Uống vitamin lúc nào là tốt nhất?
Uống vitamin B có thể giúp giảm tác hại do ô nhiễm không khí | |
Những thói quen tưởng tốt nhưng gần như... vô dụng | |
Phụ nữ mang thai có cần uống vitamin tổng hợp? | |
Có nên uống nhiều loại vitamin? |
Thời điểm trong ngày, thức ăn và đồ uống có thể có phản ứng tiêu cực hoặc tích cực đối với hoạt động của vitamin và lượng vitamin hấp thu vào cơ thể.
Có nên uống vitamin không?
Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, trong hầu hết các trường hợp, việc uống vitamin thường xuyên là vô thưởng vô phạt. Tuy nhiên, nên thận trọng trong việc sử dụng vitamin vì chúng có thể gây những hậu quả không mong muốn khi kết hợp với thuốc kê đơn hoặc không kê đơn. Một số vitamin, như vitamin E và beta carotene, khi sử dụng với liều lớn có thể gây hại hoặc thậm chí gây tử vong.
Phụ nữ có thai nên đặc biệt cẩn thận khi lựa chọn chất bổ sung. Ví dụ, lượng vitamin A cao có thể gây ra khuyết tật bẩm sinh. Trong khi axit folic có thể giúp ích cho sự phát triển của bào thai và ngăn ngừa gai đôi cột sống. Một số nhà nghiên cứu gợi ý rằng cách tốt nhất để nhận được các vitamin là không sử dụng các chế phẩm bổ sung.
Thay vào đó, họ khuyên nên ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như:
• cải xoăn
• cải bó xôi
• hạt có vỏ cứng
• trái cây
• thịt ít mỡ.
Họ cho rằng vitamin không thể thay thế một chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, một số người vẫn tin rằng nên uống một multivitamin để bổ sung cho chế độ ăn chưa đạt mức lý tưởng. Ngoài ra, có một số nghiên cứu hạn chế gợi ý rằng vitamin có thể đóng một vai trò trong việc làm giảm nguy cơ một số bệnh, như bệnh tim.
Tuy nhiên, hầu hết các vitamin không gây tác động xấu cho người bình thường, khỏe mạnh. Những người thường xuyên phải dùng các thuốc kê đơn hoặc không kê đơn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ chế phẩm bổ sung vitamin nào.
Thời điểm tốt nhất để uống các loại vitamin khác nhau
Khi nào thì uống vitamin B?
Vitamin B được sử dụng để tăng cường năng lượng và giảm stress. Có 8 loại vitamin B khác nhau, mỗi loại có chức năng riêng đối với cơ thể. Các loại vitamin B bao gồm:
• thiamin
• riboflavin
• vitamin B6
• niacin
• biotin
• vitamin B12
• axít folic
• axit pantothenic
Có thể uống những vitamin B này cùng một lúc. Trên thực tế, nhiều công ty đã cho ra thị trường những phức hợp vitamin, là sự kết hợp của 8 loại vitamin B này với liều lượng thích hợp hằng ngày.
Thời gian tốt nhất trong ngày để uống vitamin B là sau khi thức dậy. Uống vitamin B trong khi đói sẽ giúp hấp thu vitamin. Uống vitamin B cũng có xu hướng làm tăng năng lượng, do đó uống quá muộn trong ngày có thể gây khó ngủ.
Khi nào thì uống vitamin tan trong nước?
Các vitamin tan trong nước không được sản xuất hoặc lưu trữ trong cơ thể, vì thế phải lấy qua ăn uống hoặc chế phẩm bổ sung. Những vitamin này không được cơ thể sản xuất hoặc dự trữ tự nhiên. Do đó, cơ thể cần phải thường xuyên nhận được từ các nguồn động vật, thực vật và chế phẩm bổ sung.
Các loại vitamin tan trong nước bao gồm:
• Vitamin C
• Hầu hết các loại vitamin B
Vitamin C được xem là an toàn khi uống với lượng khuyến cáo. Nó được tìm thấy trong một loạt các sản phẩm thực vật, như nước cam, bưởi chùm, và chanh. Cơ thể không dự trữ vitamin C, vì vậy chúng ta nên đưa nó vào cơ thể hàng ngày, lý tưởng với liều nhỏ trong suốt cả ngày.
Khi nào thì uống vitamin tan trong dầu?
