-->
Thành tựu 5 năm (2011 – 2015) xây dựng và phát triển đất nước

Từng bước nâng cao thế và lực

5 năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức và còn nhiều hạn chế, nhưng nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, chúng ta cơ bản thực hiện được mục tiêu tổng quát đã đề ra, nhất là kiềm chế được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế.
Báo chí Thủ đô đóng góp to lớn vào thành tựu chung của cả nước
Khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng

Kinh tế vĩ mô dần ổn định

Điểm nhấn tích cực nổi bật là GDP năm 2015 ước tăng hơn 6,50%, với mức tăng quý sau cao hơn quý trước và lần đầu tiên trong 5 năm qua vượt mức kế hoạch đặt ra (năm 2014, Việt Nam đạt kế hoạch tăng GDP, còn 3 năm liên tiếp trước đó không đạt kế hoạch). GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỉ USD, bình quân đầu người 2.228 USD (tính theo sức mua ngang giá là hơn 5.600 USD). Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP chiếm 82,5%. Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội còn 45%. Chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 2011-2015 đạt bình quân 28,94%/năm. Năng suất lao động tăng bình quân 3,8%/năm. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam trong 5 năm tăng 19 bậc. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 51,6% vào năm 2015. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2015 tăng 19 bậc so năm 2010. Đầu tư công giảm từ 35,5% (năm 2010) xuống còn khoảng 30% (năm 2015), đầu tư của dân cư và doanh nghiệp trong nước tăng từ 36,1% lên 42%. Quy mô thị trường chứng khoán tăng, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 33% GDP và thị trường trái phiếu đạt khoảng 23% vào cuối năm 2015.

Từng bước nâng cao thế và lực

Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, từ 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 2% vào năm 2015 - thấp nhất trong 15 năm qua. Mặt bằng lãi suất giảm, năm 2015 chỉ bằng 40% so với năm 2011, dư nợ tín dụng tăng 17% - cao nhất kể từ năm 2011, chất lượng tín dụng từng bước được cải thiện. Tỉ giá được điều chỉnh phù hợp, thị trường ngoại hối cơ bản ổn định, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên. Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 18%/năm, tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo tăng mạnh. Nhập khẩu tăng 15%/năm, tỉ lệ nhập siêu giảm từ 10,2% năm 2011 xuống còn 3,6% năm 2015. Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá cao. Dự trữ ngoại hối năm 2015 đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Dù việc thu từ dầu thô giảm mạnh, nhưng do thu nội địa tăng, nên tổng thu ngân sách năm 2015 vẫn tăng 7,4% và 5 năm gấp khoảng 2 lần so với giai đoạn trước. Chi ngân sách gấp 2,17 lần, tăng chi cho con người, bảo đảm an sinh xã hội. Bội chi bình quân khoảng 5% GDP/năm. Nợ công tập trung cho đầu tư phát triển; đến hết năm 2015, nợ công khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ 48,9%, nợ nước ngoài của quốc gia 41,5%, trong giới hạn an toàn theo quy định. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp khoảng 1,8 lần so với 5 năm trước, bằng khoảng 31,2% GDP. Vốn FDI thực hiện đạt 58,2 tỉ USD, tăng 31%. Vốn ODA giải ngân đạt khoảng 24 tỉ USD, tăng 70,5% .

Bên cạnh bức tranh kinh tế khởi sắc, lĩnh vực văn hoá, xã hội cũng có bước phát triển, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường; Hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên; Cải cách hành chính đạt những kết quả tích cực; Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được chú trọng.

Nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế

Đánh giá về thành tựu trong lĩnh vực ngoại giao trong 5 năm qua của Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, kiên định mục tiêu đối ngoại “vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh”, trên cơ sở thế và lực của đất nước từng bước được nâng cao, phát huy các thành tựu đối ngoại trong 25 năm Đổi mới.

Trong nhiệm kỳ Đại hội XI, chúng ta đã thiết lập thêm quan hệ đối tác chiến lược với 8 quốc gia trong tổng số 15 quốc gia đối tác chiến lược đã được xây dựng trong 15 năm qua, nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện hoặc sâu rộng với 2 nước, lập quan hệ đối tác toàn diện với 3 nước trong tổng số 10 nước đối tác toàn diện, trong đó có cả 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Quan hệ với các đối tác hàng đầu không chỉ phát triển mạnh trên kênh Nhà nước, Chính phủ, mà còn được đẩy mạnh trên cả kênh Đảng, Quốc hội.

Bên cạnh bức tranh kinh tế khởi sắc, lĩnh vực văn hoá, xã hội cũng có bước phát triển, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường; Hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên; Cải cách hành chính đạt những kết quả tích cực; Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được chú trọng.

