Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu sách giáo khoa
![]() | Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu sách giáo khoa lớp 1 phải đến tay học sinh trước 15/8 |
![]() | Hướng đến phát triển toàn diện học sinh |
![]() | Công bố giá 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 |
Chuẩn bị sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Nam cho biết: Để triển khai lựa chọn sách giáo khoa theo yêu cầu tại Nghị quyết 88 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông để các địa phương chọn sách giáo khoa lớp 1 phục vụ kịp thời năm học 2020 - 2021.
Đến ngày 30/5/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được công văn của 63 Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các trường tiểu học. Kết quả cho thấy, tất cả các đầu sách giáo khoa được phê duyệt cho phép sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông đều được lựa chọn; 62 tỉnh/thành phố chọn sách giáo khoa ít nhất từ 3 bộ trở lên, trong đó 36 tỉnh/thành phố chọn sách giáo khoa của cả 5 bộ.
![]() |
Toàn cảnh họp báo. |
“Việc lựa chọn các đầu sách giáo khoa từ nhiều bộ khác nhau thể hiện tính dân chủ, khách quan trong quá trình lựa chọn. Đồng thời cho thấy các cơ sở giáo dục đã nghiên cứu kỹ lưỡng sách giáo khoa nên chọn được đầu sách theo từng môn học phù hợp với điều kiện và cơ sở vật chất dạy học của nhà trường. Tại một số địa phương, một số sách có tỷ lệ lựa chọn cao hơn với các sách khác là do tính chất đặc trưng của vùng, miền và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương” - ông Trần Quang Nam nhấn mạnh.
Cũng theo ông Trần Quang Nam, ngày 10/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn hướng dẫn việc cung ứng sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020 - 2021 gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các nhà xuất bản có sách giáo khoa lớp 1 được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu, thời gian bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về sử dụng sách giáo khoa lớp 1 phải được hoàn thành trước 30/7/2020.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng lưu ý, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu sách giáo khoa năm học 2020 - 2021 trên địa bàn. Việc cung ứng sách giáo khoa phải đảm bảo sách đến tay phụ huynh, học sinh, giáo viên trước ngày 15/8/2020.
Tích cực bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
Về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kế hoạch tổng thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nhằm đảm bảo thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện. Đến nay, đã hoàn thành tập huấn, bồi dưỡng cho 800 giảng viên sư phạm chủ chốt, 28.000 giáo viên phổ thông cốt cán và 4.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán, 11.000 tổ trưởng chuyên môn, 1.028 cán bộ quản lý Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo.
![]() |
Đến ngày 30/5/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được công văn của 63 Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các trường tiểu học. |
Theo kế hoạch, năm 2020 tiếp tục triển khai bồi dưỡng những modul tiếp theo cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán và bồi dưỡng đại trà cho tất cả giáo viên phổ thông. Hiện nay, các nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn đang phối hợp với các địa phương triển khai bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về sử dụng sách giáo khoa lớp 1.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành công văn đề nghị các tỉnh/thành phố tiếp tục thực hiện việc tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ theo hướng ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho những môn học mới ở các cấp học; linh hoạt bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên hiện có, trong trường hợp chưa thể bố trí đủ giáo viên theo định mức thì cần có các giải pháp tạm thời, phù hợp với đặc điểm từng trường, từng vùng miền để đảm bảo “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”.
Riêng về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị các địa phương đánh giá tình hình và rà soát thực trạng, nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất của từng địa phương; phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tham mưu Chính phủ cân đối, bố trí các nguồn vốn để hỗ trợ các địa phương có điều kiện khó khăn thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đến nay, hầu hết các địa phương có đề án cụ thể về chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới và có bản đáp ứng yêu cầu đối với lớp 1 năm học 2020 - 2021.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Giáo dục 20/04/2025 21:56

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Giáo dục 20/04/2025 17:42

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/04/2025 22:30

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm
Giáo dục 19/04/2025 17:25

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
Xã hội 19/04/2025 16:37

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 18/04/2025 22:42

Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc
Giáo dục 18/04/2025 22:12

Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục
Giáo dục 18/04/2025 19:56

Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký
Giáo dục 18/04/2025 14:35

Đóng góp quan trọng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia
Giáo dục 18/04/2025 14:34