Vitamin tan trong dầu rất cần thiết với liều nhỏ. Uống liều lớn vitamin tan trong dầu có thể gây hại hoặc độc cho cơ thể người. Vitamin tan trong dầu không bị mất trong quá trình nấu ăn. Thường thì chúng ta sẽ nhận được tất cả các vitamin tan trong dầu cần thiết thông qua thực phẩm và không cần phải uống bổ sung.
Một số ví dụ về vitamin tan trong dầu bao gồm:
• vitamin A
• vitamin D
• vitamin E
• vitamin K
Những vitamin này được dự trữ trong gan và mô mỡ của cơ thể. Do đó, không cần phải nhận được chúng thường xuyên. Vì lượng lớn các vitamin này có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu, nên các nhà nghiên cứu thường đồng ý rằng mọi người không nên dùng các chế phẩm bổ sung có chứa những vitamin này.
Người bình thường, khỏe mạnh với chế độ ăn uống cân bằng sẽ nhận được đủ vitamin tan trong dầu thông qua chế độ ăn uống bình thường.
Khi nào thì uống vitamin thai kì?
Phụ nữ đang cân nhắc mang thai được khuyên nên uống bổ sung axít folic trong suốt một năm trước khi thụ thai. Các bác sĩ cũng khuyên phụ nữ nên uống vitamin trước sinh hàng ngày trong suốt thai kỳ. Đôi khi các bác sĩ cũng khuyên các bà bầu nên uống vitamin thai kì vào một giờ nhất định trong ngày.
Việc đặt giờ uống vitamin sẽ tùy thuộc vào việc người mẹ có bị nghén hay không. Nếu vitamin làm tăng cảm giác buồn nôn, thì có thể cân nhắc uống vitamin lúc đi ngủ với một lượng thức ăn nhỏ.
Có nhiều loại vitamin dùng trong thai kì, và phụ nữ mang thai cần thận trọng khi chọn chế phẩm để dùng. Mặc dù giống nhau, nhưng mỗi loại có thể chứa lượng dưỡng chất và thành phần khác nhau. Các thành phần điển hình bao gồm:
• axít folic
• canxi
• sắt
Trước khi bắt đầu uống vitamin thai kì, phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ về những gợi ý và đề xuất. Dùng quá liều vitamin có thể gây ảnh hưởng xấu đến người mẹ hoặc em bé. Không dùng hai loại vitamin thai kì cùng một lúc.
Các chất bổ sung khác
Cũng như vitamin, còn có những chế phẩm bổ sung khoáng chất. Cơ thể con người cần cả vitamin và khoáng chất để hoạt động bình thường. Giống như vitamin, khoáng chất có sẵn ở dạng chế phẩm bổ sung không kê đơn. Và, tương tự như vitamin, có nhiều tuyên bố về việc bổ sung khoáng chất có tác dụng tốt với sức khỏe như thế nào.
Một số ví dụ về khoáng chất bao gồm:
• sắt
• canxi
• magiê
• kẽm
Một lần nữa, mọi người nên thận trọng trước khi bổ sung khoáng chất. Mặc dù có thể có lợi, hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung khoáng chất không có tác động tích cực đến sức khoẻ.
Việc hấp thu quá nhiều khoáng chất có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Mọi người nên uống các chất khoáng hàng ngày với thức ăn. Uống bổ sung khoáng chất mà không có thức ăn có thể dẫn đến các phản ứng phụ không mong muốn, như kích ứng dạ dày.
Những rủi ro và cân nhắc
Cần phải hết sức cẩn thận khi cân nhắc việc uống bổ sung vitamin và khoáng chất, vì những tuyên bố về hiệu quả và hiệu quả thực tế có thể khác nhau rất nhiều. Ngoài ra, nhiều vitamin và khoáng chất có thể gây hại khi dùng liều cao; các vitamin khác có thể tương tác xấu với những thuốc được uống thường xuyên.
Như đã đề cập ở trên, rất ít nghiên cứu thực sự gợi ý rằng các chế phẩm bổ sung có hiệu quả trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Kết luận
Có rất ít bằng chứng từ các nhà nghiên cứu độc lập cho thấy bổ sung vitamin có hiệu quả thực sự đối với sức khoẻ. Trên thực tế, khi dùng liều quá lớn, một số vitamin có thể gây ra những nguy cơ đối với sức khoẻ. Trước khi bắt đầu bổ sung vitamin, nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng thứ mà bạn định uống là an toàn.
Theo Cẩm Tú/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47