-->

Vun bồi nguồn lực để tăng tốc

Nhìn lại năm 2024 vừa qua, Thủ đô Hà Nội đã vững vàng vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đó là nền tảng để Thành phố tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu của năm 2025, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII và Đại hội XIII của Đảng, vững bước tiến vào “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn lực cao nhất hoàn thiện các dự án luật Tập trung nguồn lực phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Thành ủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô, kinh tế - xã hội năm 2024 của Thành phố đạt kết quả khá toàn diện, hiệu quả. Báo cáo tại kỳ họp thứ 20 Hội đồng nhân dân Thành phố khóa XVI, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Minh Hải cho biết, Hà Nội đã hoàn thành 23/24 chỉ tiêu, trong đó có 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Vun bồi nguồn lực để tăng tốc
PGS.TS Trần Đình Thiên.

Đáng chú ý, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, góp phần thúc đẩy tăng trưởng; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho đầu tư. Với nhiều biện pháp được triển khai quyết liệt và phù hợp với thực tiễn, kinh tế Thủ đô duy trì tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, dự kiến đạt khoảng 6,52% (cùng kỳ 6,27%) - Quy mô GRDP khoảng 58 tỷ USD. Đảm bảo cân đối thu, chi ngân sách và nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 120,5% dự toán (khoảng 492 nghìn tỷ đồng, thu nội địa đạt khoảng 462 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 93,8% trong tổng thu ngân sách. Thực hiện hiệu quả các chính sách tài chính, tín dụng trên địa bàn, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Thu ngân sách địa phương được hưởng theo điều tiết năm 2024 là trên 143 nghìn tỷ đồng, đạt 111,3% dự toán tăng 34% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất, nhập khẩu phục hồi mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu đạt 19,4 tỷ USD, tăng 16,7%. Kim gạch nhập khẩu 41,1 tỷ USD, tăng 9,6%. Thu hút đầu tư nước ngoài dự kiến đạt trên 2 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt gần 549 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5%. Các ngành kinh tế tiếp tục phát triển gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng: Công nghiệp và Xây dựng tăng 6,21%; Nông nghiệp tăng 2,52%, Dịch vụ tăng 7,14%. Số doanh nghiệp đăng kí thành lập mới trên 27 nghìn doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký trên 276 nghìn tỷ đồng, lũy kế đến nay toàn Thành phố có trên 401.000 nghiệp. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt trên 881 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm khoảng 4,2 - 4,6%.

Cùng với phát triển kinh tế, trong năm 2024, Hà Nội đã triển khai bài bản, khoa học nhiều nhiệm vụ quan trọng của Thủ đô và đất nước, đem lại hiệu quả rõ nét. Đáng chú ý, Thành phố tổ chức thành công các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô - Dấu ấn sâu đậm trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế với 3 sự kiện lớn: “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”; Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; Hội thảo khoa học cấp quốc gia; bên cạnh đó, 35 hoạt động có ý nghĩa đã mang lại nhiều ấn tượng, cảm xúc trong lòng người dân Thủ đô nói riêng, người dân cả nước và bạn bè quốc tế nói chung. Đặc biệt, Hà Nội đã vinh dự đón nhận 3 giải thưởng do tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới trao: “Điểm đến du lịch hàng đầu Châu Á”, “Điểm đến du lịch thành phố cho kỳ nghỉ ngắn hạn hàng đầu Châu Á” và “Điểm đến văn hóa hàng đầu Việt Nam”.

