Tự ý dùng thuốc gia truyền, bệnh nhân bị tiểu đường nặng hơn
Béo bụng đến ngưỡng nào sẽ cần xét nghiệm tiền đái tháo đường? | |
Đái tháo đường ở trẻ em có xu hướng gia tăng: Báo động từ việc ăn uống |
Đái tháo đường (tiểu đường) được xem là một trong những “đại dịch” của nhân loại trong thế kỉ 21 và trở thành gánh nặng về kinh tế xã hội với nhiều quốc gia trên thế giới vì tính chất phổ biến của nó. Tuy không lây lan nhưng tính chất nguy hiểm đái tháo đường nằm ở việc đây là một bệnh mạn tính, nghĩa là người bệnh phải theo dõi và kiểm soát tình trạng bệnh gần như suốt đời, chứ không thể chữa trị khỏi hẳn.
Chính vì vậy, người bệnh sau khi được bác sĩ chẩn đoán đái tháo đường thường cảm giác rất lo sợ và có tâm lý phản kháng, không muốn mình bị bệnh hoặc hy vọng đây là bệnh lý có thể điều trị khỏi hẳn trong vòng vài tháng. Hoặc nặng hơn, một số người bệnh có thể bị rối loạn lo âu và trầm cảm. Tâm lý không ổn định khiến người bệnh có những hành động sai lầm, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng và khó điều trị hơn.
Bác sĩ Triết đang thăm khám cho bệnh nhân bị đái tháo đường. Ảnh B.V |
Bệnh nhân Lê Thị Ng. (50 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh) chia sẻ câu chuyện của chính mình: Cách đây 5 năm, khi đi khám bệnh và được bác sĩ chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2, rất lo sợ và mong muốn có một liệu trình điều trị giúp khỏi hẳn đái tháo đường. Sau khi được hàng xóm giới thiệu một bài thuốc với lời cam đoan sẽ giúp chữa hết bệnh, tôi tin tưởng mua về dùng. Sau 6 tháng tự ý dùng thuốc gia truyền, tôi cảm thấy ngày càng mệt mỏi, sụt cân và khát nước nhiều hơn. Khi tôi quay lại bệnh viện khám thì chỉ số đường huyết đã tăng quá cao và được chỉ định nhập viện để ổn định đường huyết. Sau xuất viện, tôi tái khám đều đặn, dùng thuốc và sinh hoạt tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Hiện nay, các chỉ số đường huyết của tôi luôn ổn định, đặc biệt là tôi đã sống lạc quan hơn và sinh hoạt bình thường trở lại.
Một trường hợp khác là bệnh nhân Nguyễn Kim S. (37 tuổi, quê An Giang), sau khi biết mình bị đái tháo đường, chị đi khám và dùng thuốc rất điều độ. Nhưng do quá lo sợ về bệnh, chị ăn uống kiêng khem đến mức giảm gần như tối đa đường, tinh bột và chất đạm trong khẩu phần ăn, chỉ dám ăn rau luộc mỗi ngày. Mặc dù chỉ số đường huyết ổn định, nhưng lúc nào chị S. cũng cảm giác mệt mỏi, tâm lý nặng nề. Đôi khi, chị không muốn tiếp xúc với những người xung quanh do mặc cảm về bệnh tật, khiến công việc bị ảnh hưởng, chất lượng cuộc sống giảm sút.
Chị S. đến tái khám tại bệnh viện và đã được các bác sĩ đã tư vấn tâm lý kỹ lưỡng và một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ nhưng vẫn giúp ổn định đường huyết. Sau khi được các bác sĩ chia sẻ tận tình, chị đã vượt qua những rào cản tâm lý và tự ti về bệnh tật. Từ đó, cuộc sống của chị thay đổi hoàn toàn. Chị cho biết cảm thấy bản thân khỏe mạnh hơn, lạc quan hơn, bình tĩnh đối mặt với bệnh tật hơn.
Theo BS CKI. Trần Minh Triết – Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, những rối loạn tâm lý ở người bệnh đái tháo đường là rất thường gặp, nhưng thường bị bỏ sót trong thực hành lâm sàng. Đây là vấn đề rất cần được quan tâm, bởi tâm lý của người bệnh là một yếu tố quan trọng trong suốt quá trình điều trị.
Nếu những rối loạn, bất ổn về tâm lý không được nhận biết, giải tỏa và tháo gỡ kịp thời sẽ khiến người bệnh đái tháo đường hoang mang, tìm đến những phương pháp điều trị không khoa học hoặc bỏ dở liệu trình điều trị giữa chừng, khiến cho tình trạnh bệnh nặng hơn và có thể xuất hiện nhiều biến chứng khác; hoặc người bệnh có thể rơi vào trạng thái rối loạn lo âu, thậm chí là trầm cảm, khiến việc điều trị khó khăn hơn và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47