--> -->

Gỡ khó để vận tải hành khách công cộng phát triển

Thực tế cho thấy, dù hệ thống vận tải hành khách công cộng Hà Nội đã có những bước phát triển đáng kể, bổ sung nhiều tiện ích. Song muốn thu hút người dân sử dụng dịch vụ, cần phải tiếp tục hoàn thiện hạ tầng, thẻ vé và ngay trong việc kết nối giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng với nhau.
Nỗ lực phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng đa phương thức Sớm phát triển làn đường dành riêng cho xe buýt

Đối mặt với nhiều khó khăn

Tại Hà Nội, hệ thống xe buýt Thủ đô đang ngày càng đóng vai trò tích cực trong việc giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và góp phần hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Với chính sách hỗ trợ cho phát triển vận tải hành khách công cộng, những năm qua, xe buýt Hà Nội đã gia tăng nhanh về số đầu tuyến, phương tiện và năng lực cung ứng, từng bước xây dựng hình ảnh thân thiện với người dân.

Gỡ khó để vận tải hành khách công cộng phát triển
Hiện các loại hình vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Hà Nội ngày càng được đồng bộ, phát triển. Ảnh: Đinh Luyện

Theo Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội, mục tiêu phát triển vận tải hành khách công cộng của Thành phố giai đoạn 2020 - 2025 đáp ứng được 30-35% nhu cầu đi lại của người dân. Đến nay hệ thống vận tải hành khách công cộng của thành phố Hà Nội đã trở thành hệ thống vận tải hành khách công cộng đa phương thức bao gồm: Tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông, tuyến buýt nhanh BRT (Bến xe Kim Mã - Yên Nghĩa) và 144 tuyến và nhánh tuyến xe buýt.

Theo kế hoạch đến hết năm 2022, mạng lưới xe buýt có tổng số 154 tuyến buýt trên địa bàn Thành phố (trong đó có 10 tuyến xe buýt CNG, 9 tuyến xe buýt điện, 1 tuyến buýt BRT), mạng lưới vận tải hành khách công cộng tiếp cận đến 30/30 quận, huyện, thị xã đạt 100%; 510/579 số xã, phường thị trấn đạt 88,1%; 65/75 bệnh viện đạt 87%; 192/286 các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông đạt 67%; 27/27 các khu công nghiệp lớn đạt 100%; 33/37 các khu đô thị đạt 89,2%; 22/24 làng nghề đạt 91,6%, 23/25 khu di tích lịch sử văn hoá khu du lịch đạt 92%.

Vận tải hành khách công cộng của Thành phố cũng đặt mục tiêu kết nối với 7 tỉnh thành lân cận gồm Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Qua đánh giá bước đầu, hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn được nhân dân đồng tình ủng hộ, đem lại lợi ích xã hội lớn, không chỉ giúp giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường mà còn góp phần xây dựng hình ảnh Hà Nội văn minh hiện đại, tạo thói quen khi tham gia giao thông của người dân từ phương tiện cá nhân sang sử dụng giao thông công cộng.

Cùng với kết quả đạt được, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội cũng chỉ ra, hiện vận tải hành khách công cộng Hà Nội cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Thành phố đang trong quá trình đầu tư xây dựng, dẫn đến hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ.

Chẳng hạn, hiện hệ thống vận tải hành khách công cộng có 5 điểm trung chuyển nội bộ của mạng lưới xe buýt và 12,9km đường dành riêng cho xe buýt dẫn tới chưa phát huy, tận dụng được lợi thế năng lực cung ứng của hệ thống vận tải hành khách công cộng và chi phí đi lại so với phương tiện cá nhân.

Thêm nữa, việc kết nối giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng nhằm thu hút và trung chuyển hành khách tại các khu dân cư, tối ưu hóa năng lực của hệ thống vận tải hành khách công cộng vẫn đang tồn tại bất cập, có thể kể đến như thiếu kết nối các phương thức vận tải sức chứa nhỏ như xe mini buýt, xe đạp công cộng để hỗ trợ hệ thống vận tải hành khách công cộng sức chứa lớn. Ngoài ra, hạ tầng trông giữ phương tiện cá nhân tại các nhà ga, các điểm trung chuyển còn hạn chế đã và đang trực tiếp dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống giao thông công cộng.

Bên cạnh những bất cập trên, theo tìm hiểu, hệ thống vé đang áp dụng cho vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội là khác nhau cho mỗi loại hình. Ví dụ, mạng lưới tuyến xe buýt (xe buýt thường, xe buýt BRT, buýt CNG) đang áp dụng vé giấy, xe buýt điện do công ty Vinbus vận hành áp dụng hệ thống vé điện tử.