Bên cạnh đó, công tác an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo; công tác chăm lo đời sống cho nhân dân và đối tượng chính sách được thực hiện tốt; các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. Trong năm 2024, Thành phố đã giải quyết việc làm cho hơn 196 nghìn lao động, đạt 118,9 % kế hoạch năm; chú trọng thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với người có công và nhân thân; y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm (98,9% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế); ủy thác gần 10 nghìn tỷ đồng qua Ngân hàng chính sách xã hội cho hơn 96 nghìn hộ khó khăn và các đối tượng chính sách được vay vốn... Hoàn thành kế hoạch xây dựng, sửa chữa nhà hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Hà Nội tiên phong trong Đề án 06 và chuyển đổi số, thí điểm thành công để báo cáo Thủ tướng Chính Phủ “bấm nút” triển khai sổ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID trên toàn quốc vào ngày 2/10/2024. Triển khai thí điểm thành công, hiệu quả nhiều tiện ích số, như ứng dụng tìm kiếm và thanh toán bãi đỗ xe thông minh, không tiền mặt, và nền tảng “iHanoi” - cầu nối giữa chính quyền và người dân Thủ đô... Ngày 6/12/2024, Thành phố khai trương Trung tâm Dữ liệu nhà nước Thành phố, thiết lập xong hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính và hoàn thành di trú hơn 300 hệ thống ứng dụng hiện có của Thành phố lên hạ tầng mới với hiệu suất, linh hoạt cao. Các chỉ số về chuyển đổi số của Thành phố tiếp tục giữ vững vị trí top đầu như Chỉ số Quản trị điện tử (số 1); Xếp hạng 5 các nơi có lập trình viên giỏi nhất thế giới theo đánh giá của Pentalog. Thành phố đã chú trọng khai thác và phát huy tiềm lực trí tuệ, đặc biệt là “chất xám” của đội ngũ trí thức, đã trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển Thủ đô. Hệ sinh thái giáo dục và nghiên cứu phát triển mạnh với 124 cơ sở giáo dục đại học, 113 viện nghiên cứu và 14 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.

Công tác quản lý đô thị và bảo vệ môi trường được Thành phố quan tâm đẩy mạnh. Đáng chú ý, Thành phố tiếp tục xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, có tính kết nối cao; hoàn thành các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, vành đai, các nút giao thông cửa ngõ… gắn với phát triển đô thị; công tác quản lý trật tự xây dựng được tăng cường. Thực hiện tốt công tác quản lý, duy tu, duy trì và vận hành ổn định hệ thống thoát nước và các nhà máy/trạm xử lý nước thải. Tập trung triển khai xây dựng Đề án phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô (Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét); Đề án bảo vệ môi trường sông Nhuệ - Đáy giai đoạn 2021-2025. Ngày 1/12/2024, Hà Nội vận hành thử nghiệm Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá - đánh dấu bước tiến quan trọng trong hồi sinh sông Tô Lịch.

Khẳng định vị thế Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo, định hướng chiến lược của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm trong nhận thức và hành động về “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”; nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, tiềm năng đặc thù, lợi thế vượt trội của Hà Nội trong sự nghiệp đổi mới, UBND Thành phố đề ra 5 phương hướng phát triển năm 2025. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa xã hội; đầu tư hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối, giao thông công cộng, hạ tầng các khu công nghiệp công nghệ cao và công nghệ sinh học; hạ tầng khung các thành phố thuộc Thủ đô theo tinh thần Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị, gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh, an toàn cho người dân Thủ đô. Đồng thời thể chế hóa Luật Thủ đô sửa đổi và hai quy hoạch theo phương châm “thể chế thông thoáng - quản trị thông minh - tư tưởng thông suốt với văn hóa soi đường và nhân tài dẫn lối”.

Vun bồi nguồn lực để tăng tốc
Toàn cảnh Hà Nội.

Xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, xây dựng văn hóa số. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp ủy quyền, nắm vững tư tưởng chỉ đạo, định hướng chiến lược của Trung ương và các nội dung mới trong Luật Thủ đô 2024 để tạo sự phát triển tăng tốc, bứt phá. Tiếp tục thực hiện tốt 2 bộ quy tắc ứng xử và Chỉ thị 30 của Thành ủy về tăng cường xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Đặc biệt, Thành phố quán triệt thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”.

Trên tinh thần đó, năm 2025, Thành phố quyết liệt tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Đáng chú ý, Thành phố chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tài nguyên, bảo vệ môi trường, tập trung nâng cao tỷ lệ xử lý nước thải đô thị; đẩy nhanh tiến độ các nhà máy xử lý rác thải, các đề án bảo vệ môi trường dòng các sông; xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông (như: Sông Tô Lịch, sông Tích, sông Bùi, sông Đáy), trong đó trước mắt ưu tiên tập trung xử lý môi trường sông Tô Lịch, đảm bảo “sạch, sáng”, phấn đấu hoàn thành vào ngày 2/9/2025. Nghiên cứu xây dựng và ban hành các quy định về tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xây dựng “vùng phát thải thấp” theo định hướng Quy hoạch Thủ đô và Luật Thủ đô.

