-->

Vang mãi giọng đọc bản tin chiến thắng lịch sử

NSƯT Kim Cúc sinh năm 1944, là giọng đọc nổi tiếng được thính giả nhớ tới với chuyên mục “Đọc truyện đêm khuya” trên Đài tiếng nói Việt Nam. Thế nhưng ít ai biết bà còn là phát thanh viên đầu tiên đọc bản tin chiến thắng trưa 30/4/1975, ngay sau khi xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập - biểu tượng cuối cùng của chế độ ngụy quyền Sài Gòn.
Vẹn nguyên những bài học giá trị Giọng đọc “vàng” của “Đọc truyện đêm khuya”

Người đầu tiên đọc bản tin chiến thắng

“Mời các bạn nghe tin chiến thắng chúng tôi mới nhận được. Đúng 11h30, quân ta tiến vào Sài Gòn, đánh chiếm Dinh Độc Lập. Bộ Tổng tham mưu ngụy - tướng DươngVăn Minh đầu hàng vô điều kiện. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng”. Chỉ 15 phút sau sự kiện lịch sử 30/4/1975, Bản tin chiến thắng đầu tiên được vang lên trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam qua giọng đọc của NSƯT Kim Cúc.

Vang mãi giọng đọc bản tin chiến thắng lịch sử
NSƯT Kim Cúc

Nhớ lại những giây phút lịch sử đó, NSƯT Kim Cúc kể: “Hôm ấy, vào đúng ca trực nhận tin của phóng viên Anh Trang. Cô Trang nhận được tin từ Bộ Tổng tham mưu báo có tin chiến thắng, đề nghị sang nhận ngay, lại được nhắc nhở tin đặc biệt quan trọng.

Bình thường các phóng viên sẽ đạp xe sang phố Lý Nam Đế nhận tin nhưng hôm ấy cô Trang được điều động ô tô. Vừa đến đầu đường phố Lý Nam Đế không hiểu vì lý do gì, xe phanh gấp, Trang bị đập đầu vào xe, chảy máu đầu.

Dù đau nhưng cô Trang vẫn nén đau, ôm đầu chạy đến Bộ Tổng tham mưu nhận tin. Khi về, một tay cô cầm tờ tin chiến thắng, một tay ôm đầu, chạy đến gần cầu thang của Đài Tiếng nói Việt Nam thì gục xuống ngất xỉu vì máu chảy nhiều quá”.

Nhận bản tin từ phóng viên Anh Trang, phát thanh viên Kim Cúc khi ấy xuống ngay hầm phát trực tiếp, đọc bản tin chiến thắng. Bà cho biết, đến tận khi cầm tờ bản tin trên tay bà mới biết đó là tin giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Hôm ấy, cùng ca trực với bà còn có phát thanh viên Kim Túy, người miền Nam. Hai người cùng hồi hộp khi ngồi xuống chiếc ghế đọc, phát trực tiếp lên sóng phát thanh, trước mặt là dòng chữ “hàng triệu người đang nghe ta” thì chỉ biết động viên nhau kìm nén cảm xúc.

Thế nhưng vì bản tin này phát thẳng, không lưu lại băng nên suốt bao nhiêu năm công chúng không hề biết NSƯT Kim Cúc là người đầu tiên đọc bản tin. Tuy nhiên, bà có đọc được bài báo nói rằng, bản tin chiến thắng được phát lần đầu tiên trên Đài tiếng nói Việt Nam vào lúc 18h30 ngày 30/4 thì bà quyết định nói về sự kiện đặc biệt này.

Nếu không, mọi người sẽ hỏi tại sao một cơ quan thông tấn lớn nhất lúc bấy giờ lại có thể để tin chiến thắng tới tận chiều tối mới phát. Hơn nữa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bản tổng kết ngay sau chiến dịch Hồ Chí Minh có nói rằng, ngay sau khi nhận được tin chiến thắng, Đại tướng đã lệnh cho Bộ Tổng tham mưu đưa tin sang Đài Tiếng nói Việt Nam và 15 phút sau, chính Đại tướng đã nghe bản tin chiến thắng trên đài.

Chia sẻ cảm xúc khi đọc bản tin chiến thắng, bà cho biết, sau khi hoàn thành ca trực, bà lấy xe đạp ra Bờ Hồ, xúc động và hạnh phúc vô ngần khi biết từ đây đất nước đã giành được độc lập. Bà như trút được bao nhiêu gánh nặng, đến bây giờ khi nghĩ lại NSƯT Kim Cúc vẫn vô cùng xúc động và tự hào.

Quen thuộc với thính giả “Đọc truyện đêm khuya”

NSƯT Kim Cúc tên thật là Phan Thị Kim Cúc, sinh năm 1945 tại Nam Định, từng là ca sĩ trong đoàn văn công Lục Ngạn. Vào năm 1967, khi đang chuẩn bị tiết mục để chuẩn bị đi phục vụ cho các chiến sĩ đường 9 Nam Lào thì bà được gọi đi đọc hộ tin cho quân đội trên phòng thu của Đài Tiếng nói Việt Nam, cái tin chỉ kéo dài chừng 1 phút ấy đã khiến ước mơ từ thuở nhỏ của bà thành sự thật.

