-->

Vì sao nhiều người muốn đầu tư vào Đường sắt?

 Luật Đường sắt có hiệu lực từ năm 2006. Khi đó cụm từ xã hội hóa đường sắt mới được nghe lần đầu. Tuy có lịch sử gần 100 năm, nhưng Đường sắt vốn lạc hậu, bảo thủ, trì trệ nên được mệnh danh là "Đừng sờ vào nó". Chỉ đến thời Bộ trưởng Đinh La Thăng, 4 chữ đừng sờ vào nó bắt đầu được thay đổi. Đã có nhiều người muốn đầu tư vào đường sắt, thậm chí muốn mua đứt cả trung tâm đầu não là ga Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng…
Thêm một vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng
Tai nạn lao động: Đừng để mất bò mới lo rào chuồng
Đường sắt Việt Nam triển khai bán vé điện tử
Vì sao ngành đường sắt bị “tước” quyền chủ đầu tư hàng loạt dự án?
Các đại dự án đường sắt đô thị: Đội vốn, không hẹn ngày về đích
Bộ GTVT yêu cầu thay toàn bộ lãnh đạo BQL các dự án đường sắt

Đường sắt Việt Nam- "Đừng sờ vào nó"

Những ai quan tâm đến vận tải Đường sắt, đều biết rằng, đây là một ngành yêu cầu đầu tư lớn, nhưng lại thu hồi vốn chậm, thậm chí khó thu hồi. Nhiều nước trên thế giới, nhà nước cũng phải đầu tư, bù lỗ cho kết cấu hạ tầng vận tải Đường sắt.

Vì sao nhiều người muốn đầu tư vào Đường sắt?
Ga Hà Nội đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm

Ở Việt Nam, đến tận bây giờ Đường sắt vẫn là của Nhà nước, ngân sách hằng năm đều phải đầu tư cho Đường sắt. Tuy nhiên, nhiều năm qua do đầu tư quá nhỏ giọt nên Đường sắt đã dần mất đi thị phần trở thành Tổng công ty trì trệ, lạc hậu nhất trong số các đơn vị vận tải. Từ chỗ chiếm 40-50% thị phần những năm sau Giải phóng, giờ Đường sắt chỉ còn chiếm 4-5% thị phần vận tải, thua cả Đường sông.

Những năm đầu đổi mới, dưới thời Tổng cục Trưởng Tổng cục Đường sắt Đoàn Xê, Đường sắt đã lóe lên như một tia sáng, lần đầu tầu xe, sân ga có chủ, CBCNV Đường sắt đã bớt khổ, người đi tàu không còn phải leo qua cửa sổ để lên tàu. Nhưng rồi, cùng với thời gian, niềm hy vọng lại rơi rớt dần vì không được đầu tư.

Vì sao nhiều người muốn đầu tư vào Đường sắt?
Ga Sài Gòn cũng trong tầm ngắm của nhiều ông lớn

Luật Đường sắt có hiệu lực từ năm 2006, cụm từ xã hội hóa đã được nhắc tới, nhưng mời chào mãi vẫn chỉ có vài nhà đầu tư dám thuê toa xe để kinh doanh chở khách trên một vài cung chặng được coi là mầu mỡ nhất như Hà Nội - Lào Cai, Sài Gòn - Nha Trang hay chở hàng từ Yên Viên - Lào Cai, Giáp Bát - Sóng Thần. Nhưng sự đầu tư này cũng rơi rớt dần vì kinh tế rơi vào khủng hoảng phần vì làm ăn với "Đường sắt khó quá", cơ chế xin cho vẫn còn ăn sâu… Nhiều doanh nghiệp vì thế đã bỏ Đường sắt đi tìm mảnh đất khác, người ở lại chắc phải có sự quen thân của lãnh đạo.

Sự nghi ngờ "vì sao tàu trống khách đông vé lại không có bán", vì sao ga không có xe để sếp hàng nhưng cả đoàn tàu vẫn được lập từ trung tâm đầu não? Chưa nói đến giờ đẹp là tàu của tư nhân, ga không có vé bán nhưng vé lại được các đại lý bán ở bên ngoài rất nhiều… Chuyện một vị Thứ trưởng Bộ GTVT đi công tác Lào Cai phải nhờ Ủy ban nhân dân tỉnh sở tại mua vé giúp vé về là có thật…

Sau đổi mới, bộ máy gọi làm giảm nhưng thực chất lại phình to hơn, bởi nhiều đơn vị mới được hình thành. Người đi tàu có được hưởng lợi hơn so với trước, nhưng so với các phương tiện khác vẫn còn là khoảng cách khá xa, trong khi giá vé đắt ngang hoặc hơn cả máy bay.

Đường sắt Việt Nam- "Đứng sát vào nhau"

Đường sắt Việt Nam - nhiều người quen gọi là Đừng sờ vào nó dưới thời Bộ trưởng Đinh La Thăng đã được đổi thành Đứng sát vào nhau, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng công ty ĐSVN đã nói như vậy với phóng viên Báo Lao động Thủ đô mới đây

Vì sao nhiều người muốn đầu tư vào Đường sắt?
Đầu tư vào đường sắt đang được nhiều người quan tâm

Chưa khi nào Đường sắt lại "nóng" như bây giờ. Bộ trưởng thành lập Ban đổi mới Đường sắt và đích thân điều hành. Hầu như tuần nào cũng có hội nghị chuyên để bàn giải pháp đổi mới Đường sắt. Bộ trưởng đích thân đi thị sát, uống chè đá ở sân ga để rồi sau đó quyết định ngay xây ke ga cho hành khách lên xuống thuận tiện an toàn, giải ngay bài toán quảng trường lối đi lại trong ga.

