Ước muốn của công nhân dệt may
![]() | Thêm một CĐCS mới thuộc CĐ ngành Dệt May Hà Nội |
![]() | Nhiều công nhân dệt may mắc bênh hô hấp và tiêu chảy |
Công việc nhọc nhằn
Vừa bước vào xưởng của một công ty dệt trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, chúng tôi bị dội ngược vì tiếng ồn khủng khiếp từ hàng ngàn chiếc máy dệt đang rầm rập chạy. Hai chiếc nút tai không ngăn cản nổi tiếng ồn như xoáy vào đầu. Nữ công nhân N.T.T tất bật chạy đi chạy lại nối chỉ, so kim... Trung bình một ngày, một mình chị phải “đi” 14 máy...
![]() |
Đời sống, việc làm của CNLĐ ngành Dệt may còn nhiều khó khăn, vất vả |
Vào nhà máy khi chưa đầy 20 tuổi, tuổi xuân của chị T. gắn liền với những chiếc máy dệt. Cùng hàng ngàn nữ công nhân khác, dù nắng hay mưa, cứ máy chạy là có mặt chị ở xưởng. Theo như lời chị nói “nhắm mắt lại tôi cũng có thể đến vị trí của từng chiếc máy”. Hơn 20 năm vắt sức bên những cỗ máy nên giờ đây, dù mới ở tuổi 43, chị T trông đã bơ phờ, mỏi mệt, già đi tới chục tuổi.
Nói như hét với người đối diện trong tiếng máy chạy ầm ầm, chị T cho biết: “Hơn hai chục năm trời, ngày nào cũng chạy đi chạy lại mấy chục km, trong điều kiện ồn ào khủng khiếp, không mau già, mau xuống sức mới là lạ, nhất là tôi lại bị bệnh thấp khớp”. Cũng theo chị T, những hôm làm ca ngày còn đỡ, khi đảo ca làm đêm thì càng khổ: chân đau, người mỏi nhừ, không ngủ nên đầu óc cứ đờ đẫn. Câu chuyện của chị T cũng là tình cảnh chung của hàng trăm ngàn công nhân dệt trong cả nước.
Ngược lại với các công nhân dệt công việc yêu cầu phải đi lại liên tục, thì công nhân may thường ngồi một chỗ, tưởng chừng nhàn hạ, nhưng cũng mệt nhọc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 33 tuổi, quê ở Hưng Yên, làm công nhân may đã mười năm, công việc của chị hàng ngày phải ngồi từ 10-11 giờ, tháng này qua tháng khác với tư thế đầu cúi, bụng gập.
Cách đây 2 tháng, chị thấy người đau ê ẩm, hai cánh tay nhức mỏi đến nỗi không mặc nổi cái áo. Cái khớp gối ở chân bên phải do đạp máy cả ngày nên tê nhức, đi phải lết từng bước nặng nề. Cầm cuốn sổ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, bác sĩ cho thuốc uống không khỏi, chị tiếp tục đi chụp phim, thì phát hiện đã thoái hoá cột sống. Chị Hạnh cũng cho biết, nhiều đồng nghiệp của chị cũng đã phát hiện mắc bệnh này hoặc các bệnh về phổi, do hít phải nhiều bụi vải khi làm việc.
Đời sống vất vả, thiếu thốn
Cùng với chăm lo đời sống, việc giám sát bảo vệ các quyền lợi “sát sườn” của lao động nữ cũng được CĐ Dệt May chú trọng. Vì vậy, trong năm 2017 này, CĐ Dệt May sẽ tập trung tuyên truyền và tham gia tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật cho lao động nữ như: Nghị định 85/NĐ-CP về lao động nữ; Các chế độ liên quan đến lao động nữ theo luật BHXH; Đề xuất chuyên môn với các tổ chức, ban ngành liên quan trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách về lao động nữ tại các DN có sử dụng nhiều lao động nữ. |
Không chỉ phải chịu đựng những vất vả, nhọc nhằn trong công việc, phía sau dây chuyền sản xuất, đời sống của những người thợ dệt may cũng còn lắm thiếu thốn, lo toan. Điển hình như câu chuyện của Nguyễn Thị Lan (công nhân một công ty May đặt tại địa bàn quận Hoàng Mai). Rời Hải Dương ra Hà Nội làm công nhân may đã hơn 5 năm, tổng thu nhập của Lan hiện đạt xấp xỉ 5 triệu đồng.
Dù còn độc thân, chưa vướng bận gia đình, nhưng cuộc sống của Lan vẫn khá chật vật. Tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn uống, sinh hoạt... đủ các thứ tiền phải chi tiêu, trong khi giá cả tiêu dùng thì đắt đỏ nên Lan phải tằn tiện, chắt bóp lắm mới để dành được từ dăm trăm đến một triệu đồng mỗi tháng để gửi về phụ giúp bố mẹ. “Con gái chưa chồng nhưng nhiều lúc muốn mua chiếc áo mới, hay thỏi son, chút nước hoa làm điệu cũng không dám vì thấy nó xa xỉ quá”- Lan chia sẻ.
