-->

Chuyện về người sinh con đúng thời khắc lịch sử

Mới gà gáy sáng, bà Phạm Hồng Kỳ đã dậy thổi cơm. Trong ánh lửa rơm bập bùng, lòng bà không khỏi lo lắng. Đã mấy hôm rồi, loa phát thanh của xã Ấm Thượng (huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ) bắc trên gốc cây đa ngoài đê thông báo quân ta đang tổng tiến công giải phóng miền Nam.
chuyen ve nguoi sinh con dung thoi khac lich su Ngày 27/4/1975, tiến công thần tốc giải phóng Bà Rịa - Vũng Tàu
chuyen ve nguoi sinh con dung thoi khac lich su Xúc động buổi giao lưu “Sắt son một niềm tin với Đảng”
chuyen ve nguoi sinh con dung thoi khac lich su Thành Hà Nội - Dấu ấn một thời
chuyen ve nguoi sinh con dung thoi khac lich su
Bà Phạm Hồng Kỳ và ông Phạm Đình Giảng

Thổi xong cơm, bà Kỳ đổ ra cái nong, lấy cái khăn xô để làm cơm nắm. Hôm nay là ngày 28/4/1975, bà phải sang bệnh viện sơ tán cách nhà hơn ba mươi cây số để chờ sinh con. “Những ngày này, không khí trong xã khẩn trương lắm. Cứ đi ra khỏi cửa là nghe thấy mọi người kháo nhau: “Giải phóng đến nơi rồi, sắp giải phóng rồi. Quân đội cụ Hồ sắp tiến vào Sài Gòn”, bà Kỳ nhớ lại.

Sáng hôm ấy, bà cùng mẹ đẻ đi đò qua sông Thao, sang xã Văn Lang rồi tiếp tục đi bộ vào bệnh viện sơ tán. Khi ấy cả xã mới có một cái bệnh viện nhưng do sợ địch ném bom nên đã rút vào rừng cọ. Cơm nắm muối vừng cùng bịch quần áo, phích nước, tã lót chuẩn bị sinh, hai mẹ con bà Kỳ lặn lội tìm vào bệnh viện sơ tán. Trên đường đi, ai nhìn thấy mẹ con bà cũng đứng lại hỏi han, nào là “đi đẻ phải không? sắp giải phóng rồi, sướng nhất nhé”, rồi “chồng cô đâu sao không về đưa đi?.

Chả là sau khi tốt nghiệp trung cấp kế toán, bà Kỳ được phân công công tác ở Xí nghiệp mậu dịch huyện Bảo Yên, tỉnh Hoàng Liên Sơn (giờ là tỉnh Lào Cai), nhưng gần đến lúc sinh con, bà mới về Phú Thọ. Chồng bà là ông Phạm Đình Giảng, kỹ sư thuộc đội đóng tầu thuỷ đang công tác tại Bộ cơ khí lúc bấy giờ.

Hai ông bà cùng quê Sông Thao, Phú Thọ, nhà cách nhau xóm trên, xóm dưới. Khi bà Kỳ về quê sinh con, vì nhiệm vụ công tác nên ông Giảng không về được. Trong những ngày này ông vẫn còn đang ở Hà Nội. Lúc đó, dù đang mang thai sắp sinh nhưng bà Kỳ cũng không khỏi lo lắng, chỉ sợ Hà Nội bị ném bom. Trước đó, ông bà có biên thư hẹn ngày bà sinh sẽ về. Dường như không khí chiến thắng đã lan vào từng nhà, cho nên ai cũng thấp thỏm chờ đợi. Nhiều người vác cuốc ra đồng còn tụ tập ở cửa đình để tán chuyện.

