Việt Nam "bắt tay" Nhật Bản thỏa thuận trao đổi dữ liệu vệ tinh
Việt Nam – Nhật Bản ký thỏa thuận về trao đổi dữ liệu vệ tinh. (Ảnh: PV) |
Thỏa thuận trao đổi dữ liệu vệ tinh nhằm hỗ trợ Chương trình DataCube ở Việt Nam - một nền tảng dữ liệu lớn của các vệ tinh quan sát trái đất để phát triển các ứng dụng liên quan đến: giám sát lúa; rừng và chất lượng nước cũng như thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu vệ tinh trong các lĩnh vực nói trên.
Với thỏa thuận này, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản sẽ cung cấp các sản phẩm ScanSAR ALOS-2 chụp lãnh thổ Việt Nam các đề nghiên cứu được hai bên đồng thuận, thỏa thuận cũng là khuôn khổ để hai bên mở rộng hợp tác trong phát triển nghiên cứu, ứng dụng qua việc sử dụng các sản phẩm quan sát đất ("sản phẩm EO"), không chỉ của vệ tinh ALOS-2 mà còn của các vệ tinh khác cũng như các dữ liệu đã có sẵn trong hệ thông Việt Nam DataCube.
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ vận hành và duy trì hệ thống Việt Nam DataCube để lưu trữ dữ liệu ALOS-2, thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu ALOS-2 trong các lĩnh vực ứng dụng; thực hiện các nghiên cứu, ứng dụng và thúc đẩy sử dụng các sản phẩm EO của các vệ tinh khác đặc biệt là vệ tinh Nhật Bản cũng như dữ liệu có sẵn phục vụ cho hoạt động của hệ thống Việt Nam DataCube.
Các hoạt động thuộc thỏa thuận này được bắt đầu ngay khi hai bên tiến hành ký kết và tiếp tục trong vòng 2 năm từ 9/2017 – 9/2019.
Trong cùng ngày cũng đã diễn raHội thảo quốc tế hệ thống quan sát trái đất toàn cầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 10 với chủ đề “Tăng cường hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững bằng hệ thống quan sát trái đất: Kinh nghiệm từ khu vực Châu Á – Châu Đại Dương”.
GS. VS. Châu Văn Minh - Chủ tịch, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu. Thực tế, lũ quét, sạt lở đất, áp thấp nhiệt đới và bão đã tàn phá nhiều nhà cửa, làng mạc, đường xá và làm nhiều người dân thiệt mạng.
Hội thảo thảo luận về nhu cầu của Châu Á – Châu Đại Dương về thông tin, quan sát sinh vật, quan sát biển, nền tàng dữ liệu và chia sẻ dữ liệu của các vệ tinh quan sát trái đất, đặc biệt, xác định phương thức đẩy mạnh công nghệ vũ trụ và ứng dụng công nghệ vũ trụ cho giám sát thiên tai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững và tạo cuộc sống tốt đẹp hơn trong môi trường xanh.
Theo Linh Linh/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/1: Đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, trời rét
Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1: Kỳ phùng địch thủ
TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Tin khác
Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
Công nghệ 16/01/2025 16:45
7 sản phẩm đạt giải Vàng Make in Viet Nam 2024
Xe - Công nghệ 16/01/2025 06:03
Máy giặt AI độc đáo: "Giặt" cơ thể và tâm trí trong 15 phút!
Công nghệ 04/01/2025 07:43
Công nghệ pin đột phá: Vượt qua giới hạn của pin lithium - ion
Công nghệ 08/12/2024 08:21
Phát triển hệ thống mới thay thế GPS
Công nghệ 05/12/2024 07:03
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo
Công nghệ 26/11/2024 21:54
Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
Công nghệ 21/11/2024 13:54
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI
Công nghệ 15/11/2024 07:20
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh
Công nghệ 12/11/2024 07:53
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người
Công nghệ 11/11/2024 07:30