-->

Vẫn còn những đô thị kiểu mẫu chưa… "kiểu mẫu"!

Với khoảng hơn 350 khu đô thị (KĐT), quy mô khoảng 2.500ha, Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu cả nước về phát triển các KĐT, khu dân cư văn minh, hiện đại. Các KĐT đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo lập diện mạo đô thị văn minh - hiện đại, nâng cao chất lượng sống của người dân, phát triển nhanh về nhà ở, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật tương ứng... Tuy nhiên, đi kèm với nhiều lợi ích, việc thiếu kiểm tra, giám sát tại một số KĐT cũng đem đến nhiều hệ lụy.
Hà Nội: Công trình xảy ra sự cố sập giàn giáo chưa được cấp Giấy phép xây dựng Quy hoạch xa lộ Hà Nội thành tuyến đường đô thị kiểu mẫu

“Nhếch nhác” các khu đô thị kiểu mẫu

Quy hoạch xây dựng từ những năm 2010, KĐT Trung Hòa - Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà do Vinaconex làm chủ đầu tư từng được coi là một trong những KĐT kiểu mẫu đầu tiên tại Hà Nội. Tuy nhiên đến nay, sau hơn 10 năm khai thác, sự gia tăng các tòa chung cư cao tầng thi nhau “mọc” lên đã khiến KĐT này trở nên chật chội, bí bách.

Vẫn còn những đô thị kiểu mẫu chưa…
Hàng quán lấn chiếm vỉa hè phố Nguyễn Thị Thập làm địa điểm kinh doanh. (Ảnh:Tuấn Dũng)

Nằm trên trục đường mới Hoàng Đạo Thúy, từ năm 2010, KĐT lúc mới đưa vào sử dụng có khoảng 2.400 căn hộ, với 10 tòa nhà chung cư cao tầng, dân số hơn 10.000 người, nhưng đến nay, toàn khu đã có khoảng 30 tòa nhà cao tầng từ 17 - 34 tầng, dân số cũng tăng chóng mặt lên gấp 3 - 4 lần.

Sự quá tải về dân cư là một trong những nguyên nhân khiến KĐT xuống cấp nhanh chóng. Mật độ xây dựng tăng nhanh, số lượng dân cư đông nhưng do chỉ có 1 hầm để xe, dẫn đến việc thiếu chỗ để xe trầm trọng. Phần lớn ô tô của cư dân hiện nay phải gửi tại bãi trông giữ ngoài trời hoặc dưới lòng đường. Thậm chí, toàn bộ phần vỉa hè, sân chơi các tòa đều bị chiếm dụng để làm bãi đỗ xe, lại càng làm trầm trọng lên tình trạng thiếu không gian vui chơi, giải trí.

Chị Nguyễn Thị Phương, người dân tòa N6A Nguyễn Thị Thập chia sẻ, niềm vui khi được dọn về một KĐT kiểu mẫu khang trang lịch sự chẳng kéo dài được lâu. “Chợ cóc mọc lên ngay giữa các tòa nhà, hàng quán bày bán la liệt từ sáng sớm cho đến chiều tối. Toàn bộ vỉa hè phố Nguyễn Thị Thập bị các quán nhậu quây tôn chiếm dụng, với tiếng hò dô đến tận đêm khua. Chưa kể mùi đồ ăn nấu nướng bốc lên nồng nặc các tầng trên khiến người dân cực kỳ khó chịu dù đã đóng chặt tất cả các cửa sổ cũng như cửa ra vào. Hoạt động của các nhà hàng, quán bia ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của cư dân nơi đây” - chị Phương cho hay.

Theo quan sát của phóng viên, không chỉ xuống cấp về hạ tầng, sau hơn chục năm sử dụng, lớp sơn tường bên ngoài các tòa nhà trở nên cũ kỹ, bong tróc, rêu mốc, mầu sắc loang lổ, khiến bề mặt bị biến đổi hoàn toàn so với thiết kế ban đầu khiến bộ mặt KĐT càng trở nên ảm đạm, nhếch nhác.

Cách đó không xa KĐT bán đảo Linh Đàm cũng trong tình cảnh tương tự. Nếu như hơn 10 năm trước, khi vẽ lên bản quy hoạch KĐT Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội, những người làm quy hoạch đã rất tự hào vì xây dựng được một bán đảo đẹp, đáng sống với những khu chung cư xinh xắn, trong một KĐT xanh hơn 200 ha, trong đó có 74 ha diện tích mặt nước, cùng những công viên có mật độ cây xanh lên tới 13 m2/người. Thế nhưng, chỉ trong hơn 10 năm ngắn ngủi, giờ đây chẳng mấy ai nhận ra được vóc dáng của đô thị “kiểu mẫu” một thời này . Thay vào đó, là những tòa nhà cao ốc mọc lên một cách “vô tội vạ” với quy mô dân cư tăng chóng mặt… Thậm chí sân chơi của trẻ nhỏ như công viên Bắc Linh Đàm cũng đang bị nhiều cá nhân, đơn vị khai thác để “trục lợi”.

