-->

Ứng dụng chuyển đổi số trong lễ hội

(LĐTĐ) Các lễ hội đầu Xuân năm 2025 tại Hà Nội đang cho thấy nhiều nỗ lực đổi mới tích cực trong công tác tổ chức và quản lý. Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hà Nội trong những ngày đầu Xuân Ất Tỵ đã ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực tại các điểm di tích văn hóa tâm linh của Thủ đô.
Rực rỡ sắc xuân tại Lễ hội xôi Phú Thượng Sơn Tây chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho Lễ hội đền Và Lễ hội đình Tường Phiêu được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chùa Hương hướng đến điểm du lịch văn hóa chuyên nghiệp

Chùa Hương, hay còn gọi là chùa Hương Tích, nằm trong quần thể thắng cảnh Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km về phía Nam. Quần thể này bao gồm hệ thống đền, chùa, am thờ giữa khung cảnh thiên nhiên tráng lệ với những dãy núi đá vôi, thung lũng và dòng suối Yến thơ mộng. Lễ hội chùa Hương thường kéo dài từ sau Tết Nguyên đán đến hết tháng Ba âm lịch, thu hút hàng triệu lượt khách hành hương mỗi năm.

Ứng dụng chuyển đổi số trong lễ hội
Chùa Hương hướng đến điểm du lịch văn hóa chuyên nghiệp.

Lễ hội chùa Hương năm 2025 được tổ chức trong 3 tháng, từ ngày 3/2 đến 1/5 (tức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết ngày 4 tháng 4 năm Ất Tỵ) với chủ đề "Điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống Việt". Ngay từ trước ngày khai hội, Ban Tổ chức đã triển khai công tác chuẩn bị một cách bài bản. Từ 5h sáng ngày 30/1/2025 (mùng 2 Tết), toàn bộ lực lượng 335 cán bộ của Ban Tổ chức đã có mặt để triển khai nhiệm vụ quản lý và tổ chức lễ hội.

Theo ông Bùi Văn Triều - Trưởng Ban Quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, riêng trong ngày khai hội đã đón hơn 2 vạn lượt khách. Mặc dù tổng lượng khách giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng công tác tổ chức được đánh giá chuyên nghiệp và chu đáo hơn nhiều so với những năm trước.

Điểm nổi bật trong công tác quản lý năm nay là việc tích hợp vé thắng cảnh và vé xuồng đò, tạo thuận tiện tối đa cho du khách. Ban Tổ chức đã in và bàn giao 336.000 vé cho Ủy ban nhân dân (UBND) xã Hương Sơn phát hành. Hệ thống 10 cổng kiểm soát hai bờ suối Yến được duy trì với sự phân công nhiệm vụ rõ ràng: Hợp tác xã dịch vụ du lịch chùa Hương phụ trách hướng dẫn, sắp xếp khách xuống đò và tiếp nhận phản ánh qua mã QR code của lái đò, trong khi lực lượng của Ban Tổ chức (Ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn và UBND xã Hương Sơn) thực hiện kiểm soát vé tại trạm Zic zắc.

Công tác quản lý các điểm trông giữ ô tô tại các bến, bãi cũng được cải thiện đáng kể, với việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo an ninh trật tự. Ban Tổ chức đặc biệt chú trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ xuồng đò, đảm bảo an toàn và thân thiện cho du khách. Công tác quản lý mặt bằng, dịch vụ và phòng chống cháy nổ được thực hiện nghiêm túc, gắn với các thiết chế văn hóa.

Phủ Tây Hồ tiên phong trong chuyển đổi số và quản lý văn minh

Phủ Tây Hồ, tọa lạc tại số 52 đường Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, là một trong những trung tâm thờ Mẫu lớn nhất miền Bắc. Di tích được xây dựng từ thế kỷ XVII, thờ công chúa Liễu Hạnh - một trong Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Tại đây, công tác tổ chức và quản lý lễ hội cũng có nhiều đổi mới đáng ghi nhận. Điểm nhấn nổi bật nhất là việc hướng tới mô hình "không dùng tiền mặt" trong các dịch vụ, thể hiện xu hướng hiện đại hóa trong quản lý di tích.

