-->

Viết tiếp bản hùng ca lịch sử

Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò vừa tổ chức trưng bày “Phút hồi sinh” gợi nhớ thời khắc lịch sử hào hùng của những ngày chiến thắng trở về để thế hệ sau càng thêm thấu hiểu và tri ân công lao, sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày; để càng thêm trân quý giá trị của hòa bình, của độc lập, tự do ngày hôm nay.
"Bản hùng ca chiến thắng" - "Điện Biên Phủ trên không", sức mạnh của hào khí Thăng Long - Hà Nội Kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”: Vang mãi bản hùng ca bất diệt

Trưng bày do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày chiến thắng trở về của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày (1973 - 2023); 48 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023). Trưng bày “Phút hồi sinh” được thể hiện qua 3 nội dung: “Mở cửa ngục tù”, “Ngày chiến thắng trở về”, “Viết tiếp bản hùng ca”.

Viết tiếp bản hùng ca lịch sử
Nhiều du khách tham quan trưng bày “Phút hồi sinh”.

Ở phần “Mở cửa ngục tù” đã hé lộ nhiều thủ đoạn tàn khốc nhằm đày ải về thể xác, tinh thần các chiến sĩ của chúng ta. Theo đó, sau năm 1954, hệ thống nhà tù, trại giam được đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa thiết lập khắp miền Nam. Sáu nhà tù, trại giam được mệnh danh là “địa ngục trần gian” lớn nhất miền Nam là: Côn Đảo, Phú Quốc, Chí Hòa, Phú Lợi, Tân Hiệp, Thủ Đức. Trong đó, Nhà tù Côn Đảo (1955 - 1975) là nơi kẻ địch áp dụng nhiều thủ đoạn thâm độc và tàn bạo nhất. Những người tù bị hành hạ suốt ngày đêm, chết dần chết mòn trong các chuồng cọp, xà lim. Ngày 25/5/1970, một phần sự thật về chuồng cọp trong nhà tù đã bị phanh phui trước dư luận quốc tế qua sự tố cáo của những học sinh, sinh viên trở về từ Nhà tù Côn Đảo.

Người xem thực sự ám ảnh khi đọc những lời tường thuật của hai dân biểu Mỹ Augustus Hawkins và William Anderson khi đến thăm Nhà tù Côn Đảo, ngày 2/7/1970: “Khoảng 500 người bị giam trong các chuồng cọp, có nhiều phụ nữ từ 15 đến 70 tuổi, có cả những bà già bị mù mắt… Họ bị giam giữ chỉ vì đấu tranh cho hòa bình. Họ bị bỏ đói, bỏ khát, bị nhốt như những con vật trong các chuồng cọp. Họ bị ngạt thở vì người ta tung vôi bột vào trừng phạt họ… Trong 7 tháng, họ chỉ được ăn rau có 3 lần. Đó là sự đối xử kinh khủng nhất đối với con người mà chúng tôi chưa bao giờ thấy”.

Còn tại Trại giam tù binh Phú Quốc (Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam/Phú Quốc, 1967 - 1973) là trại giam lớn nhất của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Đây là nơi giam gần 40.000 lượt tù binh, nơi thấm đẫm máu đào của gần 4.000 chiến sĩ bị sát hại. Trại có 12 khu giam với gần 500 ngôi nhà làm bằng tôn, bao quanh là nhiều lớp rào kẽm gai, các vọng gác, quân cảnh canh gác 24/24h. Tại đây, kẻ địch thẳng tay đàn áp người tù bằng mọi thủ đoạn, có cả kiểu hiện đại và kiểu thời trung cổ. Nhưng những hình thức tra tấn ấy đã không khuất phục được sự kiên trung của các chiến sĩ cách mạng.

Sau thất bại liên tiếp ở các chiến trường, đặc biệt là cuộc tập kích 12 ngày đêm bằng không quân ra miền Bắc (12/1972), Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973). Đây là mốc son lịch sử, mở đường cho ngày trở về của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày.

Ở phần “Ngày chiến thắng trở về”, không gian trưng bày chuyên đề nổi bật với tổ hợp cổng chào, tái hiện lại thời khắc lịch sử trao trả các chiến sĩ cách mạng bên bờ sông Thạch Hãn năm 1973. Bên dòng Thạch Hãn, từ nhiều trại giam, các chiến sĩ được đưa đến bờ Nam sông Thạch Hãn (Quảng Trị) dưới sự giám sát của Ban Liên hợp Quân sự bốn bên và các giám sát viên quốc tế. Tại đây, hàng nghìn chiến sĩ đã được trao trả cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong nhiều đợt. Dẫu thân thể không còn lành lặn, nhiều chiến sĩ vẫn giương cao khẩu hiệu, hát vang các bài ca cách mạng. Được trở về cũng như lần thứ hai được sinh ra, nước mắt của những người tù tưởng đã kiệt khô lại trào ra chan chứa.

Ngày trở về tự do hôm đó đã in dấu suốt cuộc đời của nữ tù binh Võ Thị Thắng, sau này bà là Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch: “Trời Lộc Ninh xanh ngắt, cao vời vợi, ánh nắng mặt trời và hơi ấm của đồng đội làm tôi ngất ngây, bồi hồi. Nhớ đến bản án 20 năm khổ sai mà kẻ địch gán cho tôi 6 năm về trước, bất giác tôi mỉm cười”. Hay đồng chí Lê Văn Thức là một trong những tử tù được trở về đất liền vào tối 4/5/1975. Sáng ngày 5/5, tàu cập cảng Vũng Tàu, khi đang chờ để làm thủ tục thì nghe có tiếng loa gọi: “Ai là Lê Văn Thức, ra có người nhà gặp”. Khi bước ra sân, đồng chí ngỡ ngàng khi thấy má đứng đó. Hơn 7 năm qua, tưởng con đã chết và giờ được gặp lại con, má chỉ biết ôm con và khóc. Nhiếp ảnh gia Lâm Hồng Long đã chớp lấy khoảnh khắc xúc động đó và đặt tên cho bức ảnh là “Mẹ con ngày gặp lại” (hay còn gọi là “Ngày hội ngộ”)”.

Phần cuối “Viết tiếp bản hùng ca” thể hiện nỗ lực vươn lên trong quá trình học tập, công tác của các chiến sĩ sau ngày trở về. Họ luôn nhớ về những đồng đội đã hy sinh tại nơi “địa ngục trần gian” năm xưa với nhiều hoạt động tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, thăm hỏi các bạn tù có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, hàng năm, Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội cũng thường xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt, tri ân các cựu tù chính trị, cựu tù binh để cùng ôn lại những kỷ niệm của một thời đấu tranh gian khổ, hào hùng không thể nào quên.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động