Những ví dụ trên, chỉ là một trong số nhiều KĐT hiện nay của Thủ đô đang chịu những hệ lụy, bất cập của quy hoạch thiếu dài hạn, nhất là tình trạng nhồi nhét nhà cao tầng, thiếu bảo trì bảo dưỡng khiến bộ mặt cảnh quan đô thị xuống cấp. Nếu ngay từ giai đoạn thiết kế, chủ đầu tư tính toán, tăng cường hiệu quả công năng cho các tòa chung cư, có lẽ sau vài chục năm, Hà Nội sẽ không phải đau đầu giải quyết hệ lụy.

Nhiều bất cập cần tháo gỡ

Hà Nội là địa phương sớm hình thành các KĐT mới và phát triển nhanh so với cả nước. Chỉ tính sau khi mở rộng địa giới hành chính Thành phố năm 2008 đến nay, Hà Nội đã có hơn 350 KĐT với quy mô khoảng 2.500ha. Phát triển các KĐT đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo lập diện mạo đô thị văn minh - hiện đại, nâng cao chất lượng sống của người dân, phát triển nhanh về nhà ở, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật tương ứng... Trong quá trình sử dụng, vận hành, khai thác, một số KĐT được các chủ đầu tư thực hiện tốt công tác quản lý, đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng góp phần xây dựng đô thị hiện đại, văn minh, đồng bộ. Nhiều dự án KĐT hiện nay được chủ đầu tư quan tâm, bố trí quỹ đất cây xanh, không gian công cộng chiếm tỷ lệ lớn trong quỹ đất xây dựng; góp phần tạo không gian sống thư giãn cho người dân.

Tuy nhiên, công tác quản trị, vận hành các KĐT sau đầu tư trên địa bàn Thành phố vẫn còn tồn tại một số bất cập như: Nhiều KĐT đầu tư kéo dài, chậm hoàn thành, chậm bàn giao hoặc bàn giao về cho chính quyền địa phương quản lý không đồng bộ. Việc tổ chức cung ứng dịch vụ đô thị cho cư dân trong một số KĐT như cấp điện, cấp nước, vệ sinh môi trường, dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, vui chơi giải trí... còn chưa tốt. Việc quản lý đất đai, việc đầu tư và quản lý, khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, việc kết nối hạ tầng KĐT với các khu vực xung quanh, việc quản lý đầu tư, quản lý kiến trúc và cấp phép đầu tư xây dựng theo quy hoạch,... không đầy đủ, thiếu đồng bộ, không rõ trách nhiệm.

Một số KĐT tổ chức cộng đồng dân cư, hệ thống chính trị - hành chính như thành lập Ban quản trị nhà chung cư, quản lý cư dân trong KĐT, đặt tên đường, phố trong KĐT, thành lập và kiện toàn tổ dân phố, lập mới hoặc kiện toàn các tổ chức chính trị - xã hội... không kịp thời.

Nhiều KĐT được hình thành có mật độ dân cư tập trung cao, trong khi đó các tổ chức đoàn thể, chính trị giúp chính quyền địa phương về quản lý dân cư tại địa bàn còn chưa kịp hoàn thiện theo số dân mới tăng lên. Việc xây dựng đời sống văn hoá, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong các KĐT mới còn có những hạn chế, chậm bắt kịp và hoà đồng với các KĐT cũ. Công tác quản lý trật tự xã hội, việc theo dõi, quản lý dân cư của địa phương gặp khó khăn; chưa có can thiệp hiệu quả của chính quyền địa phương khi xảy ra mâu thuẫn trong đời sống xã hội tại các KĐT.

Với những tồn tại nêu trên, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 4866/QĐ-UBND ngày 17/11/2021 phê duyệt đề cương nhiệm vụ Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản trị, vận hành các KĐT sau đầu tư. Theo Quyết định, UBND Thành phố giao Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện: Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Gia Lâm, Mê Linh tổ chức triển khai thực hiện theo quy định, các nội dung công việc được phân công; tổng hợp, tổ chức nghiệm thu các sản phẩm, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.