Bà Bùi Thị Lan Phương - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, để chuẩn bị cho dịp Rằm tháng Giêng, quận đã triển khai một loạt giải pháp đồng bộ. Cụ thể, 25 điểm chốt phân luồng giao thông được thiết lập từ xa để tránh ách tắc, 4 điểm trông giữ phương tiện được bố trí khoa học với hình thức thanh toán qua mã QR tại các vị trí như hè đường Đặng Thai Mai, phía sau Đền Kim Ngưu, hè ngõ 50 đường Đặng Thai Mai và ngõ 88 phố Quảng An.

Ông Nguyễn Danh Thụ - Chủ tịch UBND phường Quảng An chia sẻ, công tác vệ sinh môi trường được triển khai quyết liệt với 6 đợt ra quân tổng vệ sinh từ đầu năm đến nay. Các gian hàng được quy hoạch gọn gàng, khu vực viết sớ được bố trí riêng biệt với đội ngũ viết sớ trong trang phục áo dài đỏ đồng nhất, tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp và văn minh.

Đánh giá cao những nỗ lực đổi mới tại hai di tích, ông Phạm Xuân Tài - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hà Nội cho biết, tại chùa Hương, các tuyến đường dẫn vào khu di tích thông thoáng, sạch sẽ, không xảy ra tình trạng ách tắc giao thông. Công tác thực hiện quy tắc ứng xử, kiểm soát mê tín dị đoan và cải thiện cảnh quan môi trường đạt hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, đoàn cũng đề nghị huyện Mỹ Đức và Ban Tổ chức tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về giá trị lịch sử văn hoá của di tích, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và kiểm soát vấn đề quảng cáo. Các cơ sở kinh doanh được yêu cầu niêm yết giá công khai, chi tiết cho từng loại sản phẩm, dịch vụ

Ông Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hoá và Gia đình cũng nhận định phủ Tây Hồ là điểm sáng trong công tác tổ chức lễ hội văn minh, với việc phân luồng giao thông hiệu quả và quy hoạch hàng quán ngăn nắp. Tuy nhiên, đoàn kiểm tra cũng chỉ ra một số tồn tại cần khắc phục như tình trạng một số hàng quán lấn chiếm vỉa hè và bày bán thực phẩm không rõ nguồn gốc tại phủ Tây Hồ.

Những nỗ lực đổi mới trong tổ chức lễ hội đầu Xuân tại cả hai di tích đã và đang góp phần quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh điểm đến văn hóa tâm linh văn minh, hiện đại của Thủ đô, vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân, vừa phát triển du lịch bền vững.

Phương Bùi

Nên xem

Bình Dương: Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 30 dự án có vốn đầu tư gần 2,7 tỷ USD

Bình Dương: Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 30 dự án có vốn đầu tư gần 2,7 tỷ USD

(LĐTĐ) Trong số 30 dự án được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương đầu tư có 16 dự án thuộc lĩnh vực nhà ở thương mại với tổng vốn đầu tư 38.453 tỷ đồng, 7 dự án FDI với số vốn đăng ký gần 1 tỷ USD.
Rộn ràng giao quân tại TP.HCM và Bình Dương

Rộn ràng giao quân tại TP.HCM và Bình Dương

(LĐTĐ) Ngày 13/2, các địa phương trên địa bàn Quân khu 7 gồm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận đã đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2025, đạt 100% chỉ tiêu giao quân.
Khánh thành Dự án cải tạo nhà truyền thống cách mạng phường Phú Thượng

Khánh thành Dự án cải tạo nhà truyền thống cách mạng phường Phú Thượng

(LĐTĐ) Ngày 13/2, Dự án cải tạo nhà truyền thống cách mạng phường Phú Thượng được khánh thành. Đây là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Phú Thượng lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy để đưa đất nước phát triển, nâng cao đời sống nhân dân

Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy để đưa đất nước phát triển, nâng cao đời sống nhân dân

(LĐTĐ) Sáng 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu thảo luận tổ tại Đoàn Hà Nội về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong động viên tân binh lên đường nhập ngũ

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong động viên tân binh lên đường nhập ngũ

(LĐTĐ) Sáng nay (13/2), huyện Thanh Trì tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tới dự và động viên tân binh lên đường nhập ngũ.
Tăng cường thông tin, tuyên truyền và việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Tăng cường thông tin, tuyên truyền và việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã ký ban hành Kế hoạch số 40/KH-UBND về việc thông tin, tuyên truyền đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến gắn với thực hiện Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An

Công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An

(LĐTĐ) Ngày 13/2, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Lễ công bố quyết định tổ chức lại Trường Trung học phổ thông (THPT) Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An.

