--> -->

Giọng đọc “vàng” của “Đọc truyện đêm khuya”

Nhắc đến Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Kim Cúc, hẳn không ít người sẽ lại nhớ về những ký ức một thời ngồi ôm chiếc đài radio, lắng nghe giọng đọc ấm áp, đầy cảm xúc của bà qua chương trình  “Đọc truyện đêm khuya”. Giọng đọc ấy như một “thương hiệu” không thể trộn lẫn, trở nên thân thuộc với biết bao thính giả, đặc biệt là những thế hệ sống ở thời bao cấp.
tin nhap 20160621094135 Chí Trung, Vân Dung tiết lộ “sự thật” cưỡi cá lên chầu trời
tin nhap 20160621094135 Ngập tràn cảm xúc trong "Cánh đồng tình yêu"
tin nhap 20160621094135 479 nghệ sĩ được tặng danh hiệu NSND, NSƯT

Trò chuyện với NSƯT Kim Cúc, tôi vẫn cảm nhận được sự vẹn nguyên giọng đọc “vàng” của người đàn bà “đọc truyện đêm khuya”, dù năm nay bà đã ngoài tuổi 70. NSƯT Kim Cúc chia sẻ, bà đến với nghề phát thanh viên như một sự tình cờ, mà cũng như là một định mệnh. Năm 1967, NSƯT Kim Cúc từ Đoàn văn công Quân khu 3 được gọi đi đọc hộ tin chiến thắng cho quân đội trên phòng thu của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngờ đâu rằng, việc cái tin chỉ dài chừng 1 phút ấy đã khiến ước mơ từ thuở nhỏ của bà thành sự thật. 

Ngay sau đó, bà được điều chuyển về Cục Địch vận của Tổng cục Chính trị - Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ đó, NSƯT Kim Cúc chính thức trở thành phát thanh viên của Đài Tiếng nói Việt Nam và bắt đầu “Đọc truyện đêm khuya” từ năm 1968 cùng các phát thanh viên kỳ cựu của đài. Trong thời gian đó, song song với công việc tại đài, bà còn tranh thủ đi học thêm đại học tại chức và học thêm ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung. Bà bảo, học không phải để lấy bằng, mà để biết phát âm đúng được những ngôn ngữ nước ngoài.

Trong suốt 40 năm gắn bó với nghề, NSƯT Kim Cúc đã đọc và chia sẻ hàng ngàn câu truyện với thính giả. Dấu ấn đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của bà chính là đọc bản tin chiến thắng ngày 30.4.1975. Bà bổi hồi kể lại: “Đến tận khi cầm tờ bản tin trên tay, tôi mới biết đó là tin giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Tôi hồi hộp khi ngồi xuống chiếc ghế đọc thẳng, phát trực tiếp lên sóng phát thanh, trước mặt là dòng chữ “hàng triệu người đang nghe ta”. Lúc đó, tôi và đồng nghiệp chỉ biết động viên nhau kìm nén cảm xúc, kẻo có thể ảnh hưởng đến dây thanh đới và như vậy, tin chiến thắng sẽ không được đọc trọn vẹn. Và điều quan trọng nhất, phải đọc để truyền tải được sự hào hùng của chiến thắng, sự hào sảng và tâm thế của người chiến thắng”.

tin nhap 20160621094135
Nghệ sỹ ưu tú Kim Cúc .

Ngoài bản tin chiến thắng lịch sử ấy, bà cũng rất ấn tượng với những bản tin đọc cho phía ngụy quyền Sài Gòn. Để có thể đọc chạm đến tâm can, tình cảm của “những người bên kia”, bà đã phải nhiều lần tiếp xúc với các tù binh để tìm hiểu về họ. Bởi mục đích tối thượng là truyền tải thông tin và cảm xúc vào những bản tin của mình đọc, để những bản tin ấy “bắn thẳng vào trái tim” những người lính bên kia. Nhiều người trong số họ đã từng tâm sự với bà rằng, mỗi khi nghe những gì bà đọc qua radio, họ đều muốn buông súng quay về. 

Hơn 40 năm gắn bó với chương trình “Đọc truyện đêm khuya”, NSƯT Kim Cúc vẫn lưu giữ rất nhiều bức thư của thính giả thể hiện tình cảm, sự yêu mến tới bà. Đó là những báu vật, là động lực để bà vượt qua bao thăng trầm, buồn vui trong cuộc sống. 