Đi đến quá trưa, hai mẹ con bà Kỳ cũng đến được bệnh viện sơ tán nằm sâu trong rừng cọ. “Gọi là bệnh viện nhưng so với bây giờ chỉ như một túp lều thôi. Năm 1975, mọi thứ đều rất thô sơ. Bệnh viện nằm trên khoảng đất bằng phẳng dưới rừng cọ, lợp lá cọ, gặp khi trời mưa cũng dột chỗ nọ chỗ kia. Y bác sĩ chỉ có đâu năm, sáu người, bận rộn cả ngày đêm.

Bệnh nhân chủ yếu là những người bệnh nặng hoặc sắp sinh con. Ở bên ngoài, xã gắn một cái loa phát thanh trên cây cọ, sáng nào cũng mở phát thanh tuyên truyền. Những ngày này chủ yếu là tường thuật quân giải phóng mấy giờ, tiến đánh đến đâu, khí thế ra sao...Không khí trong bệnh viện lúc đó rất sôi nổi, nhưng cũng có những lúc trầm buồn”, bà Kỳ kể.

Buồn là vì trong số những bệnh nhân ở bệnh viện lúc bấy giờ, không ít người có chồng, có con đang ở chiến trường miền Nam. Bà Kỳ còn nhớ rõ, trong phòng chờ sinh còn có bà Liễu người Văn Lang có chồng đi chiến trường miền Nam. Hai người cưới nhau được một tháng thì chồng bà Liễu nhập ngũ.

Kể từ đó ông chưa một lần biên thư về, còn bà Liễu muốn báo tin cho chồng rằng họ sắp có đứa con đầu lòng lại chẳng có địa chỉ mà gửi thư. Bà Liễu ngày nào cũng thẫn thờ ra rừng cọ ngóng trông, rồi lại buồn buồn lo lắng: Liệu chồng bà có hành quân vào đến chiến khu an toàn? Còn sống hay đã hy sinh? Nhỡ giải phóng rồi mà ông vẫn không về thì sao?

Còn nhiều người nữa có con vào chiến trường. Loa phát thanh tường thuật trận chiến càng ác liệt, họ lại càng lo lắng không biết con của họ có trở về hoặc trở về lành lặn được hay không? Trong cái không khí cận kề ngày chiến thắng ấy, có những hân hoan, có những mong đợi và có cả những đêm không ngủ của những người cha, người mẹ, người vợ đang ngóng chồng, con nơi chiến trường. Bà Kỳ cũng còn nhớ, bà loáng thoáng nghe họ an ủi nhau: “Thôi bác đừng lo lắng nữa, nếu chẳng may thằng cả mà hy sinh thì cũng là hy sinh cho Tổ quốc”.

Sáng ngày 30/4, bà Kỳ trở dạ từ lúc 5 giờ sáng. Bà nhớ trong lúc ấy, trên đầu vẫn vang vang tiếng loa phát thanh thông báo quân ta sắp giải phóng Sài Gòn. Cơn đau ập đến mấy tiếng đồng hồ, xen lẫn âm thanh xôn xao khắp bệnh viện. Đúng 11 giờ 30 phút, tiếng khóc oe oe báo hiệu một em bé ra đời, cũng là lúc những tiếng hô vang “cụ Hồ Muôn năm” lan khắp rừng cọ. Mẹ của bà đang nắm chặt tay bà, nước mắt cũng chảy ra: “Thắng rồi, giải phóng rồi Kỳ ạ”.

Bà còn nhớ, trong tiếng reo vui còn có những tiếng nức nở. Bệnh nhân ôm nhau khóc, bác sĩ ôm nhau khóc, bệnh nhân ôm bác sĩ khóc... còn bà Kỳ cũng khóc khi nhìn ngắm sinh linh bé nhỏ vừa chào đời trong thời khắc lịch sử thiêng liêng của Tổ quốc.