Một ngày sau khi lên đài đọc bản tin, bà được cấp trên yêu cầu bàn giao lại công việc tại đoàn văn công và nhận nhiệm vụ mới. Cùng với công việc tại Đài, NSƯT Kim Cúc đã tranh thủ đi học thêm đại học tại chức và học thêm ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung để có thể phát âm được những ngôn ngữ đó.

Vang mãi giọng đọc bản tin chiến thắng lịch sử
NSƯT Kim Cúc (thứ 2 từ trái sang) trong một lần được gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

NSƯT Kim Cúc nhớ lại khoảng thời gian mới vào nghề. Bà là người gốc Nam Định nên khi phát âm thường mắc lỗi tiếng địa phương. Thế nhưng chỉ cần một câu nhắc nhở của lãnh đạo Đài, bà quyết định sửa cho bằng được. Thời gian đó cứ sau mỗi giờ làm việc, bà lại chui xuống hầm, tập đọc từng từ một. Sau đó, bà lại lắng nghe các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Bà chú ý từng cách phát âm, cách ngắt nhịp của những đồng nghiệp đi trước. Sau đó, bà lại đọc lại theo cách riêng phù hợp với chất giọng đặc trưng của mình. NSƯT Kim Cúc cho hay, khi bản tin bà đọc lên sóng, chỉ cần không may có hai từ dính vào nhau hay hai từ mà bà lỡ đọc nhanh hơn cần thiết, bà cũng cảm thấy áy náy và khó chịu. Thế là bà lại ngồi lại, tập luyện tới khi nào ưng ý mới thôi.

Đến năm 1969, NSƯT Kim Cúc chính thức gắn bó với chương trình “Đọc truyện đêm khuya”, đã quen thuộc với hàng triệu thính giả của Đài Tiếng nói Việt Nam đến khi nghỉ hưu. Trong suốt những năm tháng ấy, bà gửi tới công chúng không biết bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu tác phẩm văn học nghệ thuật.

Bà có một giọng đọc riêng mà có người, chỉ một lần nghe là không bao giờ quên được. Giọng đọc truyện đêm khuya đặc trưng, không thể lẫn vào đâu của NSƯT Kim Cúc đã trở nên quen thân với từng nhà, đã trở thành sự yêu mến trong đông đảo thính giả, và trở thành ký ức tươi đẹp của cả một thế hệ giờ đã bạc đầu.

“Giọng đọc vàng” của Đài Tiếng nói Việt Nam chia sẻ, có lần Nhà văn Văn Tùng nói với bà: “Tôi không biết năm nay chị bao nhiêu tuổi nhưng cho phép tôi gọi chị bằng cô. Cô Cúc ơi, truyện tôi tự viết ra, tôi đưa cho mọi người xung quanh đọc họ đều nhận xét truyện của tôi chả có gì đặc biệt. Khi truyện in trên báo, tôi đọc xong cũng thấy nó chả ra cái gì cả. Vậy mà ngày hôm qua, truyện này được phát trên đài qua giọng đọc của cô, mọi người hỏi tôi, ô, truyện này mới viết à? Hay thế. Tôi cảm ơn cô. Cô là người thứ hai đã giúp truyện của tôi sống lại”.

NSƯT Kim Cúc lấy chồng cũng là đồng nghiệp trong Đài. Ông bà có hai người con nay đã trưởng thành. Những năm trước, bà vẫn còn lên Đài để làm cầu nối gửi những câu chuyện tới các thính giả nghe đài và tham gia dạy khóa học MC cho trường Sân khấu Điện ảnh. Tuy nhiên, căn bệnh tiểu đường biến chứng khiến mắt bà giờ đã mờ. Giờ hai ông bà sống nương tựa vào nhau, vui vầy cùng con cháu hưởng tuổi già./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định trận đấu Everton vs Man City: Không dễ cho nhà vô địch

Nhận định trận đấu Everton vs Man City: Không dễ cho nhà vô địch

Trận đấu giữa Everton vs Man City trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 19/4. Dù Man City đang đứng ở vị trí cao hơn trên bảng xếp hạng, nhưng đây chắc chắn đây không phải là trận đấu dễ dàng cho thầy trò HLV Pep Guardiola.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo ngày 19/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Giá vàng hôm nay (19/4): Vàng nhẫn, vàng miếng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay (19/4): Vàng nhẫn, vàng miếng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay (19/4): Trong khi thị trường vàng thế giới đang trong kỳ nghỉ lễ Phục Sinh thì giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh.
LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trong việc bám sát chủ đề hoạt động năm 2025, trong quý I/2025, LĐLĐ huyện Đan Phượng đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng và thiết thực, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; đồng thời thúc đẩy các phong trào thi đua và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Công an đã bắt được Bùi Đình Khánh - đối tượng trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, khi đang lẩn trốn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động