Trong 5 năm qua, chúng ta đã chủ động, tích cực trong việc đàm phán và ký kết các Khu vực mậu dịch tự do (FTA), hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đến nay, Việt Nam đã ký kết và tham gia 11 FTA khu vực và song phương, trong đó có 6 FTA trong khuôn khổ hợp tác ASEAN. Với Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam đã tích cực triển khai các biện pháp ưu tiên nhằm thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC. Tháng 10.2015, ta đã cùng các nước thành viên kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)…

Vị thế của đất nước được nâng lên đáng kể với việc Việt Nam đăng cai thành công Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 132, đóng góp cho Liên Hợp Quốc trong việc xây dựng và triển khai Chương trình nghị sự phát triển bền vững sau năm 2015, được các nước tin cậy bầu với số phiếu cao vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, Ủy ban kinh tế - xã hội Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2016-2018, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO nhiệm kỳ 2013-2017, lần đầu tiên tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (PKO).

Trong 5 năm qua chúng ta đã từng bước thể chế hóa, đưa các hoạt động ngoại giao văn hóa (NGVH) thực sự trở thành một trụ cột của nền ngoại giao toàn diện hiện đại Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Theo Đại sứ Phạm Sanh Châu - Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, đóng góp của NGVH vào ngoại giao đa phương ngày càng được thể hiện rõ thông qua việc điều phối các hoạt động ngày càng chủ động và tích cực của Việt Nam trên các tổ chức, diễn đàn đa phương nói chung như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, ASEM, Diễn đàn Đông Á-Mỹ Latinh FEALAC, Tổ chức Pháp ngữ.... và các tổ chức, diễn đàn về văn hóa nói riêng như UNESCO, Liên minh các nền văn minh...

Công tác NGVH đã trở thành một hoạt động thường xuyên, được chú trọng của hầu hết các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam. Trong 5 năm qua, nhiều hoạt động NGVH đã được tổ chức thành công với các hình thức đa dạng như phối hợp tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa lớn định kỳ và thường niên như Lễ hội Trà quốc tế Thái Nguyên, Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương - Phú Thọ, Festival Huế, Festival Dừa Bến Tre, Lễ hội Hoa Đà Lạt, Lễ hội Hoa tam giác mạch - Hà Giang, các lễ hội ẩm thực, các cuộc đua xe đạp vì hòa bình...

Từ năm 2011-2015, NGVH đã góp phần đem lại sự công nhận danh hiệu quốc tế cho 10 di sản mới của Việt Nam gồm: 3 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, 5 Di sản Văn hóa phi vật thể, 2 Di sản tư liệu và một Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Các danh hiệu trên góp phần khẳng định sự đa dạng về văn hóa, truyền thống lâu đời của Việt Nam, đồng thời gắn kết tình cảm nhân dân, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội một cách bền vững trên toàn quốc.

Phương Linh (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Chiều 24/11, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, do lưu lượng phương tiện từ Trung tâm ra cửa ngõ Thủ đô tăng cao, từ 16h hôm nay 24/1 đến 6h sáng mai 25/1, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ phân làn cho phương tiện đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao.
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, tại đây vừa liên tục tiếp nhận 8 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột, trong đó có chùm ca bệnh gồm 5 trẻ là bạn học (ở độ tuổi từ 7-9 tuổi tại Tuyên Quang).
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị.
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

(LĐTĐ) Không chỉ là một đảng viên gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của chi bộ, anh Trịnh Trung Dũng (sinh năm 1986), còn là Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam năng nổ, hết mình vì đoàn viên, người lao động.
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.

Tin khác

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh

(LĐTĐ) Sáng 23/1, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch nước và trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và trao Huân chương Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Ngày 23/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã dâng hương tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng và các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội).
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết

“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết

(LĐTĐ) “Đến hẹn lại lên”, cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày 23/1/2025 (tức 24 tháng Chạp) người dân và phương tiện lần lượt rời Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) để về quê đón Tết, khiến khu vực cửa ngõ thành phố kẹt cứng. Hàng nghìn người và phương tiện chen chân, mệt mỏi, xếp thành hàng dài trên các quốc lộ, cao tốc, đường dẫn lên cao tốc. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô trong sáng ngày 23/1.
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình

(LĐTĐ) Ngày 22/1, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng

Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng

(LĐTĐ) Về quảng cáo trên mạng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện, tiếp thu tối đa ý kiến của đại biểu Quốc hội, đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1

Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1

(LĐTĐ) Sau gần 1 tháng kể từ ngày chính thức vận hành toàn tuyến (ngày 22/12/2024) cho đến ngày 20/1/2025, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thực hiện 5.808 lượt vận chuyển an toàn với số lượng hành khách là 2.776.936, vượt chi tiêu 247,6% so với kế hoạch đề ra.
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”

(LĐTĐ) Nhân dịp chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 19/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp mặt 100 đại biểu đại diện cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”.
Xem thêm
Phiên bản di động