Cho đến sáng ngày mùng 1/5, niềm vui mới thật sự tròn vẹn khi ông Giảng về đến nơi. Ông vứt cái xe đạp ở ngoài cửa bệnh viện, lao đến bên vợ con. Khi ấy bà Kỳ còn nghe ông cuống quýt hỏi: Đặt tên cho con chưa? Đặt chưa?

chuyen ve nguoi sinh con dung thoi khac lich su
Chị Phạm Hải Vân, sinh đúng 11h30 sáng ngày 30/4/1975 (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Ông Phạm Đình Giảng cho biết, mặc dù đã làm đơn xin nghỉ phép trước đó lâu rồi nhưng đến lúc ấy phép vẫn chưa được duyệt vì xưởng cơ khí đang trong giai đoạn thử nghiệm tàu ở Hồ Tây. Đến tận chiều ngày 29/4 ông mới có lệnh nghỉ phép từ Bộ mà ngày ấy xe ca từ Hà Nội lên Phú Thọ mỗi ngày chỉ có một chuyến.

Vậy là hôm sau, ông quyết định đạp xe đạp đi Phú Thọ. Đường cái gập ghềnh, lên dốc xuống đèo chứ không thuận tiện như bây giờ. Xe đạp cứ lên dốc là dắt bộ, xuống dốc thì đi. Ông vừa đi vừa nghỉ, đến đêm mới về đến nhà ở xã Ấm Thượng. Mẹ ông đưa cho lọ ruốc và cân gạo nếp, ông lại đạp xe sang Văn Lang tìm đến bệnh viện sơ tán để thăm vợ con.

“Trên đường đi, không khí hân hoan vui mừng tràn ngập khắp nơi. Riêng tôi thì niềm vui đã được nhân gấp hai mươi lần vì vừa có con đầu lòng, vừa được sống trong không khí giải phóng nước nhà. Hồi ấy ở Hà Nội rất sợ, nhiều người đã xin chuyển công tác vì sợ ném bom, nhưng kể từ giờ phút ấy, tất cả chúng tôi không ai còn phải sợ nữa. Đã thật sự giải phóng rồi”, ông Giảng xúc động nhớ lại ngày lịch sử.

Ngay ngày mùng 1/5, trong không khí hân hoan của người dân xã Văn Lang, ông bà đã đặt tên cho cô con gái đầu lòng là Phạm Hải Vân. Ông Giảng lý giải, ngay trước khi ông đạp xe lên Phú Thọ với vợ con, ở xưởng đóng tầu nơi ông làm việc mọi người lan truyền câu chuyện quân ta bất chấp địch ném bom đã vượt qua đèo Hải Vân vào giải phóng Huế - Đà Nẵng và giành thắng lợi ngày 29/3/1975. Dù đang ở Thủ đô Hà Nội, nhưng trong lòng ai cũng hân hoan, cái tên đèo Hải Vân đã ở trong tâm trí ông từ đó. Cho nên, ông quyết định đặt tên con là Hải Vân.

Năm nay, bà Phạm Hồng Kỳ đã bước sang tuổi 66, còn ông Phạm Đình Giảng đã ở tuổi 71. Sau giải phóng, ông làm ở Bộ cơ khí thêm vài năm rồi theo bà lên Lào Cai công tác. Bà Kỳ sinh được bốn người con, bà ở với cậu con trai út, còn hai cô con gái giữa thì lấy chồng ở xa, chỉ còn chị Hải Vân ở cạnh ông bà, ngày nào cũng chạy qua chạy lại cùng em trai chăm sóc ông bà.

Hàng năm, cứ đến ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, cả nhà lại có một cái sinh nhật đặc biệt. Chị Phạm Hải Vân cho biết, năm nào vào sinh nhật chị, bố mẹ chị cũng nhắc lại câu chuyện “11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975”. Dường như mỗi năm, ký ức tươi đẹp đó lại trở về trong trí nhớ của người già, dù ông bà đã quên đi nhiều thứ, nhưng ngày này thì vẫn có thể minh mẫn kể đi kể lại từng điều nhỏ nhất.