Trong khi đó, với đường sắt đô thị tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông, tuyến đường sắt số 3 Nhổn - ga Hà Nội lại đang áp dụng hệ thống vé điện tử. Việc mỗi dự án sử dụng những công nghệ khác nhau đã cho thấy vận tải hành khách công cộng chưa có hệ thống vé điện tử liên thông duy nhất, điều này cũng gây khó khăn nhất định cho người tham gia giao thông công cộng.

Đồng bộ các giải pháp

Thực tế cho thấy, để vận tải hành khách công cộng tăng tính hấp dẫn đòi hỏi phải có những cơ chế chính sách nhất quán, kể cả về cơ chế tài chính; phải ưu tiên đặc biệt về hạ tầng, các điểm đầu - cuối của tuyến; bố trí quỹ đất tại các điểm tiếp cận để người dân gửi xe máy rồi đi xe buýt hoặc tàu điện. Các tuyến đường đủ rộng (từ 3 làn xe) cần nghiên cứu bố trí làn đường riêng cho xe buýt…

Theo chuyên gia giao thông Từ Sỹ Sùa, giảng viên Trường Đại học Giao thông Vận tải, để tăng tính hấp dẫn của vận tải hành khách công cộng thì cần ưu tiên phương tiện vận tải công cộng có sức chứa lớn và hạn chế phương tiện cá nhân. Đây chính là giải pháp trọng tâm để giảm ùn tắc giao thông.

Chuyên gia giao thông Từ Sỹ Sùa cũng chia sẻ, hiện việc phát triển phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam đang còn rất chậm. Hiện nay, loại hình phương tiện công cộng được phát triển đáng kể nhất chỉ có xe buýt. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, phương tiện cá nhân, nhất là xe máy lại đang đang phát triển bùng nổ. Đây là vấn đề đáng lo ngại.

Gỡ khó để vận tải hành khách công cộng phát triển
Ảnh: Đinh Luyện

Chung quan điểm trên, ông Nguyễn Trọng Thông - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội, cho biết, vừa qua đơn vị đã có văn bản kiến nghị tới Thành phố và Sở Giao thông Vận tải Hà Nội kiên trì chủ trương ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng sao cho hành khách khi sử dụng phương tiện công cộng được thuận tiện, tiếp cận an toàn và đi nhanh hơn khi sử dụng xe cá nhân…

Ở góc độ đơn vị quản lý, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, để hướng tới mục tiêu vận tải hành khách công cộng của Hà Nội giai đoạn 2020 - 2025 đáp ứng được 30 - 35% nhu cầu đi lại của người dân, Thành phố đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, kêu gọi sự đồng tình ủng hộ của người dân cùng chung sức đồng lòng phát triển vận tải hành khách công cộng.

Hà Nội xác định sẽ phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng đa phương thức, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, thu hút người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố. Thành phố cũng luôn xác định đưa vào vận hành tuyến đường sắt đô thị vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, tốc độ cao. Trong đó, nổi bật là tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông đã vận hành từ ngày 6/11/2021.

Cùng đó, Hà Nội tiếp tục phát triển mạng lưới tuyến buýt, trong đó chú trọng loại hình vận tải hành khách công cộng thân thiện với môi trường (xe buýt điện, sử dụng nhiên liệu sạch CNG...) phấn đấu đến năm 2025, số lượng phương tiện xe buýt có khoảng 4.000 - 4.500 xe, sức chứa bình quân 60 chỗ, với tỉ lệ phương tiện sạch đạt 20%, mở rộng vùng phục vụ của xe buýt tới các khu dân cư tập trung vùng ngoại thành, các khu đô thị mới, khu công nghiệp, trung tâm vui chơi giải trí, trung tâm hành chính./.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 004/2025/TT-BNV quy định mức lương của chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở cho việc xác định giá gói thầu. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025, vừa qua, Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ đã tổ chức 2 đoàn công tác đi thăm, tặng quà cho công nhân lao động và gia đình có công nhân lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở một số xã, thị trấn trên địa bàn.
Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

Tại Giải vô địch canoeing châu Á 2025, đội tuyển canoeing Việt Nam đã xuất sắc giành 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng, xếp thứ 3 toàn đoàn, khẳng định sức mạnh và sự phát triển vượt bậc của bộ môn này tại khu vực.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

Thực hiện Kế hoạch số 101/KH-LĐLĐ ngày 21/3/2025 của LĐLĐ thành phố Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện Mỹ Đức đã xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 trong các cấp Công đoàn huyện.
Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Diễn ra trong 2 ngày (9 - 10/5/2025), “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Hoài Đức đã thành công tốt đẹp, ngày hội thu hút 1.020 diễn viên, vận động viên tham gia tranh tài ở hai nội dung chính gồm thể thao và văn nghệ.
Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.
Thêm cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn

Thêm cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn

Điều trị vô sinh hiếm muộn là một hành trình dài và tốn kém chi phí, nhiều cặp vợ chồng không chỉ đối mặt với những áp lực tinh thần, mà còn mang trên vai gánh nặng tài chính khi các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay vẫn chưa nằm trong danh mục chi trả của bảo hiểm y tế.

