Vào mùa nắng nóng, khi bật điều hoà nhớ làm việc này đầu tiên
![]() | Điều hòa nhiệt độ “thủ phạm” chính khiến hóa đơn tiền điện tăng cao |
![]() | Phòng, chống virus Corona: Yêu cầu các lái xe để điều hòa từ 26 độ trở lên |
![]() | Mùa đông sử dụng điều hòa ô tô như thế nào cho đúng? |
Điều hoà hiện là đồ điện lạnh được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình. Thế nhưng, phần lớn mọi người chỉ bật điều hoà vào mùa hè nắng nóng, các mùa còn lại hầu như không mấy khi sử dụng.
Theo các chuyên gia điện máy, điều hòa nên được vệ sinh 2-3 tháng một lần. Song, rất nhiều người sau cả năm trời sử dụng cũng không hề mở thiết bị ra để kiểm tra lưới lọc. Sau một thời gian dài không sử dụng (mùa đông và mùa xuân), điều hoà bị tích những lớp bụi rất dày. Tuy nhiên, thấy thiết bị vẫn hoạt động ổn định, gió mát và làm lạnh nhanh người dùng vẫn không hề hay biết, do đó khi trời nắng nóng cứ thể bật điều hoà để làm mát sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Bởi, khi bật điều hòa trở lại, theo vòng tuần hoàn, nấm mốc, vi khuẩn tích trong điều hoà lâu ngày sẽ được thổi ra theo luồng khí lạnh. Lúc đó, nếu hít vào cơ thể, người sử dụng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc các bệnh nghiêm trọng khác.
![]() |
Sau một thời gian dài không sử dụng, nếu cứ bật điều hòa trở lại mà không vệ sinh có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ |
Đáng chú ý, ở phần màng lọc máy lạnh - bộ phận quan trọng thường được ví như “lá phổi xanh” vì có tác dụng thanh lọc không khí, bắt giữ các vi khuẩn, bụi bẩn, trả lại cho căn phòng của bạn một bầu không gian trong lành, sạch khuẩn. Tuy vậy, màng lọc bị bám rất nhiều bụi bẩn sau thời gian ngừng hoạt động, khiến khả năng lọc không khí của máy lạnh bị suy yếu đi rất nhiều.
Lúc này, màng lọc sẽ trở thành một ổ vi khuẩn chứa nhiều tác nhân gây dị ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt với người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
Không chỉ vậy, việc quá nhiều bụi bẩn bám vào khiến cho máy điều hoà không thể đáp ứng được nhu cầu làm lạnh cho căn phòng ngay cả khi tiêu tốn nhiều điện năng để làm lạnh hết công suất. Kéo theo, hoá đơn tiền điện sẽ tăng chóng mặt.
Thế nên, các chuyên gia điện máy khuyến cáo, sau một thời gian dài không sử dụng, trước khi mở điều hoà trở lại, việc đầu tiên cần làm là vệ sinh điều hoà, đặc biệt là bộ phần lưới lọc ở dàn lạnh. Công việc này có thể gọi thợ hoặc tự làm.
Để vệ sinh lưới lọc không khí, trước hết cần tháo rời ra khỏi dàn lạnh rồi đem đi phun nước rửa sạch; sau đó, làm khô lưới lọc trước khi lắp lại. Cần lưu ý, lưới lọc dễ bám bụi nên trong quá trình sử dụng cần vệ sinh định kỳ khoảng 15 ngày/lần.
![]() |
Vệ sinh lưới lọc và toàn bộ điều hoà là cần thiết để tránh gây bệnh về đường hô hấp cho người dùng, lại tiết kiệm điện |
Tương tự, nếu có đủ đồ nghệ, người sử dụng cũng có thể tự vệ sinh toàn bộ máy điều hoà. Khi làm, cần ngắt nguồn điện để đảo bảo an toàn, tránh sự cố chập điện, hở điện,... Sau đó, tiến hành kiểm tra tình trạng bên ngoài của máy điều hòa, kiểm tra cẩn thận dàn nóng và dàn lạnh xem có gì bất thường không. Ngoài ra, cần kiểm tra kỹ các điểm nối điện xem chúng có đạt yêu cầu về độ an toàn không, nếu cảm thấy không an toàn thì hãy siết chặt lại ngay sau khi kiểm tra xong hết các bộ phận khác.
Vấn đề quan trọng nhất là vệ sinh dàn lạnh. Theo đó, phải vệ sinh bằng cách dùng bơm áp lực phun nước trực tiếp vào dàn lạnh, phun từ từ lên dàn và quạt dàn lạnh đến khi thấy hết bẩn. Có thể dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn và khử mùi hôi. Sau đó, bạn làm khô dàn lạnh rồi lắp lại đúng vị trí.
Với dàn nóng, bạn cũng dùng vòi bơm tăng áp xịt nước để làm sạch. Song, trước khi xịt nước có thể dùng một chiếc tuốc-nơ-vít dài để cố định cánh quạt dàn nóng để xịt rửa dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể xịt nước vào mặt trước dàn nóng nhưng không xịt nước vào phần mô tơ quạt cục nóng.
Vệ sinh xong, cần chạy thử điều hòa rồi quan sát xem máy có tiếng kêu của động cơ, tiếng va đập, có mùi hôi không,... Nếu máy chạy êm, làm mát nhanh, không có dấu hiệu bị chảy nước là bạn đã vệ sinh thành công mà không tốn tiền gọi thợ; đồng thời, giúp điều hòa hoạt động ổn định, tiết kiệm điện hơn.
Khi vệ sinh máy điều hòa tại nhà cần lưu ý: tránh sử dụng lực phun nước mạnh ở gần vị trí có bảng mạch (vị trí của nó nằm ở phía trên máy nén) vì có thể ảnh hưởng đến bo mạch; tuyệt đối không được để phần Outdoor tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hay dầm mưa. Đối với máy xài van, không thể kín tuyệt đối nên cho phép xì ở mức giới hạn và khi kiểm tra cần chú ý tình trạng đường ống và van có bị rò rỉ không để hạn chế tình trạng quá nhiệt, gây hỏng dây.
Theo C.Giang/ vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tu-van-tai-chinh/nang-nong-khi-bat-dieu-hoa-nho-lam-viec-nay-dau-tien-638313.html
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Kỳ cuối: Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, vì bình yên Thủ đô

Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

MTTQ xã Thanh Trì: Tặng quà, tri ân người có công với cách mạng

Khẳng định vai trò trung tâm trong khối đại đoàn kết toàn dân

Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết
Tin khác

Kịp thời thăm hỏi, chia sẻ với gia đình các nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh
Cộng đồng 20/07/2025 21:59

Giữ vững sứ mệnh phụng sự pháp luật, phục vụ người dân
Cộng đồng 20/07/2025 08:53

Bão số 3 Wipha sắp vào thời điểm mạnh nhất, hướng vào vùng biển Quảng Ninh - Ninh Bình
Cộng đồng 20/07/2025 06:55

Quỹ Vì tương lai xanh xác lập kỷ lục chiến dịch dọn rác bờ biển lớn nhất Việt Nam
Cộng đồng 19/07/2025 20:38

Bùng phát nạn mạo danh khách sạn, resort để lừa đảo đặt phòng trực tuyến
Cộng đồng 19/07/2025 14:55

Hương dâu da xoan
Cộng đồng 17/07/2025 15:30

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
Infographic 17/07/2025 14:43

Rèn kỹ năng nghề báo qua những điểm dừng mang dấu ấn dân tộc
Xã hội 16/07/2025 23:13

Quả bơ - "Siêu thực phẩm" từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe
Cộng đồng 16/07/2025 18:10

5 mẹo nhỏ giúp cơ thể detox mỗi ngày
Cộng đồng 16/07/2025 17:48