-->

Vận tải hành khách công cộng: Cần đột phá từ chất lượng dịch vụ

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, tuy nhiên ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường vẫn là vấn đề nan giải. Thực tế cho thấy, vận tải hành khách công cộng là giải pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề trên. Bên cạnh những tín hiệu phục hồi khả quan từ vận tải hành khách công cộng, việc làm sao để nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo thói quen mới và tăng sức hút tới người dân là hết sức cần thiết.
Sớm phát triển làn đường dành riêng cho xe buýt Gỡ khó để vận tải hành khách công cộng phát triển

Tín hiệu phục hồi

Hà Nội là một đại đô thị về quy mô dân số và phương tiện cá nhân với hơn 8 triệu người, gần 7,5 triệu phương tiện giao thông. Với quy mô và mật độ như vậy, vai trò của vận tải hành khách công cộng là đặc biệt quan trọng. Đặc biệt khi giao thông công cộng đang cố gắng phục hồi sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Vận tải hành khách công cộng: Cần đột phá từ chất lượng dịch vụ
Vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông. Ảnh: Đinh Luyện

Theo ghi nhận, hiện các loại hình vận tải hành khách công cộng đã có nhiều sự cải thiện và có sức thu hút nhất định khi nhận được sự quan tâm, sử dụng của nhiều người dân. Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là ví dụ. Vào giờ cao điểm, nhiều người dân, trong đó có cả cán bộ công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, người lao động… sử dụng tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông để di chuyển tới nơi học tập và làm việc. Tại các nhà ga luôn có hàng chục hành khách đứng đợi tàu. Trên những chuyến tàu đều chật kín hành khách. Khi tàu di chuyển, một số hành khách tranh thủ làm việc, chợp mắt, hay nghỉ ngơi.

Anh Nguyễn Ngọc Bảo, trú tại thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ chia sẻ, bản thân thường di chuyển xe máy đến bến xe Yên Nghĩa rồi đi tàu điện đến cơ quan ở Đống Đa để làm việc.

Theo anh Nguyễn Ngọc Bảo, từ ngày có tàu điện, thời gian di chuyển đi làm của anh tương đối thuận tiện. Đặc biệt, khi sử dụng tàu điện, cá nhân anh không còn phải chịu cảnh tắc đường, đầu óc được thư giãn. Hơn nữa, cũng không phải hứng chịu mưa nắng, khói bụi như khi di chuyển bằng xe máy.

Giống như tàu Cát Linh - Hà Đông, hiện các tuyến buýt của Thủ đô cũng không còn cảnh khách đi èo uột hay xe chạy “rỗng” như thời điểm mới triển khai thích ứng sau dịch. Theo chị Trương Thị Minh Huyền, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, xe buýt có nhiều lợi ích, đặc biệt là với đối tượng học sinh, sinh viên. Dễ thấy, ưu điểm đầu tiên là xe buýt giúp tiết kiệm 1 chi phí rất lớn khi giá vé liên tuyến là 100.000 đồng/tháng không kể số lượng chuyến đi; 1 tuyến là 55.000 đồng - đây là một con số cực kì ấn tượng và còn có ưu đãi, hỗ trợ cho sinh viên nếu so với sử dụng các phương tiện xe máy và ô tô.

Ngoài ra, đi xe buýt sẽ được cải thiện về sức khỏe khi người tham gia ít hít phải khói bụi ô nhiễm. Một “điểm cộng” nữa mà chị Trương Thị Minh Huyền nhận thấy đó là đi xe buýt sẽ rèn luyện thói quen đi bộ. Cụ thể, như với cá nhân chị, việc đi bộ từ 6.000 tới 10.000 bước mỗi ngày ra điểm đón buýt sẽ góp phần nâng cao sức khoẻ, rèn luyện sự đúng giờ.

