Viêm não Nhật Bản: Không liên quan đến ăn vải và thịt
Bệnh viêm não Nhật Bản: Phòng bệnh, hơn chữa bệnh | |
Phòng bệnh viêm não Nhật Bản là giải pháp tối ưu | |
4 bệnh nhi viêm não Nhật Bản nguy kịch |
PGS.TS Trần Đắc Phu. |
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - VNNB là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do vi rút VNNB gây ra. Bệnh làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản khi gây dịch ở nước này với số người mắc và tử vong rất cao. Năm 1935 các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra căn nguyên gây bệnh là một loại vi rút được đặt tên là vi rút VNNB và từ đó tên bệnh cũng được gọi là VNNB. Các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippines và vùng Viễn Đông Liên bang Nga hằng năm đều có dịch bệnh VNNB với số người mắc khá cao. Hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ nói trên có nhiệt độ cao vào mùa hè và mưa nhiều, thuận lợi cho việc trồng lúa nước.
Việc ăn quả vải, ăn thịt không liên quan đến lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Sở dĩ bệnh hay gặp vào mùa vải là vì đây là mùa thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển (tháng 5, 6, 7) và cũng là mùa có nhiều loài hoa quả chín thu hút chim từ rừng về mang theo mầm bệnh từ nơi hoang dã rồi từ đó lây sang đàn lợn, gia súc gần người và sau đó lây sang cho người. |
Vậy ở Việt Nam, bệnh VNNB xuất hiện từ khi nào?
PGS.TS Trần Đắc Phu: Ở Việt Nam, bệnh VNNB được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1952. Bệnh VNNB lưu hành trong cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc. Các ổ dịch phần lớn tập trung ở những vùng trồng nhiều lúa nước kết hợp với chăn nuôi lợn hoặc vùng trung du bán sơn địa có trồng nhiều hoa quả và nuôi lợn. Bệnh thường có biểu hiện rất cấp tính bao gồm sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn mửa; rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau như: Vật vã mê sảng hoặc li bì, lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt. Tỉ lệ tử vong cao có thể lên đến 10% - 20%.
Xin ông cho biết nguồn quan trọng truyền nhiễm của bệnh VNNB?
PGS.TS Trần Đắc Phu: Động vật nhiễm vi rút có vai trò là nguồn truyền nhiễm bệnh VNNB cho người. Nguồn truyền nhiễm trong thiên nhiên là các loài chim, và một số loài bò sát; Nguồn truyền nhiễm ở súc vật gần người quan trọng nhất là lợn, do dễ bị nhiễm vi rút và được chăn nuôi ở nhiều hộ gia đình. Ngoài ra, một số gia súc khác như trâu, bò, dê, cừu cũng có thể là ổ chứa của vi rút. Lý do chọn lợn là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất vì đó là loài động vật sống gần người. Tỉ lệ lợn bị nhiễm virút VNNB trong vùng dịch rất cao (khoảng 80% số đàn lợn nuôi) và phạm vi lợn nuôi tại các hộ gia đình rất lớn (hầu hết gia đình ở nông thôn có nuôi lợn). Sự xuất hiện vi rút VNNB trong máu lợn xảy ra ngay sau khi lợn bị nhiễm virút. Thời gian nhiễm virút huyết ở lợn kéo dài từ 2 - 4 ngày với số lượng virút VNNB trong máu rất cao, đủ để gây nhiễm cho muỗi để từ đó truyền bệnh cho người.
Bệnh VNNB có lây từ người sang người không thưa ông?
PGS.TS Trần Đắc Phu: Bệnh VNNB không lây trực tiếp từ người sang người. Bệnh được truyền sang người qua muỗi đốt. Muỗi hút máu động vật bị nhiễm vi rút (thường là từ lợn) rồi từ đó lại đốt người và truyền bệnh cho người. Muỗi truyền bệnh VNNB được gọi là véctơ truyền bệnh. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bệnh không làm lây bệnh.
Ảnh minh họa. |
Hiện nay đang có thông tin về việc ăn vải, ăn thịt cũng bị lây bệnh VNNB, theo ông, thông tin đó có đúng không?
PGS.TS Trần Đắc Phu: Như đã nêu trên, bệnh VNNB là bệnh cấp tính do virut gây ra, làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương. Do đó, việc ăn quả vải, ăn thịt không liên quan đến lây truyền bệnh VNNB. Sở dĩ bệnh hay gặp vào mùa vải là vì đây là mùa thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển (tháng 5, 6, 7) và cũng là mùa có nhiều loài hoa quả chín thu hút chim từ rừng về mang theo mầm bệnh từ nơi hoang dã rồi từ đó lây sang đàn lợn, gia súc gần người và sau đó lây sang cho người.
Theo ông, bệnh VNNB ở lứa tuổi nào có nguy cơ bị? Các phòng tránh bệnh VNNB?
PGS.TS Trần Đắc Phu: Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với vi rút VNNB đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh VNNB chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa từng được tiêm chủng trước đây và có thể bị nhiễm vi rút khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh VNNB. Bệnh VNNB đã có vắc xin phòng bệnh, nên việc tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả và khả thi nhất. Ngoài tiêm vắc xin, các biện pháp sau đây cũng góp phần phòng bệnh cho cộng đồng, bao gồm: Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà; Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối, đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi; khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ông có thể cho biết tiêm vắc xin VNNB được thực hiện như thế nào?
PGS.TS Trần Đắc Phu: Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Tiêm 3 liều cơ bản theo lịch tiêm của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Mũi 1: lúc trẻ đủ 1 tuổi; Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; Mũi 3: sau mũi 2 là một năm; Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vắc xin VNNB thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản: Mũi 1: càng sớm càng tốt. Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần. Mũi 3: sau mũi 2 là một năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Xin cảm ơn ông!
Thu Trang (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47