Vai trò người đứng đầu cơ quan có tính quyết định
Trong tháng 6 vừa qua, khắp các mạng xã hội truyền nhau hình ảnh một người được cho là cán bộ của Bộ Y tế sau khi va chạm giao thông đã có hành động xúc phạm người dân và cảnh sát giao thông. Đáng lưu ý là cán bộ này mặt đỏ tía tai, nồng nặc mùi rượu, liên tục chỉ tay vào mặt người đối diện với lời lẽ khiếm nhã. Sau đó, báo chí lên tiếng và Bộ Y tế vào cuộc kiểm tra đi tới kết luận người say rượu đó làm tại Bộ, đồng thời tiến hành kỷ luật.
Đó không phải là trường hợp duy nhất cán bộ uống rượu, dư luận thời gian qua cũng đã chỉ tên quá nhiều trường hợp tương tự xảy ra. Kết quả tham vấn của Viện Xã hội học cho biết, có 3 nhóm uống rượu, bia nhiều nhất là công chức, kế đến là lao động tự do và cuối cùng là thanh niên. Từ những ví dụ đưa ra, có thể nói việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị trên là rất kịp thời. Đây cũng chính là thông điệp mà Thủ tướng Chính phủ từng đưa là xây dựng Chính phủ liêm khiết, xây dựng nền hành chính phụng sự nhân dân…
Ảnh minh họa. |
Chị Lê Thu Hiền (cán bộ ngành Thuế) cho rằng: “Việc cấm uống rượu bia trong giờ nghỉ trưa là hoàn toàn hợp lý, vì thường uống trưa thì chiều sẽ mệt, khó làm việc hiệu quả. Chưa kể đến nhiều người say xỉn rồi lái xe, hầu như là những ảnh hưởng tiêu cực”.
Nhân dân đồng tình là vậy, song điều mà dư luận mà nhân dân quan tâm là làm cách nào để việc thực thi Chỉ thị của Thủ tướng được nghiêm minh. Vì trước đó, nhiều tỉnh, thành địa phương đã ban hành chỉ thị cấm công chức, viên chức uống rượu, bia trong giờ hành chính, song cấm thì cứ cấm, còn uống thì vẫn uống. Bởi thế, người dân đề xuất cần phải xử lý mạnh tay, giám sát chặt chẽ toàn diện việc công chức, viên chức không được uống rượu, bia trong giờ hành chính. Muốn làm được điều đó, trước hết phải để nhân dân có cơ hội giám sát đồng thời quy trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan trong việc để nhân viên của mình uống rượu, bia trong giờ hành chính…
Theo Luật sư Ngọc Anh (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội): “Việc xử lý phụ thuộc vào từng trường hợp vi phạm. Nếu cán bộ, công chức vi phạm uống rượu, bia trong giờ làm việc, thì sẽ bị chính cơ quan đang công tác xử lý. Còn khi công chức uống rượu, bia và tham gia giao thông, sẽ có thêm cơ quan chức năng xử phạt. Mặt khác, khi Chỉ thị được ban ra, nên có nhiều chế tài đi kèm để Chỉ thị được thực thi nghiêm minh”.
Hồng Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Sự kiện 03/02/2025 08:07
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Tin mới 02/02/2025 22:16
Rạng rỡ Việt Nam
Tin mới 02/02/2025 14:03
Với Đảng, mùa xuân khát vọng
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 02/02/2025 06:03
Đảng ta là đạo đức, là văn minh
Thời sự 02/02/2025 06:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
Tin mới 01/02/2025 12:24
Quy định rõ hiệu lực của giấy tờ được cấp trước khi thực hiện sắp xếp bộ máy
Tin mới 01/02/2025 11:45
Liên tiếp rơi máy bay ở Mỹ, nhiều người thương vong
Quốc tế 01/02/2025 09:57
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ ô tô lao xuống kênh ở Nam Định ngày mùng 2 Tết
Tin mới 31/01/2025 20:33
TP.HCM: Xử lý hơn 1.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 5 ngày đầu kỳ nghỉ Tết
Tin mới 30/01/2025 18:30