Cùng với việc đổi mới tổ chức, điều hành mô hình Đường sắt như Hàng không,thời gian gần đây, Bộ GTVT và Tổng công ty ĐSVN đã liên tiếp mở các hội nghị, hội thảo xúc tiến mời gọi đầu tư vào đường sắt. Ngay từ những hội nghị đầu tiên đã có nhiều nhà đầu tư muốn hợp tác lâu dài với Đường sắt, thậm chí có hai ba nhà đầu tư cùng tranh mua ga Hà Nội, ga Sài Gòn và ga Đà Nẵng. Những tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng, Hà Nội- Lào Cai, Nha Trang- Sài Gòn, Đà Lạt- Trại Mát đã được các ông lớn nhắm đến. Trong đó có Tập đoàn Vingroup muốn mua 3 nhà ga lớn của Đường sắt. Tiếp đó CTCP Tập đoàn T&T cũng muốn đầu tư vào ga Hà Nội.

Rồi đây, chắc chắn Đường sắt sẽ phải chức đấu thầu công khai để xác định việc đầu tư vào Đường sắt, tuy nhiên xã hội hóa Đường sắt chắc chắn sẽ minh bạch - Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nhấn mạnh trong một hội nghị xúc tiến đầu tư mới đây.

Ông Nguyễn Sơn, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, đơn vị khai thác cảng container hàng đầu Việt Nam với sản lượng container chiếm 50% cho biết: “Tổng Công ty rất quan tâm đến phát triển Logistic đường sắt. Tuy nhiên, trước đây chúng tôi cũng đã vấp phải nhiều rào cản, nay thấy Bộ trưởng rất quyết liệt thì rất mừng, rất tự tin để đầu vào đường sắt”.

Ông Trần Minh Sơn, Phó Chủ tịch Tập đoàn SunGroup cũng cho biết, Tập đoàn muốn đầu tư vào tuyến Hà Nội – Đà Nẵng, Sài Gòn – Đà Nẵng, Hà Nội – Lào Cai.

Công ty CPTM&DV khách sạn Bạch Đằng thì khẳng định mong muốn được đầu tư vào tuyến đường sắt ga Đà Lạt - Trại Mát dài 7km, trong đó có ga Đà Lạt một di tích văn hóa lịch sử.

Vì sao nhiều người muốn đầu tư vào Đường sắt?
Khách đi tàu trên sân ga Lào Cai

Trao đổi với phóng viên Lao động Thủ đô, Thứ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Ngọc Đông cho biết: Bộ đã giao cho Cục Đường sắt VN tham mưu để sửa đổi Luật Đường sắt, cơ chế sẽ rõ ràng, công khai hơn để Tổng công ty ĐSVN chủ động liên kết với các đơn vị ngoài ngành đầu tư trong khuôn khổ pháp luật. Bộ đang chỉ đạo rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật, tập trung đánh giá Luật Đường sắt để đề xuất sửa đổi cho phù hợp... Đây là thời điểm đổi mới mạnh mẽ để đường sắt tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có như vận chuyển được khối lượng lớn, giá cước thấp so, phục vụ được đa số tầng lớp bình dân.

Hy vọng rằng, dưới thời Bộ trưởng Đinh La Thăng, tư duy cũ kỹ về Đường sắt sẽ dần được thay đổi, xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực vận tải đường sắt chắc chắn sẽ thành công để hành khách, chủ hàng được phục vụ đúng với hai chữ: Quý khách.

Hồ Thu Thủy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Chiều 24/11, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, do lưu lượng phương tiện từ Trung tâm ra cửa ngõ Thủ đô tăng cao, từ 16h hôm nay 24/1 đến 6h sáng mai 25/1, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ phân làn cho phương tiện đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao.
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, tại đây vừa liên tục tiếp nhận 8 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột, trong đó có chùm ca bệnh gồm 5 trẻ là bạn học (ở độ tuổi từ 7-9 tuổi tại Tuyên Quang).
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị.
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

(LĐTĐ) Không chỉ là một đảng viên gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của chi bộ, anh Trịnh Trung Dũng (sinh năm 1986), còn là Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam năng nổ, hết mình vì đoàn viên, người lao động.
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (23/1), giá xăng được liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm từ 78 - 158 đồng/lít (tùy từng loại).
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá dầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần giữa bối cảnh bất ổn về thuế quan của Donald Trump. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%, giá dầu Brent ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%. Trong nước được dự báo có thể tăng phiên thứ 4 liên tiếp?.
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,18%, đạt mức 108,25.
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 3 tháng và giao dịch ngay dưới mức đỉnh kỷ lục khi đồng USD giảm sâu.
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Theo dự báo của các chuyên gia và một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nếu nhà điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thì giá xăng có thể giảm trong khoảng từ 80 - 180 đồng/lít, trong khi giá dầu dự báo có khả năng tiếp tục tăng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), giá dầu thế giới giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần trở lại đây. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 76,09 USD/thùng, giảm 2,3%; giá dầu Brent ở mốc 79,42 USD/thùng, giảm 0,89%.
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 5 đồng, hiện ở mức 24.336 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 1,41%, xuống mức 107,94.
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), thị trường vàng trở nên sôi động với mức tăng "dựng đứng" của giá vàng. Nhiều nhà đầu tư nắm giữ vàng từ trước đó là người được hưởng lợi lớn khi vàng tiếp tục chạm đỉnh cao mới.
Xem thêm
Phiên bản di động