Bên cạnh làm việc với chính quyền địa phương, chủ đầu tư, ban quản trị, các đơn vị cung cấp dịch vụ trong KĐT (điện, nước, vệ sinh môi trường, an ninh), đơn vị được giao nhiệm vụ sẽ khảo sát trực tiếp hiện trạng công tác quản lý, vận hành tại 5 - 7 KĐT có tính đại diện theo địa giới hành chính (nội đô lịch sử, nội đô mở rộng, một số huyện) và theo quy mô diện tích (dưới 20ha, từ 20 - 50ha và từ 50 - 200ha)... được hình thành trên địa bàn Hà Nội kể từ năm 2010 cho đến nay.

Có thể nói, sau nhiều năm đi vào vận hành thực tế, nhiệm vụ “Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản trị, vận hành các KĐT sau đầu tư” là cần thiết để giúp các cơ quan quản lý Nhà nước có cơ sở ban hành chính sách hiệu quả trong vận hành các KĐT, hướng dẫn, quản lý các chủ đầu tư, các ban quản trị trong quá trình vận hành các KĐT; giúp người dân trong các KĐT xây dựng nếp sống văn minh, phù hợp với cuộc sống tại các KĐT. Từ đó đề xuất được các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị, vận hành một cách hiệu quả các KĐT./.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.
Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Hiện nay việc đặt phòng đi du lịch trên mạng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Nắm bắt nhu cầu đó, các đối tượng lừa đảo đã lập các trang facebook giả mạo hoặc trang web của khách sạn để lừa nạn nhân chuyển tiền đặt cọc.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Quận Long Biên đang lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính, quận Long Biên sẽ gồm 4 phường: Long Biên, Bồ Đề, Việt Hưng và Phúc Lợi.
Nhận định Barcelona vs Celta Vigo: Cơ hội vàng để Barca bứt tốc

Nhận định Barcelona vs Celta Vigo: Cơ hội vàng để Barca bứt tốc

Trận đấu giữa Barca vs Celta Vigo trong khuôn khổ vòng 32 La Liga sẽ diễn ra vào lúc 21h15 ngày 19/4. Ở trận đấu này, Barca sẽ cần giữ sự tập trung tối đa nếu muốn giành trọn 3 điểm để duy trì lợi thế trong cuộc đua vô địch.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo ngày 19/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Chiều 18/4, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại Tòa nhà Việt Tower (số 1 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội), khiến hàng trăm người đang sống và làm việc trong Tòa nhà hốt hoảng bỏ chạy ra ngoài.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

Tình trạng xe khách hoạt động lộn xộn quanh khu vực Bến xe Mỹ Đình, đặc biệt trên tuyến đường Phạm Hùng lên tới khu vực cổng Đại học Ngoại ngữ, đã gây ra nhiều vấn đề về trật tự và an toàn giao thông. Mặc dù đã có những quy định pháp luật rất cụ thể về vấn đề dừng đỗ, đón trả khách, nhưng tình trạng này cứ lặp đi lặp lại không có hồi kết.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 18/4, thời tiết Hà Nội dự báo chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng nóng.
Khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Ngày 17/4, Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất thử nghiệm chuyến bay thực tế và khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga hành khách T3, được thực hiện bởi Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines với hành trình Thành phố Hồ Chí Minh - Vân Đồn (chở 105 hành khách) và ngược lại (SGN-VDO-SGN).
Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Sau 2 tháng tích cực đồng bộ nhiều giải pháp, hành trình “hồi sinh” dòng sông Tô Lịch đang bước vào giai đoạn mới với nhiều kỳ vọng. Từ việc nạo vét dòng sông, xây dựng phương án xử lý triệt để nguồn thải đến bổ cập nước sông Hồng, bổ cập nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ dân quận Tây Hồ, xây đập dâng giữ nước và chỉnh trang cảnh quan... Hà Nội đang triển khai một chiến lược toàn diện, quyết tâm trả lại vẻ đẹp vốn có cho dòng sông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/4: Nắng nóng quay trở lại

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/4: Nắng nóng quay trở lại

Dự báo ngày 17/4, khu vực Hà Nội có mây, đêm không mưa, ngày nắng, có nơi nắng nóng. Nhiệt độ từ 20 đến 35 độ C.
Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc

Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc

Trước áp lực ùn tắc kéo dài tại các nút giao trọng điểm, Sở Xây dựng Hà Nội đang triển khai hàng loạt biện pháp mạnh: xén vỉa hè, thu hẹp dải phân cách và dỡ bỏ đảo giao thông để mở rộng mặt đường.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Xem thêm
Phiên bản di động