn, biểu dương con CNLĐ vượt khó vươn lên trong học tập… với số tiền trên 2, 2 tỷ đồng.

Được sự quan tâm của LĐLĐ thành phố, sự phối hợp với Công đoàn Viên chức thành phố, Công đoàn ngành đã tổ chức xe đưa trên 2000 lượt công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê đón tết cùng gia đình, Công đoàn ngành đã phối hợp cùng sự tham gia hỗ trợ của các đơn vị tổ chức tặng quà và vé xe ô tô cho trên 1000 lượt công nhân lao động mỗi vé xe là 200.000đ, thực hiện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa Mái ấm Công đoàn cho 08 công nhân lao động với số tiền là 220 triệu đồng.

Bên cạnh đó, trong suốt quá trình hoạt động, Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội luôn chủ động sáng tạo trong công tác giáo dục pháp luật, giáo dục truyền thống và luôn gắn với việc tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động. Các phong trào thi đua phát triển mạnh và đi vào chiều sâu, các cuộc vận động lớn có tác động tích cực đến nhận thức của CNVCLĐ toàn ngành.

Với những cố gắng, nỗ lực và kết quả đạt được trong 10 năm qua, Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội đã vinh dự được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng khen, được LĐLĐ thành phố tặng Cờ thi đua cho đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn đồng thời được nhận nhiều bằng khen chuyên đề như: Công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; Công tác Nữ công; Công tác chỉ đạo Hội nghị Người lao động…

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 439/TB-UBND (ngày 17/4/2025) về kết quả buổi làm việc của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố.
LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên đã tập trung chỉ đạo, triển khai tới Công đoàn cơ sở (CĐCS) thực hiện tốt phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, qua đó đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần tích cực vào phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn.
Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Chiều 18/4, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại Tòa nhà Việt Tower (số 1 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội), khiến hàng trăm người đang sống và làm việc trong Tòa nhà hốt hoảng bỏ chạy ra ngoài.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.

Tin khác

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ khi thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị và Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, chuyển công tác, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Sáng nay (10/4), Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam tổ chức hội nghị “Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2025” cho hơn 100 hội viên phụ nữ tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/4, tại vườn hoa Phùng Khắc Khoan, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, với sự tham gia của khoảng 1.000 người và gồm nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý 1/2025 vừa được Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố mới đây cho thấy thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các ngành kinh tế.
Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Sau những trận thiên tai nghiêm trọng, đời sống người dân nói chung, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như: Nông dân, công nhân, lao động phổ thông… bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, mất việc làm, giảm thu nhập là những hậu quả rõ nét nhất. Do đó, việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tốt hơn là yếu tố quan trọng để giúp họ phục hồi và thích ứng với các thách thức trong tương lai.
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Nối tiếp những thành công và mục tiêu của 4 mùa trước, Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng 2025” sẽ đề cao tính chuyên sâu, để cùng với các cơ quan truyền thông, giúp người dân hiểu sâu hơn cũng như có giải pháp nâng cao chất lượng đời sống an sinh xã hội trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh.
Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Tâm lý thuê người trong họ xây dựng, trông coi công trình sẽ yên tâm hơn thuê người ngoài. Bởi đã là người nhà thì trách nhiệm với công trình không khác gì đối với ngôi nhà của chính họ. Thực tế cho thấy, không ít mâu thuẫn tình cảm và pháp lý giữa các bên lại bắt nguồn từ những nhận định đơn giản này.
Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Trong tháng 4 tới, người lao động sẽ có liên tiếp 2 kỳ nghỉ trong cùng một tháng, bao gồm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 3 ngày, và lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày liên tục…
Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Quyết định số 1577/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân thành phố Hà Nội năm 2025.
Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Nội vụ) vừa đưa ra cảnh báo hành vi lừa đảo người lao động đăng ký tuyển chọn đi làm việc nghề hàn, nghề khuôn mẫu tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc).
Xem thêm
Phiên bản di động