Để triển khai thực hiện bài bản, hiệu quả các nhiệm vụ, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6399/QĐ-UBND ngày 12/12/2024 về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2025 của thành phố Hà Nội. Trong đó, biểu tổng hợp chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gồm 25 chỉ tiêu, gồm: 5 chỉ tiêu kinh tế tổng hợp; 13 chỉ tiêu xã hội; 7 chỉ tiêu đô thị, nông thôn, môi trường. Đáng chú ý, UBND thành phố xác định, năm 2025, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,5% trở lên, GRDP/người/năm đạt khoảng 172,4 triệu đồng trở lên; vốn đầu tư thực hiện tăng 10,5% trở lên; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 5% trở lên; kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng dưới 4,5%...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, biên chế hành chính, sự nghiệp, khoa học - công nghệ và phát động phong trào thi đua năm 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, năm 2025 là năm cuối của kế hoạch 5 năm, có nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước, năm thực hiện nhiều chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Do đó, năm 2025 là năm có khối lượng công việc rất lớn, đề nghị các đơn vị, địa phương cần làm tốt công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, và có cách tiếp cận khác về thực hiện quy trình nội bộ nhằm phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Cần ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá mạnh hơn nữa về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, trong đó tập trung xây dựng hệ thống giao thông công cộng, nhất là hệ thống đường sắt đô thị. Bên cạnh đó, cần thay đổi diện mạo môi trường, bảo đảm phát triển Thủ đô xanh, sạch, đẹp.

Với truyền thống đoàn kết, thống nhất, trách nhiệm, bản lĩnh và sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của cả nhiệm kỳ đã được xác định tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ Thành phố, để khẳng định vị thế Thủ đô của đất nước đang bước vào “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”, các chuyên gia, nhà khoa học đã đề xuất nhiều giải pháp giúp Thủ đô Hà Nội tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị. PGS.TS Trần Đình Thiên (nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam) cho biết: Không có gì phải nghi ngờ Hà Nội là “toạ độ” hội tụ sức mạnh quốc gia khi tích hợp tiềm năng, tổ hợp lợi thế và hội tụ tài năng. Đó là những lợi thế tuyệt đối. Chúng ta bàn nhiều về tiềm năng, lợi thế nhưng giải pháp để hiện thực hoá cho đến tầm thì chưa đủ. Để biến tiềm năng, lợi thế thành sức mạnh hiện thực, cần có điều kiện và giải pháp. Thành phố chưa đạt được thành tựu như mong đợi vì giải pháp chưa đến tầm và điều kiện chưa đủ. Ngoài ra, Thành phố đánh giá hiệu quả phát huy theo quan điểm so sánh với các địa phương xung quanh, với mục tiêu đua tranh quốc tế cũng chưa đủ tầm nên chưa nhận diện mình thực sự đúng nghĩa. Để thực hiện sứ mệnh, Hà Nội cần sự hỗ trợ đặc biệt to lớn và khác thường từ Trung ương, trong đó, có việc dành ưu tiên về nguồn lực quy mô lớn, cung cấp các dự án phát triển đặc biệt để tạo khai thông - đột phá và những thể chế, giải pháp vượt trội nhằm tạo không gian mở, cơ hội phát triển mới cho Hà Nội.

Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”, các chuyên gia, nhà khoa học đã đề xuất nhiều giải pháp giúp Thủ đô Hà Nội tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị. PGS.TS Trần Đình Thiên (nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam) cho biết: Không có gì phải nghi ngờ Hà Nội là “toạ độ” hội tụ sức mạnh quốc gia khi tích hợp tiềm năng, tổ hợp lợi thế và hội tụ tài năng. Đó là những lợi thế tuyệt đối. Chúng ta bàn nhiều về tiềm năng, lợi thế nhưng giải pháp để hiện thực hoá cho đến tầm thì chưa đủ. Để biến tiềm năng, lợi thế thành sức mạnh hiện thực, cần có điều kiện và giải pháp. Thành phố chưa đạt được thành tựu như mong đợi vì giải pháp chưa đến tầm và điều kiện chưa đủ. Ngoài ra, Thành phố đánh giá hiệu quả phát huy theo quan điểm so sánh với các địa phương xung quanh, với mục tiêu đua tranh quốc tế cũng chưa đủ tầm nên chưa nhận diện mình thực sự đúng nghĩa. Để thực hiện sứ mệnh, Hà Nội cần sự hỗ trợ đặc biệt to lớn và khác thường từ Trung ương, trong đó, có việc dành ưu tiên về nguồn lực quy mô lớn, cung cấp các dự án phát triển đặc biệt để tạo khai thông - đột phá và những thể chế, giải pháp vượt trội nhằm tạo không gian mở, cơ hội phát triển mới cho Hà Nội.

