--> -->

Tuyến tàu Cát Linh - Hà Đông: Sự khởi đầu tốt đẹp cho giao thông công cộng ở Hà Nội

Ngày 21/11, tuyến tàu Cát Linh - Hà Đông chính thức chuyển sang giai đoạn khai thác thương mại, vận chuyển khách có thu tiền sau khi đã kết thúc 15 ngày vận hành miễn phí. Theo đánh giá của người dân, sau bao năm chờ đợi, việc tuyến đường tàu Cát Linh - Hà Đông đưa vào vận hành không chỉ giúp người dân có thêm lựa chọn phương tiện giao thông để di chuyển, mà còn là sự khởi đầu tốt đẹp cho giao thông công cộng ở Hà Nội.
Công tác hỗ trợ người dân đi tàu điện Cát Linh - Hà Đông ngày đầu bán vé nhịp nhàng, hiệu quả Bố trí nhân lực hỗ trợ người dân đi tàu điện Cát Linh - Hà Đông ngày đầu bán vé thương mại Ngày cuối miễn phí đi tàu Cát Linh - Hà Đông, lượng hành khách tăng nhẹ

Mỗi người đi tàu trở thành một tuyên truyền viên, hướng dẫn viên

Theo thống kê từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hà Nội), trong 15 ngày khai thác miễn phí (từ ngày 6 đến ngày 20/11) phục vụ hành khách tham quan, trải nghiệm, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã khai thác 2.554 chuyến tàu an toàn và 380.510 hành khách, bình quân 1 ngày vận chuyển được 25.361 hành khách. Trong đó, phân bổ hành khách ở ga Cát Linh chiếm 28%, ga Yên Nghĩa chiếm 24%, còn 10 ga chiếm 48%.

Tuyến tàu Cát Linh - Hà Đông: Sự khởi đầu tốt đẹp cho giao thông công cộng ở Hà Nội
Tuyến tàu Cát Linh - Hà Đông: Sự khởi đầu tốt đẹp cho giao thông công cộng ở Hà Nội. (Ảnh: Thu Trang)

Đánh giá về thời gian đầu khai thác, ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Metro Hà Nội cho rằng, người dân Hà Nội rất hưởng ứng chủ trương của Chính phủ và Thành phố trong việc phát triển giao thông công cộng, mà xương sống là đường sắt đô thị để giải quyết vấn đề về ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường.

“Có thể thấy rằng, người dân vô cùng chia sẻ với phương thức vận tải mới và tiếp cận nhanh, thể hiện ở chỗ những ngày đầu Metro Hà Nội phải tăng cường rất đông nhân lực để hướng dẫn người dân đi tàu. Đến nay, những người đi tàu đã trở thành một tuyên truyền viên, hướng dẫn viên cho người khác”, ông Trường nói.

Cũng theo đại diện của Metro Hà Nội, trong ngày đầu bán vé thu tiền, hành khách chưa quen việc mua vé và sử dụng vé, Metro đã bổ sung 100 người để hướng dẫn khách mua vé, đồng thời sẽ khắc phục ngay những tình huống phát sinh. Giá vé tàu Cát Linh - Hà Đông được Nhà nước trợ giá 60-70% và phù hợp với nhu cầu và khả năng chi tiêu của người dân.

Cụ thể, hành khách đi vé lượt (8.000-15.000 đồng/vé) có thể mua từ máy bán vé tự động (thực hiện theo hướng dẫn trên máy) hoặc mua tại quầy của nhân viên. Để thuận tiện khi mua vé tại máy bán vé tự động, hành khách nên chuẩn bị tiền có mệnh giá dưới 100.000 đồng. Ngoài ra, đối với hành khách đi vé ngày (30.000 đồng/vé, có hiệu lực trong ngày, không giới hạn lượt đi), mua tại quầy bán vé trực tiếp.

Đối với người mua vé tháng phổ thông (200.000 đồng/tháng; vé có tác dụng trong 30 ngày, sau 30 ngày trả lại vé cũ để lấy vé mới), mua tại quầy bán vé, cung cấp thông tin cá nhân và trả tiền sẽ được nhận vé ngay. Với vé tháng mua tập thể được giảm 30% (140.000 đồng/vé), với số lượng từ 30 người trở lên.

Tuyến tàu Cát Linh - Hà Đông: Sự khởi đầu tốt đẹp cho giao thông công cộng ở Hà Nội
Người dân mua vé di chuyển trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh Thu Trang)

Mua vé tháng ưu tiên (giảm 50% (100.000 đồng/tháng): học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp), mua tại quầy vé. Người mua cung cấp thông tin cá nhân chứng minh là đối tượng ưu tiên (như thẻ học sinh, sinh viên hoặc xác nhận là lao động tại các khu công nghiệp), nhận thẻ như vé tháng bình thường có dán tem ưu tiên. Bên cạnh đó, hành khách đi miễn phí là những người đã được cấp thẻ đi xe buýt miễn phí của Trung tâm quản lý Giao thông công cộng Hà Nội, đưa thẻ miễn phí xe buýt tại quầy vé để được phát thẻ vé 0 đồng như 15 ngày đi miễn phí.