Tin khác

Rào chắn phục vụ thi công Ga ngầm S12: Người dân lưu ý thay đổi lộ trình giao thông

Rào chắn phục vụ thi công Ga ngầm S12: Người dân lưu ý thay đổi lộ trình giao thông

Hôm nay (10/5), Ban Quản lý Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) tổ chức rào chắn và phân luồng giao thông phục vụ thi công Ga ngầm S12 thuộc Metro Nhổn - ga Hà Nội. Để tham gia giao thông trên khu vực, người dân cần chú ý thay đổi lộ trình giao thông.
Hà Nội: Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy, nghi vấn tài xế sử dụng rượu bia

Hà Nội: Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy, nghi vấn tài xế sử dụng rượu bia

Vào khoảng 21h tối ngày 9/5, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trước cửa số nhà 896 - 898 đường Kim Giang (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Một chiếc ô tô đã va chạm liên hoàn với 6 xe máy. Cú va chạm mạnh khiến 3 người bị thương.
Hà Nội ban hành giá dịch vụ xe khách khi ra vào bến xe

Hà Nội ban hành giá dịch vụ xe khách khi ra vào bến xe

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2255/QĐ-UBND ban hành giá dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô trên địa bàn thành phố.
Bổ sung thêm 49 trạm xe đạp công cộng tại Hà Nội

Bổ sung thêm 49 trạm xe đạp công cộng tại Hà Nội

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải số Trí Nam bổ sung thêm 49 trạm xe đạp công cộng trên địa bàn, nâng tổng số trạm khai thác lên 140.
"Lật tẩy" chiêu trò che biển số của shipper Hà Nội: CSGT "ra tay" không khoan nhượng

"Lật tẩy" chiêu trò che biển số của shipper Hà Nội: CSGT "ra tay" không khoan nhượng

Trong thời đại thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, dịch vụ giao hàng nhanh đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sống đô thị. Tuy nhiên, song hành với sự tiện lợi đó, lại xuất hiện tình trạng nhiều tài xế giao hàng (shipper) cố tình che lấp, làm mờ hoặc sửa đổi biển số xe khi tham gia giao thông.
Xử lý vấn đề phát sinh tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Xử lý vấn đề phát sinh tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng vừa có văn bản số 555 yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (chủ đầu tư) xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng công trình nhà ga T3 - Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất.
Hà Nội rà soát thời gian lái xe vận tải sau vụ tai nạn nghiêm trọng ở Tam Đảo

Hà Nội rà soát thời gian lái xe vận tải sau vụ tai nạn nghiêm trọng ở Tam Đảo

Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô, đặc biệt là việc tuân thủ quy định về thời gian làm việc và điều kiện sức khỏe của tài xế.
Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?

Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?

Những năm gần đây, Hà Nội đã không ngừng nỗ lực mở rộng mạng lưới xe buýt, đầu tư đổi mới phương tiện và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, điều hành. Mục tiêu là để nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp người dân tiếp cận xe buýt một cách thuận tiện và hiệu quả hơn. Tuy vậy, để xe buýt trở thành lựa chọn cạnh tranh với phương tiện cá nhân vẫn là bài toán khó, khi phía trước còn nhiều rào cản - trong đó, đáng kể nhất chính là thói quen và tư duy sử dụng phương tiện của người dân.
TP.HCM: Xử lý 3.651 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4

TP.HCM: Xử lý 3.651 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4

Thời điểm trước, trong, sau lễ 30/4 và 1/5, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ, bố trí lực lượng điều tiết, phân luồng giao thông, tạo điều kiện để nhân dân lưu thông an toàn, thông suốt.
Vận tải và bưu chính chuyển phát có xu hướng phát triển cao

Vận tải và bưu chính chuyển phát có xu hướng phát triển cao

Chi cục Thống kê Thành phố vừa thông tin, trong tháng 4/2025, tổng doanh thu hoạt động vận tải, hoạt động hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát ước đạt 21 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Phiên bản di động