V. I. Lenin: Lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt hoa tưởng niệm tại Tượng đài Lenin | |
Trình tấu “Bản giao hưởng Leningrad” tại Hà Nội |
V.I. Lenin sinh ngày 22/04/1870 ở Simbirsk (nước Nga), là con trai của vợ chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov (1831–1886), một quan chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria Alexandrovna Ulyanova (1835–1916).
Năm 1887, V. I. Lenin tốt nghiệp xuất sắc bậc Trung học được nhận Huy chương vàng nên được vào thẳng bất kỳ trường Đại học nào ở nước Nga. Ông xin vào học khoa Luật của Đại học Tổng hợp Kazan. Tại đây, V. I. Lenin tham gia nhóm cách mạng trong sinh viên, trở thành thành viên của Hội đồng hương bí mật Samarsko-Simbirskoe.
Do tham gia tuyên truyền cách mạng trong sinh viên, tháng 12/1887, V. I. Lenin bị đuổi học và bị phát lưu đến làng Kokushino Kazan. V. I. Lenin có nghị lực rất cao trong việc tự học, chỉ trong vòng hai năm miệt mài đèn sách, năm 1891, V. I. Lenin đã thi đỗ tất cả các môn học của chương trình 4 năm khoa Luật trường Đại học Tổng hợp Kazan với tư cách thí sinh tự do. Sau khi tốt nghiệp khoa luật V. I. Lenin làm trợ lý luật sư ở Samara. Tháng 8/1893, chuyển về Peterburg.
Bức họa Lenin của họa sĩ Isaak Brodsky (ảnh tư liệu) |
Mùa thu 1895, V. I. Lenin thành lập Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, tập hợp các nhóm cách mạng ở Petersburg. Ở Matxcova, Kiep, Jaroslavl và những thành phố khác cũng thành lập các hội liên hiệp tương tự. V. I. Lenin đã gặp Nadegioda Konstantinovna Krupskaia, hai người yêu nhau và trở thành bạn đời chung thuỷ. Đêm 9/12/1895, do bị tố giác, nhiều hội viên của Hội liên hiệp, trong đó có V. I. Lenin bị cảnh sát bắt. Sau 14 tháng bị cầm tù, tháng 2/1897, V. I. Lenin bị đi đày 3 năm ở làng Shushenkoe (miền Đông Sibir). Trong thời gian lưu đày, V. I. Lenin đã viết xong hơn ba mươi tác phẩm, trong đó có cuốn khá đồ sộ: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở nước Nga (1899).
Năm 1900, thời hạn lưu đày của V. I. Lenin kết thúc. Chính quyền Nga hoàng cấm V. I. Lenin sống ở Thủ đô và các thành phố lớn. V. I. Lenin ra nước ngoài và lập ra tờ báo Tia lửa. Năm 1903, tại London tiến hành Đại hội lần thứ II Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga. V. I. Lenin phát biểu phải xây dựng một đảng Mácxít kiểu mới có kỷ luật nghiêm mình, có khả năng là người tổ chức cách mạng của quần chúng. Trong thời kỳ cách mạng 1905 - 1907, V. I. Lenin đã phát triển tư tưởng độc quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành cách mạng xã hội chủ nghĩa Hai sách lược dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ năm 1905.
Tháng 4/1905, tại London tiến hành Đại hội lần thứ III Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, V. I. Lenin được bầu là Chủ tịch Đại hội. Tại Đại hội này, Uỷ ban Trung ương đã được bầu ra do V. I. Lenin đứng đầu. Tháng 11/1905, V. I. Lenin bí mật trở về Peteburg để lãnh đạo cách mạng Nga. Tháng 12/1907, V. I. Lenin sống ở nước ngoài tiếp tục đấu tranh bảo vệ và củng cố đảng hoạt động bí mật.
Trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ I, V. I. Lenin đưa ra khẩu hiệu biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng. Trong tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (1916) và những tác phẩm khác, V. I. Lenin đã phát triển chính trị kinh tế học Mácxít và lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa, kiện toàn những vấn đề cơ bản của triết học Mácxít (Bút ký triết học).
Sau cách mạng Tháng Hai năm 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một bên là chính phủ lâm thời tư sản và một bên là các đại biểu công nhân và binh sĩ. Những mâu thuẫn kinh tế và chính trị sâu sắc ở nước Nga lúc bấy giờ đòi hỏi phải tiến hành một cuộc cách mạng làm thay đổi tận gốc đời sống chính trị nước Nga.
V. I. Lenin đến Petrograd để trình bày Luận cương Tháng Tư, thực chất là một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu Toàn bộ chính quyền về tay các Xô Viết!. Hội nghị lần thứ VII toàn Nga (Tháng 4/1917) của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga đã nhất trí thông qua đường lối do V. I. Lenin đề ra.
Sau cuộc khủng hoảng chính trị ở nước Nga (Tháng 7/1917), V. I. Lenin buộc phải về vùng Pazzliv cách Petrograd 34km để tránh sự truy lùng của Chính phủ lâm thời. Từ nơi hoạt động bí mật, V. I. Lenin thường xuyên chỉ đạo phong trào cách mạng nước Nga. Ngày 23/10/1917, kế hoạch khởi nghĩa vũ trang của V. I. Lenin đề ra được Hội nghị Uỷ ban trung ương Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga thông qua.
Tối ngày 6/11/1917, V. I. Lenin trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa. Đến đêm ngày 7/11//917, Cách mạng Tháng Mười Nga đã toàn thắng. Chính quyền đã về tay nhân dân. Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đã ra đời.
Ngày 30/8/1918, V. I. Lenin bị ám sát và bị thương nặng, nhưng sau đó ít lâu sức khoẻ hồi phục. Năm 1922, V. I. Lenin ốm nặng. Ngày 21/4/1924, V. I. Lenin qua đời ở làng Gorki, gần thủ đô Matxcơva. Thi hài được lưu giữ trong lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ, Matxcơva cho tới nay.
Tại nước Nga hiện nay, tên của ông được đặt cho một tỉnh của Nga - tỉnh Leningrat, nằm sát cố đô Saint Petersburg, nơi Lenin lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Mười.
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Sự kiện 21/01/2025 09:20
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13