Tuổi cao bền chí làm giàu với nghề mây giang đan
Xã Hoàng Văn Thụ (Chương Mỹ): Xây chợ để bỏ hoang, dân họp chợ ở lòng đường | |
Ấm tình Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc | |
Chương Mỹ: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn |
Sinh ra và lớn lên ở thôn Trung Hoàng xã Thanh Bình, sau nhiều năm tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, trở về địa phương, dù có lương hưu, cuộc sống khá ổn định, nhưng ông Căn luôn trăn trở làm thế nào để phát triển kinh tế, giúp mọi người có việc làm, tạo thêm thu nhập. Đặc biệt là để cuộc sống của vợ con đỡ khó khăn hơn. Và với bản chất truyền thống của người lính Cụ Hồ, không ngại khó, ngại khổ, vì vậy, ông Căn đã mày mò phát triển nghề mây tre giang đan, bởi ông thấy rằng từ những cây song, mây, tre của Việt Nam qua bàn tay khéo léo của người thợ đã trở thành những sản phẩm tinh tế, đem lại thu nhập cho người dân.
Ông Lưu Hữu Căn - Hội viên Hội Nngười cao tuổi xã Thanh Bình (ngoài cùng bên trái ảnh) đang giới thiệu sản phẩm mây giang đan. (Ảnh: Hoài Lưu). |
Thời gian đầu, cơ sở của ông chỉ là khâu trung gian, nhận làm những mối nhỏ lẻ. Đến tháng 9 năm 2007 ông thành lập Doanh nghiệp tư nhân Kim Chung. Từ đó đến nay, doanh nghiệp của ông đã góp phần tạo việc làm tăng thêm thu nhập cho nhiều người dân thôn Trung Hoàng, xã Thanh Bình. Các mặt hàng như song, mây, tre đã trở thành những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Ban đầu là những chiếc ghế, khay rồi đến những sản phẩm tinh xảo như bình hoa, kệ... được người tiêu dùng trong nước sử dụng, đã có một số mặt hàng được xuất khẩu ra nước ngoài.
Ông Căn cho biết: "Từ ngày thành lập doanh nghiệp đến nay, dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự góp sức yêu nghề của công nhân, nên doanh nghiệp vẫn được duy trì phát triển. Đó là niềm vui lớn để tôi tiếp tục cố gắng trong thời gian tới".
Sau những thành công ban đầu, những năm gần đây chịu tác động chung của nền kinh tế thị trường, Doanh nghiệp tư nhân Kim Chung cũng gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt là đầu ra cho sản phẩm. Thế nhưng, không phụ công người, với bản chất chịu khó, cần cù, dám nghĩ, dám làm, ông đã cố gắng tìm tòi đầu ra cho sản phẩm kết hợp với việc nâng cao tay nghề cho công nhân.
Đầu năm 2017, doanh nghiệp của ông Căn đã nhận được hợp đồng trên 500 triệu đồng của thị trường Nhật Bản. Với các sản phẩm như hàng gia dụng, bàn ghế, khay... mỗi loại khoảng 50 sản phẩm đã được thị trường Nhật Bản chấp nhận. Ngay sau đó, phía Nhật Bản đã tiếp tục đặt hàng với tổng giá trị trên 1,5 tỷ đồng. Với hợp đồng mới này, hiện nay doanh nghiệp đang tạo việc làm thường xuyên cho các lao động và tạo được uy tín trên thị trường.
Đây là niềm vui lớn, khẳng định uy tín của doanh nghiệp với đối tác nước ngoài. Hiểu được điều đó, ông Căn đã luôn cố gắng hết mình, động viên người làm tăng thêm thu nhập. Hiện nay, doanh nghiệp của ông Căn đang tạo việc làm cho hơn 30 lao động với mức lương từ 4 triệu đồng/tháng trở lên. Đồng thời, tạo việc làm cho hơn 100 gia đình quanh vùng. Mỗi sản phẩm đều được kiểm tra kỹ càng, tạo thêm niềm tin đáp ứng sự mong chờ của khách hàng.
Không chỉ nhạy bén với thị trường, tìm đúng hướng đi cho mặt hàng mây giang đan phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động của địa phương, ông Căn còn là người người cha mẫu mực, truyền lửa đam mê với nghề và định hướng phát triển sự nghiệp cho các con. Chính vì vậy, hai người con một trai, một gái cũng theo nghiệp của bố phát triển nghề mây giang đan.
Với những kết quả trong phát triển kinh tế, lối sống giản dị, khiêm nhường, nhiều năm qua ông Lưu Hữu Căn là hội viên Người cao tuổi làm kinh tế giỏi, được biểu dương "Tuổi cao - Gương sáng", gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa được các cấp, các ngành khen thưởng. Đó là niềm vui, là sự tin tưởng để ông Căn tiếp tục cố gắng nỗ lực, say nghề, cống hiến cho quê hương.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30