Khởi đầu tốt đẹp cho giao thông công cộng Thủ đô

Là một trong những vị khách từng tham gia trải nghiệm tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, chị Nguyễn Phương (ở Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) cho biết, trước khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đưa vào sử dụng chính thức, dự án có nhiều thông tin trái chiều. Tuy nhiên, khi được tham gia trải nghiệm thực tế thì chị thấy rất tuyệt với.

“Tàu chạy rất êm và cho tôi cảm giác rất yên tâm khi đi tàu. Nhân viên hướng dẫn trên tàu rất nhiệt tình, chuyên nghiệp. Trong khi đó, việc di chuyển thuận tiện do thời gian di chuyển ngắn chỉ mất khoảng 24-25 phút. Bởi thế, dự án chắc chắn sẽ được nhiều người lựa chọn, đặc biệt sẽ giúp giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, đồng thời giúp giao thông công cộng ở Thủ đô có thêm hướng phát triển mới, người dân có thêm lựa chọn mới”, chị Phương cho hay.

Tuyến tàu Cát Linh - Hà Đông: Sự khởi đầu tốt đẹp cho giao thông công cộng ở Hà Nội
Tuyến tàu Cát Linh - Hà Đông hoạt động từ 5h30 đến 22h hàng ngày, tần suất 10 phút có một chuyến tàu dừng tại ga

Trước sự đón nhận tích cực của người dân, theo ông Vũ Hồng Trường, đối tượng đường sắt đô thị hướng tới nói chung và tuyến Cát Linh - Hà Đông nói riêng là những người đi lại thường xuyên, đi vào giờ cao điểm để tránh ùn tắc. Vị Tổng Giám đốc của Metro Hà Nội cũng cho rằng, mỗi một phương thức vận tải đô thị chỉ đáp ứng một số đối tượng nhất định nên cần có hệ thống và một tuyến đường sắt đô thị như Cát Linh - Hà Đông không thể giải quyết được tất cả vấn đề, nhưng là sự khởi đầu tốt đẹp về giao thông công cộng.

“Chỉ khi nào hình thành mạng lưới đường sắt đô thị hoàn chỉnh mới giải quyết được căn cơ những vấn đề đặt ra giao thông đô thị ở các thành phố lớn ở Việt Nam và hy vọng Hà Nội sớm đưa các tuyến đường sắt đô thị khác đưa vào hoạt động”, ông Trường nói.

Nhìn nhận việc kết nối với xe buýt ở các nhà ga tuyến Cát Linh - Hà Đông vô cùng thuận lợi, theo ông Trường, hiện có 54 tuyến buýt kết nối với đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, trong đó ga Cát Linh và Yên Nghĩa có 16 tuyến buýt và các ga trung gian có từ 8-9 tuyến buýt. Sắp tới, Metro Hà Nội sẽ dán hệ thống tuyến xe buýt ở nhà ga để khi khách xuống sẽ biết đi các tuyến buýt kết nối. Đồng thời, cũng trong giai đoạn từ ngày 21/11/2021 đến ngày 6/5/2022, các đoàn tàu hoạt động từ 5h30 đến 22h hàng ngày, tần suất 10 phút có một chuyến tàu dừng tại ga; thời gian dừng tại ga 25-50 giây để khách lên xuống. Giai đoạn tiếp theo, từ ngày 7/5/2022 đến ngày 6/11/2022, tàu chạy từ 5h30 đến 22 h30. Giãn cách chạy tàu giờ cao điểm 6 phút/chuyến, giờ bình thường 10 phút/chuyến.

Được biết, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài chính tuyến 13,05km, điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối là ga Yên Nghĩa, có 12 nhà ga trên cao; mua sắm 13 đoàn tàu, tốc độ tối đa 80km/giờ, tốc độ khai thác là 35km/giờ. Tuyến đường sắt này được Bộ Giao thông Vận tải bàn giao cho thành phố Hà Nội vào ngày 6/11/2021 và đưa vào vận hành, khai thác miễn phí 15 ngày đầu để người dân trải nghiệm một loại hình vận tải công cộng hiện đại, lần đầu có mặt tại Việt Nam.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều nay (23/7), thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch đã tới xã Đại Thanh thăm hỏi, chia buồn với người thân gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn - nạn nhân trong vụ lật thuyền ở Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.
TP.HCM: Bắt nhà thiết kế Nguyễn Công Trí liên quan đến đường dây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy

TP.HCM: Bắt nhà thiết kế Nguyễn Công Trí liên quan đến đường dây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy

Ngày 23/7, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, vừa triệt phá đường đây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy do nhà thiết kế Nguyễn Công Trí và đồng phạm thực hiện.
Thị trường chứng khoán: Hướng đến thay đổi về chất và phát triển lên tầm cao mới