Bà chia sẻ kỷ niệm về bức thư mà nhà văn Văn Tùng gửi cho bà. Trong thư, nhà văn có viết: “Tôi không biết năm nay chị bao nhiêu tuổi, nhưng cho phép tôi gọi chị bằng cô. Cô Cúc ơi, truyện tôi viết ra, tôi đưa cho mọi người xung quanh đọc, họ đều nhận xét truyện của tôi chả có gì đặc biệt. Khi truyện in trên báo, tôi đọc xong cũng thấy nó chả ra cái gì cả. Vậy mà hôm qua, truyện này được phát trên đài qua giọng đọc của cô, mọi người hỏi tôi, ô, truyện này mới viết à? Hay thế. Tôi cảm ơn cô. Cô là người thứ hai đã giúp truyện của tôi sống lại". Bức thư đó đã khiến bà vô cùng hạnh phúc và được đồng nghiệp đề xuất cho bà thêm một bậc lương.

Trời phú cho bà giọng đọc “vàng”, nhưng thời bao cấp, ngày nào bà cũng không quên rèn luyện và nghiên cứu tại thư viện. Đối với “Đọc truyện đêm khuya”, điều đầu tiên là phải nắm được hồn cốt của truyện, rồi sau đó biến cái hồn cốt của một tác phẩm văn học bằng chữ trở thành hồn cốt cốt của âm thanh. Sự khổ luyện ấy chính là bí quyết để bà có giọng dẫn trở thành thương hiệu, nắm giữ trái tim khán giả lâu bền với “Đọc truyện đêm khuya”.

Giờ đây, sau bấy nhiêu năm dành trọn tình yêu, tâm huyết cho làn sóng phát thanh, NSƯT Kim Cúc tâm sự, đã đến lúc bà cần dành nhiều thời gian hơn cho mình và cho gia đình. Nhưng bà không thể giấu nổi cảm xúc thấy nhớ công việc và nhớ khán giả khi phải rời xa chương trình đã gắn bó với mình trong suốt thời gian dài. Bà vẫn mong có một dịp nào đó lại được đọc truyện đêm khuya cho khán giả nghe. Bà dí dỏm ví von: “Lúc đó, tôi sẽ như con cá được thả về nước”.

Lưu Nhi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Tin khác

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi MC nhí toàn quốc 2025 đã công bố thông tin chính thức về mùa thi thứ 12 - một sân chơi uy tín, chuyên nghiệp dành cho thanh thiếu nhi cả nước đam mê với nghề dẫn chương trình.
Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hai chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

Ở thời buổi công nghệ chiếm lĩnh trong đời sống xã hội, chỉ một cái chạm người ta có thể dễ dàng cập nhật tin tức đang diễn ra khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng, đâu đó trên các góc phố, vẫn có những khán giả trung thành với báo giấy như một phần không thể thiếu.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Không bắt đầu bằng những buổi tọa đàm, cũng không phải những khẩu hiệu sáo rỗng, hành trình của "Seeds of Hope" (Hạt giống hy vọng) khởi nguồn từ một câu hỏi tưởng như đơn giản: "Ai sẽ lắng nghe các em học sinh khi các em buồn?" Từ trăn trở về khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, một người trẻ đã cùng cộng sự của mình tạo nên dự án, nơi 15 học sinh THPT ở Vĩnh Phúc được đào tạo, học cách thở, lắng nghe và thấu cảm để trở thành những "đại sứ" gieo trồng ước mơ và hy vọng. Đứng sau dự án là một nữ leader khiêm tốn nhưng đầy nội lực, với niềm tin rằng: “Nếu các em được quan tâm từ bây giờ, các em có thể mang thay đổi đến cho cả một thế hệ.”
Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Tối 18/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức công diễn vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. GRDP ước tăng 7,63%, cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Hương sắc tháng Bảy

Hương sắc tháng Bảy

Mỗi độ tháng bảy về, quê tôi lại rộn ràng vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng óng ả gió nhẹ nhàng lướt qua nhìn như những đợt sóng chạy lăn tăn trải dài, thoảng từ xa là tiếng cười giòn tan của người dân quê tôi khi được vụ bội thu.
Xem thêm
Phiên bản di động