Bảo Thoa 

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Dịch vụ xem phim trên mạng thông qua tài khoản Netflix giờ đã quá quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá thuê theo tháng cho một tài khoản (TK) còn khá cao. Lợi dụng tâm lý của người xem khi muốn có kho phim giải trí phong phú nhưng không phải trả phí cao nên nhiều đối tượng đã bằng nhiều cách tiếp cận khách hàng để chào mời các gói xem phim lậu, bẻ khoá. Không ít khách hàng tiền mất còn bực mang khi mua tài khoản phim dạng này.
Dự kiến thành phố Vinh sau sắp xếp còn 6 phường

Dự kiến thành phố Vinh sau sắp xếp còn 6 phường

Theo phương án mới nhất, dự kiến thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An sẽ sáp nhập 33 phường, xã hiện tại còn 6 phường, trong đó có phường Cửa Lò.
Nhiều hoạt động đa dạng tại chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy”

Nhiều hoạt động đa dạng tại chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy”

Sáng ngày 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4, chào mừng kỷ niệm 8 năm ngày thành lập Phố Sách Hà Nội với chủ đề “Sách mở rộng thế giới tư duy”.
Mùa cây “thay áo”

Mùa cây “thay áo”

Hà Nội đang bước vào mùa cây thay lá. Nhiều người bạn của tôi cùng nhận ra, những mảng sắc màu đa sắc của lá trong phút “tàn phai rực rỡ” biến chuyển khiến phố Hà thành như một bức tranh của Levitan. Nhưng với tôi, vũ điệu của lá khi trút xuống mang vẻ đẹp huyền ảo riêng có.
Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Ra huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi mà không một lần đặt chân kính cẩn nghiêng mình trước tượng đài Hải đội Hoàng Sa rồi tới giếng Vua còn được người dân gọi là giếng Gia Long hay giếng Xó La, nằm ở thôn Đông, xã An Vĩnh thì chưa thể gọi là đến đảo tiền tiêu. Cạnh tượng đài vẫn còn ngôi mộ tụ hồn từ xa xưa như muốn nhắc nhở con cháu muôn đời sau rằng ông cha họ xưa kia bất chấp hiểm nguy, hy sinh tuổi xuân thẳng tiến Hoàng Sa để đánh dấu phần biển đảo thiêng liêng của đất nước.
“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

Tối 15/4, tại Hội trường 700 - Học viện Tài chính (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), buổi tọa đàm “Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan - Vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” đã diễn ra trong không khí sôi nổi và đầy cảm hứng.
Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Nghệ An là tỉnh rộng nhất cả nước, hiện nay địa phương này có 412 đơn vị cấp xã
Miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng trên diện rộng

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng trên diện rộng

Hôm nay (15/4) có thể là ngày cuối cùng miền Bắc se lạnh về đêm và sáng. Từ trưa chiều nay, nền nhiệt tăng nhanh. Những ngày tới, nhiệt độ tiếp tục tăng, miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác vào chiều tối.
Valentine Đen – Ngày lễ của những người độc thân

Valentine Đen – Ngày lễ của những người độc thân

Khi nhắc đến Valentine, hình ảnh quen thuộc thường là những cặp đôi tay trong tay, những bó hoa rực rỡ, những món quà tình yêu và những lời chúc đầy ngọt ngào. Tuy nhiên, không phải ai cũng có người để chia sẻ những điều đó. Với những người đang độc thân, ngày lễ tình yêu đôi khi trở thành một lời nhắc nhẹ nhàng rằng họ đang một mình. Nhưng trong thế giới hiện đại, vẫn còn có một ngày dành riêng cho những người chưa có nửa kia - đó chính là Valentine Đen (Black Valentine), rơi vào ngày 14/4 hằng năm.
Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh đang diễn ra tại miền Bắc

Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh đang diễn ra tại miền Bắc

Không khí lạnh bao phủ khiến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời lạnh, vùng núi Bắc Bộ có nơi trời rét; từ đêm 13-14/4, đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi cao có nơi dưới 13 độ.
Xem thêm
Phiên bản di động