Vấn nạn phong bì, ăn nhậu sẽ làm nghèo đất nước
Tiếp khách vô tội vạ
Các cụ xưa đã dạy “liệu cơm, gắp mắm”; “kiến tha lâu cũng đầy tổ”. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tiết kiệm là giải pháp căn cơ nhất để vực dậy nền kinh tế. Kinh tế ổn định như nước Đức, Nhật Bản, nhưng họ lại là những quốc gia được mệnh danh tiết kiệm nhất thế giới. Còn ở ta, nghèo nhưng căn bệnh lãng phí lại tràn lan.
Tan giờ làm việc, dân công sở đi nhậu, tốn kém về thời gian và năng suất lao động đã đành, các đoàn của các cơ quan nhà nước hễ đi công tác là chiêu đãi nhau. Mà đã chiêu đãi là phải uống hết mình. Ai trả tiền? Tất cả đều từ tiền cơ quan mà ra. Tiền cơ quan lại chính là tiền của nhà nước. Chẳng thế, ngay tại diễn đàn QH ngày hôm qua (30/10) không dấu nổi vẻ bức xúc về tệ nạn này, đại biểu Trần Du Lịch đã đứng lên phát biểu khiến cả QH lặng im, ông dẫn chứng: “Tôi đi thăm một số nước người ta không mời ăn cơm được chỉ vì ngân sách chưa có, còn nước ta thì ăn nhậu vô tội vạ”. Tôi không thấy ở đâu xài tiền tùy tiện như nước ta. Ăn nhậu vô tư, tiếp khách rất tùy tiện, tất cả đều là tiền ngân sách thế mà vẫn cứ quyết toán được mới tài”! Vì vậy, Đại biểu Trần Du Lịch đề nghị: Sửa đổi Luật ngân sách lần này phải đổi mới căn bản quy trình thiết lập, công bố, kiểm soát ngân sách để đảm bảo kỷ cương trong việc sử dụng ngân sách nhà nước.
Cùng chung quan điểm với đại biểu Trần Du Lịch, một đại biểu cùng đoàn TP HCM cũng bức xúc không kém. Đại biểu này nói, nhiều khi đến thăm anh em công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thấy thương lắm. Đa số phải đi thuê nhà để ở, những gia đình có con nhỏ thì còn khó khăn hơn, nhiều bữa ăn đạm bạc chỉ có rau và đậu vậy mà rất nhiều nơi vẫn chi tiêu vô lối. Tiếp khách nhậu! Rồi, hội thảo, hội nghị phong bao, phong bì. Đón đoàn A, đoàn B nếu không ăn cơm cũng phải phong bao, phong bì. Tại sao lại có sự vô lý như vậy? Đại biểu này trăn trở.
Trao đổi với PV chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân cho hay: Ở các nước phát triển chi tiêu công (ngân sách) rất nghiêm. Ví dụ người đứng đầu nước Pháp là tổng thống, nếu đi nghỉ hay đi công du nước ngoài vượt tiêu chuẩn cho phép phải bỏ tiền túi ra bù. Còn trong nghi thức ngoại giao, họ chỉ chiêu đãi trọng thể cấp quốc gia đối với các bậc nguyên thủ, chính khách hay khách mời quan trọng (nhà khoa học, danh nhân...). Một đại biểu đoàn Đồng Nai cũng cho rằng ở các nước theo tập quán văn hóa cũng như quy định chi tiêu công các cơ quan công quyền, nghiệp đoàn ở tỉnh, thành (bang, hạt) này đến công tác ở nơi khác rất ít khi chiêu đãi nhau.
Bao giờ tăng lương?
Ngoài bức xúc về tiêu xài lãng phí trong, nghị trường cũng nóng lên với vấn đề bộ máy hành chính ngày một cồng kềnh, rồi chuyện về tăng lương. Một số đại biểu thẳng thắn chỉ ra rằng, nếu tăng lương và cải cách tiền lương như hiện nay thì rất khó đến đích. Đơn giản, số người hưởng lương ngày càng tăng, trong khi chúng ta lại không có cơ chế quản lý hiệu quả của người làm việc. Vậy vướng do đâu mà không tinh giản được biên chế? Đại biểu Phạm Văn Cường (Lào Cai) cho biết: “Trong những năm qua, tinh giản biên chế chúng ta chưa làm được. Đặc biệt, Quốc hội lần này cũng đã nêu và đến giờ phút này chưa có Bộ, ngành, tỉnh thành nào được phê duyệt đề án vị trí việc làm. Trên cơ sở đề án này thì ta mới xác định được ở bộ ngành trung ương, ở địa phương giảm ở đâu.
Trên cơ sở đó ta mới tiết kiệm được chi phí ngân sách cho bộ máy hành chính mà đã đầu tư thời gian qua”. Có một thực tế đang xảy ra khiến bộ máy hành chính ngày càng “phình” ra là hầu như cơ quan Trung ương có bộ phận nào thì bên dưới có như thế. Nhà nước có bộ phận nào thì bên đảng, đoàn thể cũng có bộ phận tương tự. Dẫu vừa qua, Hà Tĩnh tinh giản gần 14.000 người, nhưng truy ra lại toàn ở cấp thôn, xã, phường. Có những viên chức, công chức thời gian đến công sở ít hơn thời gian ở ngoài. Vậy mà anh ta cứ được tăng lương đều đều; thậm chí ngay trong cơ quan đó luôn kêu “đề nghị” bổ sung chỉ tiêu biên chế, vì lực lượng mỏng không thể đảm đương tốt công việc.
Họp Chính phủ tuyệt đối không có chuyện phong bì Liên quan đến vấn nạn phong bì tràn lan trong các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, tiếp khách của các cơ quan nhà nước, trả lời báo chí, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho hay: Chính phủ không lãng phí trong việc họp. Tổng kết cuối năm là làm trực tuyến, tiết kiệm một cách triệt để. Vì vậy, các phiên họp của Chính phủ họp không có chuyện “bao thơ”, “phong bì”. Có thể ở một ngành, một địa phương, đơn vị hay doanh nghiệp nào xảy ra việc này tôi chưa biết nhưng ở Chính phủ thì không có việc đó. |
Lê Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm
Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025
Tự hào 95 mùa xuân có Đảng quang vinh
Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm
Xử lý một gia đình trải chiếu ngồi ăn cơm trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Năm 2025, quận Bắc Từ Liêm phấn đấu trồng mới 1.620 cây xanh
Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch
Tin khác
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Sự kiện 03/02/2025 08:07
Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn Thủ đô Hà Nội tiếp tục đi đầu, dẫn dắt cả nước
Sự kiện 28/01/2025 21:18
Tổng Bí thư Tô Lâm chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội
Sự kiện 28/01/2025 20:17
Hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Sự kiện 26/01/2025 14:10
Hiện thực hoá mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 25/01/2025 20:09
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Sự kiện 24/01/2025 17:07
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55