Tuyệt đối không uống hạ sốt Ibuprofen khi bị sốt xuất huyết
Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết là bệnh có thể dễ dàng được điều trị và chăm sóc tại nhà bằng các kiến thức y khoa thông thường như: Nghỉ ngơi, uống đủ nước, dinh dưỡng đầy đủ, uống thuốc hạ sốt. Đồng thời, người dân cần chủ động phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để đi khám, nhập viện điều trị. Thông thường các dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện vào thời điểm pha sốt muộn (ngày bệnh thứ 3 - 4, hoặc nhiệt độ hạ, hạ thân nhiệt), cộng với ban xuất huyết, chảy máu mũi, miệng,…
Nhân viên y tế phun thuốc phòng chống dịch sốt xuất huyết. |
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, một số trường hợp sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà, không nhất thiết phải nhập viện nếu không có chỉ định, tránh dẫn đến quá tải bệnh viện.
Theo vị chuyên gia này khuyến cáo, sốt xuất huyết trong những ngày đầu vẫn có thể chăm sóc tại nhà, người dân có thể cặp nhiệt độ hoặc theo dõi các dấu hiệu toàn thân khác. Nếu đau mỏi người, sốt thì dùng hạ sốt, giảm đau, tránh dùng nhóm thuốc như aspirin, ibuprofen vì nó có thể gây chảy máu, không dùng kháng sinh, không tự ý truyền dịch như đạm, albumin, truyền máu hay dung dịch cao phân tử mà cần sự theo dõi chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
“Tuy nhiên nếu bệnh nhân có biểu hiện thoát dịch hoặc cô đặc máu sẽ dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp, đau bụng vùng gan, mệt mỏi, tay chân lạnh, nôn, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu, phụ nữ có thể rong kinh, rong huyết. Đấy là những dấu hiệu cảnh báo cần phải nhập viện”- bác sĩ Đỗ Duy Cường cảnh báo.
Đồng quan điểm trên, bác sĩ Đỗ Anh (Trung tâm Nhi Khoa - Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, khi điều trị tại nhà, do sốt xuất huyết thường sốt cao (39 - 40,5 độ), sốt liên tục và dai dẳng, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt, người bệnh chỉ uống hạ sốt paracetamol (dùng đúng liều đúng khoảng cách), lưu ý không dùng hạ sốt Ibuprofen. “Ibuprofen hạ sốt mạnh và thời gian tác dụng dài hơn so với Paracetamol, song không được dùng cho trẻ mắc sốt xuất huyết vì có thể gây xuất huyết tiêu hóa” bác sĩ Đỗ Anh phân tích.
Thời điểm hiện nay, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội đang gia tăng nhanh chóng. Với sốt xuất huyết, trong thời gian mắc bệnh, cơ thể thường mệt mỏi, đau người, nhức đầu, sốt cao, rất cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ để chống chọi với căn bệnh này.
Đáng lo ngại, một trong biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết đó là cơ thể thiếu, mất dịch, rơi vào tình trạng sốc. Do đó, theo bác sĩ Đỗ Anh khi được chẩn đoán là sốt xuất huyết, điều cực kỳ quan trọng đó là bảo đảm đủ cơ thể đủ nước. Có 3 loại đồ uống rất tốt cho hồi phục sốt xuất huyết là: Oresol, sữa, nước hoa quả cung cấp điện giải và multivitamin (chuối, cam, kiwi, bơ, dừa).
Riêng với trẻ em, các thực phẩm phải tránh khi mắc sốt xuất huyết là thực phẩm rán, nhiều dầu mỡ; đồ uống có caffein, có ga như coca hay pepsi; thực phẩm mỡ, béo, gia vị cay.
Bác sĩ nhi khoa Đỗ Anh cũng khuyến cáo: Trong giai đoạn đầu của sốt xuất huyết, trên 70% người bệnh có thể tự theo dõi và chăm sóc ở nhà bằng chế độ dinh dưỡng và uống đủ nước. Trong giai đoạn này người bệnh mệt, đau mỏi người và khớp, do vậy được nghỉ ngơi đủ là rất quan trọng. Bệnh nhân nên cố ngủ càng nhiều càng tốt, giúp cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục.
"Cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe của người bệnh tại nhà, chủ động phát sớm các dấu hiệu nguy hiểm, tốt nhất nên có sự theo dõi, giám sát của 1 bác sĩ gia đình", bác sĩ Đỗ Anh cho biết thêm.
Bên cạnh đó, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi vằn mang bệnh gây nên và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh. Bởi vậy, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân nên chủ động các biện pháp phòng chống dịch, bệnh sốt xuất huyết. Trong đó, người dân nên đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Hàng tuần người dân nên thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Tiến hành loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
Đồng thời, người dân nên ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58