Theo Trung tâm quản lý và điều hành giao thông công cộng Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm 2022, hệ thống xe buýt đã thu hút được 215 triệu lượt hành khách, đạt doanh thu đạt trên 400 tỷ. Sản lượng hành khách bắt đầu có dấu hiệu phục hồi từ đầu Quý II/2022 (Quý II/2022 tăng 124,1% so với Quý I/2022, gấp 2,2 lần; Quý III/2022 tăng 1% so với Quý II/2022).

Đánh giá sơ bộ từ Tổng Công ty vận tải Hà Nội – đơn vị chủ lực trong vận hành xe buýt Thủ đô cũng cho thấy, trong 9 tháng đầu năm, sản lượng km vận chuyển ước đạt khoảng 76,5%; sản lượng hành khách vé lượt ước đạt 49% so với đặt hàng, đấu thầu, tăng 62% so với thực hiện cùng kỳ. Doanh thu sau phân bổ ước đạt 43,8% so với chỉ tiêu đấu thầu - đặt hàng. Đánh giá chung, tình hình hoạt động xe buýt của Tổng Công ty vận tải Hà Nội về cơ bản ổn định, chất lượng dịch vụ được kiểm soát. Sản lượng hành khách sử dụng xe buýt có sự phục hồi so với giai đoạn trước dịch, đặc biệt là sau khi học sinh – sinh viên trở lại trường học.

Đổi mới thói quen đi lại của người dân

Có thể thấy, vận tải hành khách công cộng đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân. Để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng Hà Nội đã đẩy mạnh tuyên truyền những lợi ích thiết thực của vận tải hành khách công cộng để người dân hiểu và sử dụng; Tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Hà Nội như chính sách giảm giá vé, đi xe buýt miễn phí… Bên cạnh đó, các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách cũng chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng để thu hút người dân sử dụng như mở rộng vùng phục vụ của xe buýt, đầu tư thay thế dần các phương tiện sử dụng dầu Diezel sang phương tiện sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.

Dù có nhiều cố gắng song cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, hiện sức hút của vận tải hành khách công cộng chưa thực sự lan tỏa được đến đại bộ phận người dân. Mạng lưới vận tải hành khách công cộng của Thủ đô mới đáp ứng được khoảng 15% nhu cầu đi lại của người dân. Tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển vẫn còn cao, điều này khiến tình trạng ùn tắc giao thông trở nên nhức nhối.

Tại tọa đàm “Giải pháp để hút khách đến với vận tải công cộng” do báo Kinh tế & Đô thị tổ chức, chuyên gia giao thông Nguyễn Văn Dư cho rằng, muốn phát triển giao thông công cộng cần nhiều giải pháp. Đầu tiên, phải làm tốt, phủ kín mạng lưới giao thông công cộng để làm sao người dân ở tất cả mọi nơi đều có thể tiếp cận được. Bên cạnh đó, cần có một chính sách công bằng với giao thông công cộng cũng như tổ chức giao thông, chính sách quản lý giao thông hợp lý. Hay nói cách khác, những giải pháp đưa ra làm sao tạo ra lực vừa kéo, vừa đẩy, giao thông công cộng sẽ chiếm lĩnh được thị trường và chiếm được tình cảm của người dân.

Đóng góp ý kiến ở góc độ chuyên gia, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) Vũ Hồng Trường chia sẻ, trên thế giới, lịch sử vận tải hành khách công cộng trải qua 3 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn đầu của vận tải hành khách công cộng chủ yếu là để phục vụ những người không có phương tiện cá nhân hoặc không có khả năng tự điều khiển phương tiện các nhân như học sinh, sinh viên, người già. Giai đoạn 2, vận tải hành khách công cộng phải có cạnh tranh với các loại phương tiện khác. Giai đoạn 3, vận tải hành khách công cộng là phương tiện yêu thích của người dân để đi lại trong đô thị, từ đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm.

Theo ông Vũ Hồng Trường, Hà Nội hiện nay đã qua giai đoạn 1, đang đi vào giai đoạn 2. Ở giai đoạn này vấn đề cốt lõi là làm sao để vận tải hành khách công cộng cạnh tranh với phương tiện cá nhân. Riêng với giai đoạn 3, Hà Nội muốn thực hiện được thì cần phải có thời gian, sự đầu tư và ủng hộ của người dân.

