-->

Vì một Thủ đô không bếp than tổ ong!

“Xóa sổ” bếp than tổ ong là một trong những mục tiêu trọng điểm của Thành phố Hà Nội trong năm 2020. Đến thời điểm này, chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến hạn “chót”, tuy nhiên, theo ghi nhận, trên địa bàn thành phố vẫn còn tồn tại hàng ngàn bếp than tổ ong còn đang cháy lửa. Do vậy, để việc “khai tử” bếp than tổ ong có thể về đích sớm, cần nhân rộng từ những cách làm hay, những “điểm sáng” từ cơ sở.
Phụ nữ phường Thổ Quan nói không với sử dụng than và bếp than tổ ong
Nhiều chuyển biến tích cực trong xóa bếp than tổ ong

Tặng bếp hồng ngoại thay thế bếp than

Việc sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt hàng ngày của một bộ phận không nhỏ người dân và hộ kinh doanh dịch vụ đã tạo ra lượng chất thải, khí thải ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường sống tự nhiên cũng như xã hội.

Tuy nhiên, sử dụng bếp than tổ ong vừa tiện lợi, dễ sử dụng, lại tiết kiệm kinh tế nên từ nhiều năm nay, các hộ gia đình, quán ăn, nhà hàng ở Thủ đô vẫn lựa chọn cách thức này để đun nấu, phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.Trước thực tế đó, thành phố Hà Nội đã quyết tâm cải thiện chất lượng không khí thông qua lộ trình cụ thể từ xóa bếp than tổ ong.

Vì một Thủ đô không bếp than tổ ong!
Phường Thổ Quan tặng bếp hồng ngoại cho những hộ khó khăn trên địa bàn để thay thế bếp than tổ ong (Ảnh: K.Tiến)

Theo đó, Uỷ ban nhân dân Thành phố đã có Chỉ thị 15 đến 1/1/2021 loại bỏ bếp than trên địa bàn Hà Nội.Từ yêu cầu của Thành phố, thời gian qua, các cấp chính quyền trên địa bàn Hà Nội đã nỗ lực, bằng nhiều biện pháp chung tay xóa bỏ bếp than tổ ong. Cụ thể, tại một số địa phương đã có những cách làm hay, thiết thực như tại Phường Thổ Quan, chính quyền địa phương đã phối hợp với Hội phụ nữ tích cực triển khai công tác tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng bếp than tổ ong.

Theo đó, các cấp chính quyền đã thường xuyên tuyên truyền, vận động thuyết phục người dân từ bỏ việc sử dụng bếp than tổ ong. Với các hộ kinh doanh dịch vụ, vận động để họ ký cam kết không sử dụng bếp than tổ ong trong sinh hoạt, kinh doanh hằng ngày, thay thế bằng các loại bếp thân thiện với môi trường.

Đặc biệt, từ nguồn xã hội hóa, phường Thổ Quan trao tặng được 50 bếp hồng ngoại cho 50 gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Gia đình chị Lê Phương Hoa (Tổ dân phố số 10, phường Thổ Quan), là hộ cận nghèo, trước đó, mặc dù đã được chính quyền địa phương vận động bỏ bếp than tổ ong nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên vẫn chưa có điều kiện thay đổi. Trong tháng 8 vừa qua, chính quyền phường Thổ Quan đã đến tận nhà, vận động, tuyên truyền cũng như trao tặng gia đình 1 bếp hồng ngoại để thay thế bếp than tổ ong trong sinh hoạt.

Vui mừng khi được tặng bếp hồng ngoại, chị Lê Phương Hoa bày tỏ: “Gia đình tôi vì hoàn cảnh khó khăn nên từ trước đến nay vẫn sử dụng bếp than tổ ong trong đun nấu hằng ngày. Mới đây, được sự vận động của chính quyền phường Thổ Quan, tôi đã biết được tác hại của bếp than tổ ong.

Tuy nhiên, do đã mua nguồn nhiên liệu này trước đó, nên gia đình tôi cam kết sử dụng bếp than tổ ong đến hết tháng 9 này sẽ dừng ngay. Đặc biệt, tôi rất cảm ơn các cấp chính quyền đã tặng bếp hồng ngoại để hỗ trợ gia đình trong thời điểm khó khăn. Tôi rất vui và cảm ơn phường đã quan tâm thiết thực đến đời sống người dân chúng tôi”.

