Nỗ lực phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng đa phương thức
Kỳ vọng bức tranh đường sắt đô thị Thủ đô Hiệu quả từ phương thức vận tải hành khách công cộng tiên tiến Bước chuyển mình của giao thông Thủ đô |
Theo đại diện Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội, Hà Nội xác định sẽ phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng đa phương thức, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, thu hút người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố.
![]() |
Mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô ngày càng được đồng bộ. |
Đặc biệt, Thành phố luôn xác định đưa vào vận hành tuyến đường sắt đô thị vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, tốc độ cao. Trong đó, nổi bật là tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông đã vận hành từ ngày 6/11/2021; tuyến đường sắt số Nhổn - ga Hà Nội; tuyến đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; tuyến đường sắt đô thị Trần Hưng Đạo - Hoàng Mai; tuyến đường sắt đô thị số Văn Cao - Hòa Lạc…
Cùng đó, Hà Nội tiếp tục phát triển mạng lưới tuyến buýt, trong đó chú trọng loại hình vận tải hành khách công cộng thân thiện với môi trường (xe buýt điện, sử dụng nhiên liệu sạch CNG...) phấn đấu đến năm 2025 đoàn phương tiện xe buýt có khoảng 4.000 - 4.500 xe, sức chứa bình quân 60 chỗ, với tỉ lệ phương tiện sạch đạt 20%, mở rộng vùng phục vụ của xe buýt tới các khu dân cư tập trung vùng ngoại thành, các khu đô thị mới, khu công nghiệp, trung tâm vui chơi giải trí, trung tâm hành chính...
Tổ chức và phát triển mạng lưới tuyến buýt kế cận kết nối với các tỉnh liền kề góp phầm giảm cơ học các phương tiện cá nhân từ các tỉnh liền kề, qua đó giảm áp lực giao thông cho thành phố. Rà soát điều chỉnh hợp lý hóa luồng tuyến theo hướng giảm trùng tuyến, cắt giảm lộ trình bất hợp lý, điều chỉnh tăng cường kết nối xe buýt thường với tuyến BRT và các tuyến đường sắt đô thị.
Chủ động, tích cực trong hợp lý hóa và phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho hành khách tiếp cận dịch vụ và xe buýt vận hành.
“Phấn đấu đến năm 2025, hệ thống hạ tầng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có 13 làn đường riêng với tổng số 60,8km đường ưu tiên, với 21 điểm trung chuyển trong đó có 2 điểm trung chuyển đa phương thức. Đồng thời, tăng mức độ bao phủ của điểm dừng để 80% người dân có thể tiếp cận dịch vụ xe buýt; đẩy mạnh phát triển hệ thống thẻ vé thông minh liên thông…” - bà Trần Thị Phương Thảo chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh
Tin khác

Chưa quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng để chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện ở Hà Nội
Giao thông 19/07/2025 17:01

Ráp nối, điều chỉnh quy hoạch của TP.HCM hợp nhất
Giao thông 19/07/2025 16:56

Sợ trượt, rất nhiều thí sinh xin lùi lịch thi giấy phép lái xe
Giao thông 19/07/2025 14:17

TP.HCM: Khẩn trương giải quyết hồ sơ sát hạch lái xe cho người dân
Giao thông 19/07/2025 12:54

Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5
Giao thông 18/07/2025 20:21

Tiến độ khởi công 2 tuyến metro của Hà Nội trong năm 2025
Giao thông 18/07/2025 20:21

Các tỉnh Bắc Trung Bộ sẽ xây hơn 100 khu tái định cư phục vụ đường sắt tốc độ cao
Giao thông 18/07/2025 18:51

Hà Nội: Cán bộ, công chức, viên chức phải nêu gương chấp hành pháp luật về giao thông
Giao thông 18/07/2025 18:20

Hà Nội đối mặt “bài toán xe cũ”: 70% xe máy đang lưu hành đã xuống cấp
Giao thông 18/07/2025 18:20

Khi phái đẹp ủng hộ xử phạt nặng các "ma men"
Giao thông 18/07/2025 15:56