--> -->
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng

Theo các chuyên gia, Hà Nội đang có tốc độ gia tăng dân số cơ học rất cao, việc xây dựng chính sách quy hoạch đô thị về giao thông công cộng gắn với mô hình giao thông công cộng có thể là “lời giải” giúp Hà Nội phát triển theo xu hướng hình thành đô thị nén, biến khó khăn thách thức thành cơ hội thực sự cho hiện tại và cả tương lai.
Người dân bắt đầu trở lại TP.HCM sau kỳ nghỉ Lễ 2/9 Phát hiện, xử lý 8.920 trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ ngày 3/9 Thủ Đức xử lý hơn 100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn dịp lễ 2/9

Giải toả những điểm nóng về giao thông

Phát triển theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là mô hình phát triển đô thị lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán. Mục tiêu của định hướng giao thông công cộng là phải đạt được sự thuận tiện với khách bộ hành, người đi làm hàng ngày, khách du lịch...

Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng
Nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới phong cách, đội ngũ nhân viên phục vụ xe buýt thân thiện, tận tụy, nhiệt tình… là những dấu ấn được ghi nhận từ dư luận dành cho xe buýt thời gian gần đây.

Từ nhiều năm nay giao thông công cộng đã trở thành hướng đi mới trong tư duy thiết kế quy hoạch đô thị ở các nước phát triển. Đối với nước ta nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, việc vận dụng nguyên lý giao thông công cộng vào quá trình thiết kế cải tạo, mở rộng và quy hoạch xây dựng đô thị không chỉ mang lại những lợi ích và hiệu quả thuyết phục kể trên mà còn giải toả được những điểm nóng về giao thông, đang gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Năm 2017, Hà Nội đã lập đồ án Quy hoạch phân khu Ga Hà Nội và phụ cận theo mô hình TOD. Tuy nhiên, đây là đồ án được đánh giá còn nhiều hạn chế như: Quá chú trọng bất động sản mà xem nhẹ vai trò trọng yếu là hiện đại hóa giao thông đô thị; tập trung vào lợi ích thương mại mà bỏ qua nhiệm vụ phát triển không gian công cộng, tăng cường kết nối xã hội; lợi ích tập trung vào nhóm đầu tư nhỏ mà không hướng tới chia sẻ cơ hội chung cho cộng đồng. Những hạn chế này ẩn chứa nhiều rủi ro đầu tư bởi lẽ dự án quy mô rất lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong khi thực hiện trong thời gian dài.

Theo báo cáo rà soát của Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, việc phát triển mô hình TOD tại Hà Nội chưa đạt hiệu quả, nguyên nhân là đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chưa đề xuất được cụ thể về mức độ, quy mô, phạm vi cụ thể của các khu vực TOD quan trọng của Thủ đô, chưa lồng ghép được các khuyến nghị, kết quả nghiên cứu, đề xuất của Dự án HAIMUD7. Đối với đồ án Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, do tính chất của loại hình quy hoạch chuyên ngành giao thông, nên đồ án cũng chỉ đề xuất được các nguyên tắc chính, chưa gắn kết được với nội dung quy hoạch sử dụng đất, không gian… khu vực xung quanh các nhà ga.

Góp ý nhằm đảm bảo chính sách ưu đãi, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Tiến sĩ Mai Thị Mai - Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng: Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã định hướng việc ưu đãi, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô ngay từ khía cạnh chính sách phát triển đô thị, phát triển quản lý hạ tầng, huy động nguồn tài chính ngân sách cho phát triển Thủ đô, cũng như cơ chế thu hút đầu tư xã hội và nhà đầu tư chiến lược để có thể xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô. Về cơ bản, các nội dung để tạo ra hành lang pháp lý cho việc xây dựng và phát triển hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô ghi nhận trong Dự thảo Luật Thủ đô đã khá đầy đủ và hoàn chỉnh.

