Tương lai của công nghệ tài chính và sự phát doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn là đối tượng hàng đầu của các chính sách phát triển tại Việt nam. Trong những năm gần đây chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách, tổ chức việc thực hiện các chương trình quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục được gia tăng về số lượng, nâng cao về khả năng quản lý, mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính để tạo ra sự đóng góp ngày càng có ý nghĩa với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Dưới lăng kính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một vấn đề luôn nổi cộm, tạo ra lực cản cho sự phát triển của họ, là việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính phục vụ cho hoạt động, đầu tư và phát triển kinh doanh. Ở mức độ nào đó, hệ thống tài chính truyền thống của Việt Nam đang cố gắng cùng các doanh nghiệp giải bài toán này.
![]() |
Các chuyên gia chia sẻ những những góc nhìn về lĩnh vực fintech |
Trong vòng năm năm trở lại đây, công nghệ tài chính đã trở thành một xu thế phát triển tất yếu trong khu vực tài chính của Việt Nam, bắt đầu bằng sự ra đời của các startup fintech, mở rộng cung cấp dịch vụ tài chính số của các định chế tài chính truyền thống và xâm nhập vào lĩnh vực dịch vụ tài chính của các công ty công nghệ.
Hệ sinh thái fintech tại Việt Nam do đó đã hình thành và tiếp tục phát triển nhanh, dự kiến năm 2022 sẽ là sân chơi của 200 công ty fintech. Có thể thấy các công ty fintech này, kết hợp với các định chế tài chính truyền thống và các công ty công nghệ, đã tạo ra một thị trường về dịch vụ tài chính đổi mới sáng tạo phục vụ nền kinh tế.
Hiện tại các công ty fintech Việt Nam đang được phân loại theo mảng tính năng của dịch vụ và mang tính chất vừa thay thế vừa bổ sung cho các dịch vụ tài chính truyền thống, với cấu trúc chủ yếu tập trung vào mảng thanh toán. Các mô hình kinh doanh của các công ty fintech này chủ yếu rơi vào các nhóm B2C, B2B, B2B2C, O2O.
Tuy nhiên, các sản phẩm hay dịch vụ tài chính đổi mới sáng tạo hiện có dành cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa hình thành một cách hệ thống và rõ nét. Trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn cần các dịch vụ tài chính ngày càng dễ tiếp cận hơn với sự linh hoạt trong phương thức tiêu dùng, chi phí thấp, loại hình sản phẩm/dịch vụ đa dạng. Khoảng trống về dịch vụ tài chính đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do đó cần được nghiên cứu, thảo luận để tìm ra hướng đi bổ sung cho không chỉ các công ty startup fintech mà còn cho các định chế tài chính truyền thống và các công ty công nghệ.
Tại Hội thảo “Tương lai của fintech vì sự phát doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”, PGS.TS Bùi Huy Nhượng - Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ: “Trong vòng năm năm trở lại, đây công nghệ tài chính Fintech đã trở thành một xu thế phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam. Có thể thấy các công ty fintech kết hợp với các định chế tài chính truyền thống và các công ty công nghệ, đã và đang tạo ra một thị trường về dịch vụ tài chính đổi mới sáng tạo phục vụ nền kinh tế số hiện nay.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn khuyến khích tinh thần đổi mới sáng tạo các bạn sinh viên trong lĩnh vực tài chính nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Trong thời gian qua Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang tiếp tục thực hiện đề án 1665 của Bộ Giáo dục và Đào tạo bằng hành động và việc làm thiết thực như thành lập trung tâm khởi nghiệp sáng tạo xã hội tổ chức các hội thảo cuộc thi mang tính đổi mới sáng tạo”.
Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng chia sẻ những những góc nhìn mang tính bài bản, chuẩn mực về lĩnh vực fintech, định chế tài chính truyền thống và dịch vụ tài chính số tại thực tiễn thị trường Việt Nam. Các chuyên gia cũng chia sẻ cụ thể, đầy thực tế ở từng ngách của fintech như mô hình dịch vụ bảo hiểm B2B2C dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam; ứng dụng phân tích dữ liệu tài chính trong việc thúc đẩy Thương mại Quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa - kinh nghiệm từ một trường học

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Tin khác

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế
Doanh nghiệp 17/04/2025 20:04

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Doanh nghiệp 17/04/2025 17:55

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng
Doanh nghiệp 17/04/2025 06:57

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách
Doanh nghiệp 16/04/2025 15:58

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?
Doanh nghiệp 15/04/2025 17:56

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số
Doanh nghiệp 13/04/2025 14:20

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”
Doanh nghiệp 10/04/2025 13:44

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk
Doanh nghiệp 09/04/2025 21:13

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp 05/04/2025 07:03

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính
Doanh nghiệp 04/04/2025 16:53