Cũng là một trong những hộ kinh doanh từng sử dụng bếp than tổ ong nhiều năm, bà Khúc Thị Loan (Tổ dân phố số 3, phường Thổ Quan) cho biết, bà làm nghề bán cháo cho trẻ em, do vậy trước đây bà thường xuyên sử dụng bếp than tổ ong trong nấu nướng phục vụ kinh doanh. “Hiện nay, dưới sự vận động của phường, của Hội phụ nữ để thực hiện chủ trương của Thành phố tôi cũng đã thay đổi thói quen chuyển sang sử dụng bếp điện để nấu. Từ khi sử dụng bếp điện, tôi không còn phải dậy sớm để nhóm bếp nữa, hơn nữa lại thấy khỏe hơn do không hít phải khói bụi thường xuyên nữa”, bà Loan chia sẻ.

Biến thành sản phẩm thân thiện môi trường

Không chỉ tại phường Thổ Quan, mà trước đó tại phường Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng đã được biết đến là một trong những “điểm sáng” về việc xóa bỏ sử dụng bếp than tổ ong. Theo đó, phường có 50 hộ dùng than tổ ong, lãnh đạo phường cử người trực tiếp xuống vận động 38 hộ tuyên truyền về tác hại của khí than đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Vì một Thủ đô không bếp than tổ ong!
Người dân đã biến những bếp than tổ ong cũ thành những vật liệu hữu ích để xóa chân rác, bảo vệ môi trường (Ảnh: K.Tiến)

Hiểu ra vấn đề, bà con tự giác chấp hành. Còn 12 hộ chính sách còn lại, qua khảo sát thấy đời sống bà con thực sự khó khăn, cần có sự trợ giúp, phường đã kêu gọi cộng đồng hỗ trợ, trích kinh phí mua bếp từ, bếp gas đổi lấy bếp than tổ ong cho các gia đình này. Nhờ cách làm đó, mà phường Hàng Bạc đã nhanh chóng “về đích” trong việc xóa bếp than tổ ong.

Có thể thấy, những cách làm hay từ các địa phương mới đây đã được nhân rộng thành những điểm sáng đến cộng đồng dân cư. Không chỉ xóa bỏ bếp than tổ ong, giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà tại nhiều nơi, các cấp chính quyền cũng đã “hiến kế” để biến những bếp than tổ ong cũ thành vật hữu ích, thân thiện với môi trường. Quay trở lại phường Thổ Quan (quận Đống Đa), với những bếp than tổ ong không sử dụng nữa, Hội Liên hiệp phụ nữ phường đã có sáng kiến thu hồi, sơn sửa, vẽ tranh, trồng hoa, cây cảnh, biến chúng thành sản phẩm thân thiện với môi trường.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 1 trong 9 nguồn khí độc gây bụi mịn PM2.5 và PM10 chính là khí từ bếp than tổ ong. Khi đốt than tổ ong sẽ phát sinh ra bụi (trong đó có bụi mịn PM2.5) và khí/hơi thải khác (CO2, CO, SO2, PAHs…). Những độc tố này không làm người sử dụng phát bệnh ngay lập tức mà sau thời gian dài mới mắc bệnh. Các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình đốt than tổ ong chủ yếu gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch và ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn. Người tham gia đốt than có thể phơi nhiễm với CO và PM2.5 thông qua 3 con đường là hít thở, tiếp xúc và tiêu hóa.Vì sự cấp thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân, Hà Nội đã phải ra chủ trương vào năm 2021 sẽ cấm toàn bộ bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tham gia trồng hoa làm đẹp từ bếp than tổ ong bỏ đi, bà Nguyễn Thị Hiển, Chi hội Phụ nữ số 5 (phường Thổ Quan) bộc bạch: “Tôi thấy việc làm này rất ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm của hội viên phụ nữ trong việc chung tay bảo vệ môi trường. Chúng tôi sẵn sàng ủng hộ việc mua cây để trồng trong những bếp than tổ ong bỏ đi và sẽ đặt tại các chân rác đã xóa, góp phần làm đẹp cảnh quan”.