Độc thân như Lan mà còn khó khăn như vậy, nên cuộc sống của gia đình chị Nguyễn Thị Vân, công nhân một công ty may mặc trong KCN Sài Đồng, quận Long Biên, còn chật vật hơn. Chồng chị Vân cũng là công nhân trong cùng công ty. Hai đứa con nhỏ ( 4 tuổi và3 tuổi) được gửi về quê để ông bà ngoại trông giúp. Với tổng thu nhập chưa đầy 10 triệu đồng/ tháng, cuộc sống của chị luôn thiếu trước hụt sau vì phải chi phí nào là tiền nhà, tiền điện, tiền gửi về quê cho ông bà nuôi con.
“Trước đây, 2 con cũng ở cùng bố mẹ. Nhưng vì cả hai vợ chồng em đều thường xuyên phải tăng ca, không thể đưa đón con đến lớp và không có thời gian cơm nước cho đúng giờ, kèm cặp con học bài nên đành phải đưa con về quê ở với ông bà. Nhiều lúc nhớ con đến quặn lòng mà vẫn phải chấp nhận”- chị Vân ngậm ngùi cho biết.
Trường hợp như Lan và Vân không phải là chuyện cá biệt trong đời sống của CNLĐ ngành dệt may hiện nay. Theo thống kê của Công đoàn Dệt May Việt Nam, Dệt may là ngành nghề có tỷ lệ lao động nữ thuộc nhóm cao nhất trong các ngành kinh tế (trên 70%). Với đặc thù công việc của ngành này người lao động chỉ làm việc đạt năng suất, chất lượng vào khoảng từ 25-35 tuổi, sau đó năng suất sẽ giảm dần.
Trong khi đó, ở độ tuổi này chị em lại đang gánh vác vai trò rất quan trọng là sinh nở, nuôi dạy con cái và chăm sóc gia đình. Bên cạnh đó nhiều áp lực từ công việc đè nặng lên đôi vai của chị em phụ nữ như mức thu nhập so với sinh hoạt còn thấp, cường độ lao động cao, làm thêm giờ nhiều, đời sống tinh thần còn nghèo nàn, ít phương tiện giải trí… Đa số chị em làm việc xa nhà, xa người thân, thiếu thốn tình cảm, phần đông là ở nhà trọ…
Công đoàn là điểm tựa
Trước thực trạng về đời sống, việc làm của CNLĐ ngành dệt may như vậy, với vai trò của mình, CĐ Dệt may Việt Nam đã có nhiều chính sách chăm lo cụ thể, sâu sát và mang lại hiệu quả thiết thực cho lao động ngành Dệt May nói chung, lao động nữ nói riêng.
Trước hết, CĐ Dệt may Việt Nam đã cùng với Hiệp hội Dệt may Việt Nam ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành. Đây là văn bản pháp lý để công đoàn cơ sở làm căn cứ bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, trong đó có lao động nữ ngụ cư.
CĐ Dệt may Việt Nam cũng chỉ đạo các CĐCS thực hiện các biện pháp thiết thực như phối hợp với chính quyền địa phương, nơi người lao động tạm trú, để hỗ trợ họ về mặt pháp lý, nơi ở bảo đảm an ninh trật tự; xây dựng mô hình câu lạc bộ công nhân nhà trọ; tăng cường kiểm tra, giám sát về việc thực hiện chính sách tiền lương, chế độ BHXH, BHYT, an toàn, vệ sinh lao động...
Riêng trong năm 2016, theo bà Nguyễn Thị Thủy – Phó Chủ tịch CĐ Dệt May Việt Nam, CĐ Dệt May Việt Nam đã Phối hợp với các doanh nghiệp thường xuyên duy trì chế độ dành riêng cho lao động nữ như gặp mặt, tặng quà, hỗ trợ tiền sữa cho trẻ dưới 15 tháng tuổi, phụ cấp tiền gửi trẻ, phụ cấp cho lao động nữ khi sinh con nhỏ, tổ chức bữa ăn an toàn chống lại nạn thực phẩm bẩn tràn lan, xây dựng các thiết chế văn hóa cho công nhân như nhà trẻ, nhà lưu trú…
Tú Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9
Đời sống 20/04/2025 15:59

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức
Đời sống 12/04/2025 16:21

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính
Đời sống 10/04/2025 12:25

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4
Đời sống 09/04/2025 21:51

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế
Đời sống 09/04/2025 15:40

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai
Đời sống 04/04/2025 16:41

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai
Đời sống 31/03/2025 21:13

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?
Đời sống 28/03/2025 06:41

Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ
Đời sống 23/03/2025 16:54

Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025
Đời sống 22/03/2025 06:27