Tổng Giám đốc Metro Hà Nội cũng cho biết, đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông hoạt động đến nay đã được gần một năm và đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ về số lượng hành khách, chất lượng phục vụ cũng như văn hóa đi tàu của hành khách. Để có sức hút nhất định như vậy, ông Vũ Hồng Trường cho rằng, có nhiều bài học kinh nghiệm có thể rút ra và ứng dụng được.

Cụ thể, luôn lắng nghe, nghiên cứu nhu cầu và đặc tính đi lại của hành khách để điều chỉnh thời gian, tần suất, dịch vụ sao cho phù hợp với thực tế. Đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tiếp cận với xe buýt và nhà ga đường sắt nhưng hạn chế tối đa ngân sách của Thành phố. Cùng đó, phải có chính sách giá vé linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng. Chẳng hạn như, hành khách đi quãng đường dài thì trả tiền nhiều, đi ngắn thì trả tiền ít, vé tháng được kích hoạt trong 30 ngày, kể từ ngày đăng ký và có vé ngày dành cho người dân đi trải nghiệm. Ngoài ra, cần khai thác tối đa tiềm năng thương mại tuyến, tập trung dịch vụ thương mại cho hành khách./.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Chiều 2/2, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày, người dân ở các tỉnh quay trở lại Hà Nội học tập và làm việc. Tuy nhiên, tình hình giao thông trong nội đô và các cửa ngõ Thủ đô không xảy ra tắc nghẽn nghiêm trọng như các năm trước.
9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

(LĐTĐ) Chiều 2/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông tin về tình hình, kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25/1 - 2/2/2025).
Đợt không khí lạnh đầu xuân sắp tràn về miền Bắc

Đợt không khí lạnh đầu xuân sắp tràn về miền Bắc

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia đã phát đi bản tin dự báo thời tiết 10 ngày tới và nhận định về đợt không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc.
Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

(LĐTĐ) Sáng 2/2, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, từ ngày 25/1 đến ngày 1/2 (từ 26 tháng Chạp đến mùng 4 Tết Ất Tỵ), toàn Thành phố xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông, làm 10 người tử vong, 13 người bị thương. So sánh với 9 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn 2024, giảm 21 vụ, giảm 6 người tử vong, giảm 31 người bị thương. So sánh 9 ngày liền kề giảm 13 vụ, giảm 10 người tử vong, giảm 7 bị thương...
Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là tình trạng dừng, đỗ sai quy định, đón trả khách không đúng nơi quy định, tình trạng nhồi nhét khách...
Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu

Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu

(LĐTĐ) Năm 2025, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Bộ GTVT, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố giao hằng năm. Đặc biệt, vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) đáp ứng đạt tỷ lệ đảm nhiệm 20% nhu cầu đi lại của người dân.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/2: Đêm và sáng mưa phùn, trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/2: Đêm và sáng mưa phùn, trời rét

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia, dự báo khu vực Hà Nội ngày 2/2, trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác; trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người

Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người

(LĐTĐ) Chiều 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ) Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. So với ngày mùng 4 Tết Giáp Thìn năm 2024, giảm 21 vụ, giảm 6 người chết, giảm 20 người bị thương.
Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất

Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa thông tin phương án di chuyển mới nhất tại nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển. Theo đó, đây là nút giao thông nhiều tầng nhất Hà Nội hiện nay với lưu lượng phương tiện giao thông rất cao, thường xuyên xảy ra ùn tắc.
820 lái xe bị trừ điểm bằng lái trong ngày mùng 3 Tết

820 lái xe bị trừ điểm bằng lái trong ngày mùng 3 Tết

(LĐTĐ) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thông tin, trong ngày mùng 3 Tết Ất Tỵ, tức 31/1, cả nước xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, 33 người tử vong, 52 người bị thương. Đáng chú ý, lực lượng chức năng đã tước 283 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 820 trường hợp.
Xem thêm
Phiên bản di động