Không những vậy, bếp than tổ ong sau khi trang trí làm chậu hoa còn được tặng cho các trường học làm học cụ và làm đẹp cảnh quan môi trường sư phạm. Tiếp nhận sản phẩm do hội viên phụ nữ thực hiện, Hiệu trưởng Trường Tiểu học La Thành (phường Thổ Quan) Nguyễn Thị Thanh Vân cho biết: “Việc tiếp nhận những bếp than tổ ong được tái chế sẽ góp phần giáo dục tình yêu môi trường cho học sinh, từ đó giúp các em biết cách tuyên truyền cho người thân không sử dụng bếp than tổ ong”.

Nói về những cách làm hay, thiết thực của phường Thổ Quan, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ quận Đống Đa, Nguyễn Lan Hương cho biết: “Từ cách làm hay là tặng bếp hồng ngoại, vẽ tranh và trồng hoa trên bếp than cũ, Hội Liên hiệp phụ nữ quận Đống Đa sẽ tiếp tục tuyên truyền, nhân rộng xuống từng chi hội thông qua những buổi sinh hoạt hội viên, phấn đấu đến tháng 12/2020 sẽ không còn hộ nào sử dụng bếp than tổ ong. Chúng tôi khuyến khích cơ sở Hội thực hiện tái chế, làm sao để sử dụng thật ý nghĩa và hiệu quả bếp than tổ ong cũ, phát huy vai trò của các cấp Hội Phụ nữ trong việc bảo vệ môi trường”./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Đêm 19/4, huy động hàng trăm người dập tắt đám cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Đêm 19/4, huy động hàng trăm người dập tắt đám cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Đêm 19/4, một đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại khu vực núi Chàng Rể - Vườn quốc gia Ba Vì. Vị trí cháy thuộc địa bàn xã Minh Quang.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo ngày 19/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 18/4, thời tiết Hà Nội dự báo chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng nóng.
Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Sau 2 tháng tích cực đồng bộ nhiều giải pháp, hành trình “hồi sinh” dòng sông Tô Lịch đang bước vào giai đoạn mới với nhiều kỳ vọng. Từ việc nạo vét dòng sông, xây dựng phương án xử lý triệt để nguồn thải đến bổ cập nước sông Hồng, bổ cập nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ dân quận Tây Hồ, xây đập dâng giữ nước và chỉnh trang cảnh quan... Hà Nội đang triển khai một chiến lược toàn diện, quyết tâm trả lại vẻ đẹp vốn có cho dòng sông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/4: Nắng nóng quay trở lại

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/4: Nắng nóng quay trở lại

Dự báo ngày 17/4, khu vực Hà Nội có mây, đêm không mưa, ngày nắng, có nơi nắng nóng. Nhiệt độ từ 20 đến 35 độ C.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng diện rộng

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng diện rộng

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Thời điểm này cũng trùng với giai đoạn giao mùa ở miền Bắc và miền Trung, do đó thời tiết trên cả nước sẽ có nhiều biến động đáng chú ý, đặc biệt là một đợt nắng nóng diện rộng ngay trước kỳ nghỉ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Nắng nóng 32 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Nắng nóng 32 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 16/4, khu vực Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng. Nhiệt độ cao nhất: 30-32 độ.
Dấu ấn trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường

Dấu ấn trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường

Hà Nội những ngày giữa tháng 4, bầu trời xanh ngắt, mây trắng, nắng vàng rực rỡ. Diện mạo của Thủ đô, dáng vóc của Thủ đô lại càng rực rỡ hơn, phố phường “xanh” hơn trong mắt bạn bè quốc tế khi công tác đảm bảo vệ sinh môi trường đang có nhiều đột phá, nhất là tại hai địa bàn 2 phường Quán Thánh và Điện Biên, quận Ba Đình. Nơi đang được duy trì mức độ vệ cao nhất (mức độ 1).
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/4: Không mưa, trưa và chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/4: Không mưa, trưa và chiều trời nắng

Dự báo ngày 15/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ.
Xem thêm
Phiên bản di động