Tin khác

Cồn Sơn - điểm nhấn ấn tượng trong bản đồ du lịch Cần Thơ

Cồn Sơn - điểm nhấn ấn tượng trong bản đồ du lịch Cần Thơ

(LĐTĐ) Nằm giữa sông Hậu, Cồn Sơn (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ) được biết đến là điểm du lịch miệt vườn sông nước thu hút đông đảo du khách bởi những sản phẩm du lịch độc đáo và đặc biệt là với các trải nghiệm về cá. Xuân Ất Tỵ 2025, Cồn Sơn đã đón rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan và có những trải nghiệm khó quên.
Tháng 1/2025, các cơ sở lưu trú phục vụ gần 700 nghìn khách du lịch đến Hà Nội

Tháng 1/2025, các cơ sở lưu trú phục vụ gần 700 nghìn khách du lịch đến Hà Nội

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội do cơ sở lưu trú phục vụ tháng 1/2025 ước đạt 688 nghìn lượt người, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 37,1% so với cùng kỳ năm trước.
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 - 2/2), ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm

Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm

(LĐTĐ) Xuân Ất Tỵ 2025, nhiều du khách trong và ngoài nước chọn cho mình tour du lịch miền Tây Nam Bộ. Chuyến du lịch Sài Gòn - Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ mang đến trải nghiệm độc đáo, du khách được tham quan miệt vườn, khám phá những cù lao nổi tiếng trên hai dòng sông Tiền và sông Hậu, thưởng thức các món đặc sản miền Tây, trở về miền ký ức xưa nơi làng quê Nam Bộ…
Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Sở Du lịch Hà Nội, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ đô đã đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

(LĐTĐ) Thu hút bởi những thửa ruộng bậc thang, những ruộng hoa cải vàng rực và sắc hồng của những cánh hoa anh đào rực rỡ… không khó hiểu vì sao những ngày đầu Xuân, xóm Mừng (xã Hợp Phong, Cao Phong, Hòa Bình) lại trở thành điểm check-in thu hút đông đảo giới trẻ và khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm

Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phần lớn những lễ hội đặc sắc ở miền Bắc thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân năm mới, đặc biệt là dịp tháng Giêng. Mỗi lễ hội có những bản sắc, nét đẹp truyền thống riêng mang dấu ấn của từng vùng miền.
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm

Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm

(LĐTĐ) Những ngày đầu Xuân năm mới, đông đảo khách thập phương đến khu di tích lịch sử Đền Trần - chùa Phổ Minh (Lộc Vượng, Nam Định) chiêm bái và vãn cảnh đầu xuân. Đây là một nét đẹp và cũng là thói quen không thể thiếu trong những ngày đầu năm của nhiều người dân thành Nam.
10 địa điểm du lịch tâm linh ngày Tết nổi tiếng linh thiêng

10 địa điểm du lịch tâm linh ngày Tết nổi tiếng linh thiêng

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm lý tưởng để người Việt tìm tới những địa điểm tâm linh linh thiêng trên khắp cả nước. Mỗi địa điểm du lịch tâm linh không chỉ mang những dấu ấn văn hóa đặc sắc mà còn là nơi ký thác, gửi gắm những mong muốn, ước nguyện tốt đẹp ngày đầu xuân năm mới.
Người dân Hoà Bình nô nức du Xuân, lễ chùa ngày đầu năm

Người dân Hoà Bình nô nức du Xuân, lễ chùa ngày đầu năm

(LĐTĐ) Ngày mùng 2 Tết Ất Tỵ (ngày 30/1/2025), đông đảo người dân ở thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) nô nức đến các điểm vui chơi, điểm tâm linh như chùa Hòa Bình, tượng đài Bác Hồ, đập thủy điện Hòa Bình, quảng trường trung tâm Thành phố… du Xuân, cầu bình an.
Xem thêm
Phiên bản di động