Hoàng Phúc

Nên xem

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Năm học 2025 - 2026, 77 trường trung học phổ thông (THPT) tư thục ở Hà Nội được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.
Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, phát triển đất nước phải song hành với trách nhiệm quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, vì hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu; hợp tác quốc tế trên nguyên tắc "các bên cùng thắng".
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đối với Việt Nam, cùng với chuyển đổi số, xác định chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu khách quan, là yếu tố then chốt và động lực đột phá để thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời góp phần từng bước hiện thực hóa các cam kết tại COP26 về đưa mức phát thải ròng về bằng "0" vào năm 2050.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Chương Mỹ: Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chương Mỹ: Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Thời gian qua, LĐLĐ huyện Chương Mỹ xác định rõ việc “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” là một trong những nhiệm vụ quan trọng của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Qua phong trào, tiếp tục phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn đồng hành cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc tiến bộ, văn minh.
Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Công ty cổ phần GeneStori thu mẫu cho các mẹ liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.
Ngày thi đấu thứ 4: Nhiều đội bóng ghi tên sớm vào vòng đấu loại trực tiếp

Ngày thi đấu thứ 4: Nhiều đội bóng ghi tên sớm vào vòng đấu loại trực tiếp

Sáng 16/4, đã diễn ra 2 loạt trận trong ngày thi đấu thứ 4 của Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025. Nhiều kết quả đã được định đoạt, trong đó không ít trận đấu mang tính thủ tục khi các tấm vé vào vòng loại trực tiếp đã sớm có chủ.

Tin khác

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Sáng 16/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025) đã diễn ra Diễn đàn Đối thoại chính sách với chủ đề “Khuyến khích đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh”.
Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Năm 2025, chủ đề Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới là: “Đổi mới sáng tạo - Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn”; “Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng”; “Đổi mới sáng tạo toàn dân - Chuyển đổi số toàn diện - Vì cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Hội nghị P4G 2025: Hướng đến phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

Hội nghị P4G 2025: Hướng đến phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin, Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư sẽ chính thức diễn ra tại Hà Nội từ ngày 14 - 17/4/2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”. Đây là sự kiện đa phương cấp cao lớn nhất về tăng trưởng xanh do Việt Nam đăng cai tổ chức trong giai đoạn 2021-2026.
Ra mắt kênh tiếp nhận đề xuất các sản phẩm, giải pháp mới về công nghệ, chuyển đổi số

Ra mắt kênh tiếp nhận đề xuất các sản phẩm, giải pháp mới về công nghệ, chuyển đổi số

Ngày 9/4, Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức công bố, ra mắt Cổng thông tin điện tử sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây là một sự kiện quan trọng nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, góp phần thúc đẩy hệ sinh thái khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu tại buổi gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Không thể từ từ, chậm trễ trong thực thi các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân

Không thể từ từ, chậm trễ trong thực thi các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân

Theo đại biểu Phan Đức Hiếu, Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế, Nghị quyết mới về phát triển kinh tế tư nhân cần đạt được yêu cầu đột phá cả trong giải pháp và cách làm.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu

Tổng Bí thư khẳng định Đảng và Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực dữ liệu, để Việt Nam sớm trở thành một quốc gia số, một xã hội số, một nền kinh tế số thịnh vượng.
Tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Tinh gọn bộ máy để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Việc tuyên truyền, quán triệt thực hiện Kết luận số 127-KL/TƯ được Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ thực hiện bằng nhiều hình thức; đưa vào nội dung sinh hoạt cấp ủy, thông tin kịp thời các phương án, mô hình hệ thống tổ chức, đề án sắp xếp; các chế độ, chính sách đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. Qua đó đã động viên, khích lệ mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phát huy tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung.
Xem thêm
Phiên bản di động