Cũng theo Tiến sĩ Mai Thị Mai, qua phân tích ở trên có thể thấy, nếu xác định TOD là một giải pháp quy hoạch cho Hà Nội trong việc hướng tới người dân sử dụng giao thông công cộng, giảm ùn tắc giao thông, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi trường thì các quy định về TOD nên được nhấn mạnh hơn, trở thành một trong những trọng tâm cần được lưu ý trong chính sách phát triển đô thị của Thủ đô. Do đó, các nội dung điều chỉnh về TOD trong Dự thảo luật Thủ đô cần được tách riêng ra thành một điều khoản độc lập với nội dung về xây dựng phát triển hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô. Trong điều khoản này sẽ tập hợp toàn bộ các điều khoản quy định về TOD nằm rải rác ở các điều khoản khác nhau về quản lý hạ hầng, huy động tài chính, huy động nhà đầu tư…

Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ

Để triển khai được các định hướng lớn nêu trên theo PGS.TS Nguyễn Thanh Chương - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải cần giảm khối lượng giao thông tại khu vực nội thành; hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông vận tải trong đô thị trong đó định hướng chung là phát triển hệ thống giao thông công cộng sức chứa lớn, với cốt lõi là hệ thống đường sắt đô thị, bus, BRT; giảm phương tiện cá nhân; thúc đẩy giao thông xanh, giảm phát thải. Trong đó cấp bách là nhu cầu xây dựng nhanh, hiệu quả cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, đặc biệt là hệ thống đường sắt đô thị; luật hóa những chính sách hỗ trợ người đi bộ, người xe đạp và người khuyết tật trong giao thông đô thị.

Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng
Việc chú trọng phát triển giao thông công cộng được xem là “chìa khóa” để giải bài toán ùn tắc tại nội đô. (Ảnh: Đinh Luyện)

Tổ chức giao thông hiệu quả trên nền tảng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo; hoàn thiện cơ chế tài chính huy động được các nguồn lực trong nước, ngoài nước, nhà nước, xã hội hóa đầu tư cho các dự án giao thông và cơ chế thực hiện các dự án giao thông đặc thù cho Hà Nội…

Đặc biệt Hà Nội cần có hành lang pháp lý để hình thành một Quỹ đặc biệt cho giao thông công cộng của Hà Nội để tập trung các nguồn lực tài chính từ xã hội vào Quỹ này và tạo ra được nguồn đầu tư cho việc nghiên cứu, phát triển chính sách giao thông và tài trợ cho việc vận hành hệ thống giao thông công cộng cho thành phố.

Theo kinh nghiệm của các siêu đô thị tại châu Á (Seoul, Tokyo), nguồn thu từ quỹ này hình thành từ một phần nhỏ trong thuế nhiên liệu, thuế ô tô và nguồn thu từ phí gây tắc nghẽn giao thông. Ở Thủ đô Hà Nội, việc thu phí còn có thể áp dụng cho việc thu phí vận tải của các phương tiện siêu trường, siêu trọng cần cấp phép đặc biệt khi lưu thông trong đô thị.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dập tắt nhanh đám cháy nhà dân trên đường Giải Phóng, không thiệt hại về người

Dập tắt nhanh đám cháy nhà dân trên đường Giải Phóng, không thiệt hại về người

Lực lượng cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Công an thành phố Hà Nội đã kịp thời khống chế hoàn toàn đám cháy bùng phát tại một căn nhà trên đường Giải Phóng chiều 22/7, may mắn không ghi nhận thiệt hại về người.
Sân bay Vân Đồn và Cát Bi mở cửa trở lại từ 12h trưa 22/7 sau ảnh hưởng bão số 3

Sân bay Vân Đồn và Cát Bi mở cửa trở lại từ 12h trưa 22/7 sau ảnh hưởng bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha), hai sân bay Vân Đồn và Cát Bi đã chính thức mở cửa trở lại từ 12h trưa ngày 22/7, khôi phục hoạt động tiếp nhận và khai thác tàu bay.
Hà Nội: Các phường Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt chủ động ứng phó với bão, mưa lũ

Hà Nội: Các phường Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt chủ động ứng phó với bão, mưa lũ

Ủy ban nhân dân (UBND) các phường đã chủ động rà soát các khu dân cư, có phương án sơ tán người dân đến nơi an toàn trong trường hợp xảy ra bão mạnh, úng ngập lớn. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm "bốn tại chỗ" để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
Phường Cầu Giấy: Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch

Phường Cầu Giấy: Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đoàn đại biểu Đảng ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường và lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc phường Cầu Giấy đã trang trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch, Nghĩa trang thành phố Hà Nội, Nhà bia tưởng niệm Liệt sĩ phường Dịch Vọng và phường Dịch Vọng Hậu (cũ).
Chuẩn bị chu đáo cho Đại hội Đảng bộ xã Quảng Oai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chuẩn bị chu đáo cho Đại hội Đảng bộ xã Quảng Oai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 21/7, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Quảng Oai tổ chức Hội nghị lần thứ ba nhằm thảo luận, góp ý hoàn thiện công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là bước chuẩn bị quan trọng, mang tính chất quyết định cho việc tổ chức thành công Đại hội - sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới của xã sau sáp nhập.
Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão

Trong trường hợp xảy ra thiên tai, các địa phương cần chủ động xử lý các hành vi lợi dụng tình hình để đầu cơ, găm hàng, hoặc tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng.
Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp

Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp

Dù nền kinh tế được kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm, các doanh nghiệp chế biến, chế tạo, động lực tăng trưởng chính vẫn rất cần những chính sách linh hoạt và hỗ trợ cụ thể để vượt qua thách thức, duy trì đà sản xuất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.

Tin khác

Dập tắt nhanh đám cháy nhà dân trên đường Giải Phóng, không thiệt hại về người

Dập tắt nhanh đám cháy nhà dân trên đường Giải Phóng, không thiệt hại về người

Lực lượng cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Công an thành phố Hà Nội đã kịp thời khống chế hoàn toàn đám cháy bùng phát tại một căn nhà trên đường Giải Phóng chiều 22/7, may mắn không ghi nhận thiệt hại về người.
Sân bay Vân Đồn và Cát Bi mở cửa trở lại từ 12h trưa 22/7 sau ảnh hưởng bão số 3

Sân bay Vân Đồn và Cát Bi mở cửa trở lại từ 12h trưa 22/7 sau ảnh hưởng bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha), hai sân bay Vân Đồn và Cát Bi đã chính thức mở cửa trở lại từ 12h trưa ngày 22/7, khôi phục hoạt động tiếp nhận và khai thác tàu bay.
Điện Biên: Cầu treo Pa Thơm đứt cáp, xe chở cán bộ xã rơi xuống sông khi đi chống bão

Điện Biên: Cầu treo Pa Thơm đứt cáp, xe chở cán bộ xã rơi xuống sông khi đi chống bão

Một sự cố nghiêm trọng vừa xảy ra vào sáng 22/7 tại xã Thanh Yên (tỉnh Điện Biên), khi cầu treo Pa Thơm bất ngờ đứt cáp, khiến một ô tô bán tải chở cán bộ xã đi kiểm tra công tác phòng, chống bão cùng một xe máy rơi xuống sông Nậm Núa.
Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Lúc 10 giờ ngày 22/7 tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình (khu vực Thái Bình, Nam Định cũ). Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.
TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó do ảnh hưởng của bão số 3
Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Hà Nội, hôm nay (22/7), khu vực phía Bắc và Tây Thành phố gió mạnh dần cấp 4-5, giật cấp 6; phía Nam và trung tâm gió mạnh dần cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Từ sáng nay đến hết ngày 23/7, Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và giông. Với cường độ này, gió có thể làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng, gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Việc chuyển đổi phương tiện cá nhân từ xe xăng sang xe điện đang dần trở thành xu hướng tại Hà Nội, trong bối cảnh ô nhiễm không khí và tiếng ồn ngày càng gia tăng. Thành phố không áp đặt mà khuyến khích người dân chuyển đổi tự nguyện, bước đầu nhận được sự hưởng ứng tích cực từ chính những người gắn bó hằng ngày với phương tiện giao thông.
EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha) dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Bộ trong những ngày tới, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Sáng nay (22/7), bão số 3 Wipha đã áp sát đất liền, chỉ còn cách Hải Phòng khoảng 60km, mang theo gió giật cấp 13 và mưa lớn diện rộng trải dài từ Bắc Bộ tới Bắc Trung Bộ. Dự báo bão sẽ đổ bộ vào đất liền trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h hôm nay, với cường độ cấp 8-9, giật cấp 11-12, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực từ Hải Phòng đến Ninh Bình.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6

Dự báo ngày 22/7, chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa to đến rất to.
Xem thêm
Phiên bản di động