Thị trường chứng khoán: Hướng đến thay đổi về chất và phát triển lên tầm cao mới

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ lực cho nền kinh tế, phản ánh sức khỏe, triển vọng và năng lực phát triển quốc gia. Các chuyên gia kinh tế tin rằng, Việt Nam có thể được nâng hạng trong tháng 9 này và tiến tới lọt vào rổ thị trường mới nổi trong thời gian tới.
Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi MC nhí toàn quốc 2025 đã công bố thông tin chính thức về mùa thi thứ 12 - một sân chơi uy tín, chuyên nghiệp dành cho thanh thiếu nhi cả nước đam mê với nghề dẫn chương trình.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Những mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp đưa ra trong dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đều thiết thực, bám sát thực tiễn và xu thế phát triển hiện đại. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những khát vọng đó, cần phải có tầm nhìn chiến lược, sự đầu tư bài bản và đặc biệt là phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách.

Tin khác

Sân bay Vân Đồn và Cát Bi mở cửa trở lại từ 12h trưa 22/7 sau ảnh hưởng bão số 3

Sân bay Vân Đồn và Cát Bi mở cửa trở lại từ 12h trưa 22/7 sau ảnh hưởng bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha), hai sân bay Vân Đồn và Cát Bi đã chính thức mở cửa trở lại từ 12h trưa ngày 22/7, khôi phục hoạt động tiếp nhận và khai thác tàu bay.
Điện Biên: Cầu treo Pa Thơm đứt cáp, xe chở cán bộ xã rơi xuống sông khi đi chống bão

Điện Biên: Cầu treo Pa Thơm đứt cáp, xe chở cán bộ xã rơi xuống sông khi đi chống bão

Một sự cố nghiêm trọng vừa xảy ra vào sáng 22/7 tại xã Thanh Yên (tỉnh Điện Biên), khi cầu treo Pa Thơm bất ngờ đứt cáp, khiến một ô tô bán tải chở cán bộ xã đi kiểm tra công tác phòng, chống bão cùng một xe máy rơi xuống sông Nậm Núa.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Cục Hàng không Việt Nam vừa có công điện gửi tới các đơn vị liên quan trong ngành hàng không, yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 (bão Wipha).
Chưa quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng để chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện ở Hà Nội

Chưa quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng để chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện ở Hà Nội

Gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm tới thông tin “Hà Nội sẽ hỗ trợ mỗi người dân 3 - 5 triệu đồng để chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện”. Thông tin này lan truyền trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg yêu cầu Hà Nội từng bước loại bỏ phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch ra khỏi khu vực nội đô, bắt đầu từ Vành đai 1 vào ngày 1/7/2026.
Hà Nội chỉ đạo khẩn trương triển khai các dự án đường sắt đô thị khởi công năm 2025

Hà Nội chỉ đạo khẩn trương triển khai các dự án đường sắt đô thị khởi công năm 2025

Hà Nội yêu cầu hai tuyến đường sắt đô thị cần được khởi công đúng tiến độ gồm Tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, dự kiến khởi công vào ngày 10/10/2025 và Tuyến số 5, đoạn Văn Cao - Hòa Lạc, dự kiến khởi công vào ngày 19/12/2025.
Ráp nối, điều chỉnh quy hoạch của TP.HCM hợp nhất

Ráp nối, điều chỉnh quy hoạch của TP.HCM hợp nhất

Sau khi sáp nhập với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều nội dung quy hoạch chung của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hợp nhất sẽ phải điều chỉnh đảm bảo đúng theo quy định nhưng đồng thời phát huy thế mạnh của từng khu vực.
Sợ trượt, rất nhiều thí sinh xin lùi lịch thi giấy phép lái xe

Sợ trượt, rất nhiều thí sinh xin lùi lịch thi giấy phép lái xe

Hiện nay, nhu cầu cấp giấy phép lái xe đang tăng cao, tuy nhiên nhiều trung tâm đào tạo lại đối mặt với tình trạng thiếu thí sinh. Nguyên nhân chính được chỉ ra là do tâm lý lo lắng, không đủ tự tin, thậm chí là sợ trượt khiến hàng loạt học viên xin lùi lịch thi. Tình trạng này đang gây khó khăn cho các cơ sở đào tạo trong việc lập danh sách đủ số lượng tối thiểu, đồng thời khiến năng lực tổ chức sát hạch chưa được khai thác hiệu quả.
TP.HCM: Khẩn trương giải quyết hồ sơ sát hạch lái xe cho người dân

TP.HCM: Khẩn trương giải quyết hồ sơ sát hạch lái xe cho người dân

Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang nỗ lực giải quyết số lượng hồ sơ sát hạch lái xe còn tồn đọng cho người dân trên địa bàn Thành phố, nhất là sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Xem thêm
Phiên bản di động