Tự tin về một Việt Nam lớn mạnh
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một Tự hào quá Việt Nam ơi! |
Từ chủ trương đến hành động
Chưa bao giờ tư duy "tinh gọn để mạnh mẽ hơn" lại được thể hiện rõ rệt trong hệ thống chính trị như giai đoạn hiện nay. Khi Trung ương ban hành Nghị quyết 60 về việc bỏ cấp huyện, nhập các xã (chính quyền hai cấp), mục tiêu không chỉ là thu gọn đầu mối quản lý, mà còn tạo đà để tổ chức bộ máy ngày càng hiệu quả, hiệu lực và thích ứng linh hoạt với tình hình mới.
Trên thực tế, bộ máy hành chính nhà nước ở nhiều địa phương đã bộc lộ những bất cập về sự chồng chéo, thiếu phối hợp, gây lãng phí nguồn lực và giảm hiệu suất làm việc. Một xã vùng sâu vùng xa chỉ có vài trăm hộ dân nhưng vẫn có đủ ban bệ, một huyện nằm giữa lòng thành phố lại có chức năng trùng lặp với cấp quận… Những ví dụ như vậy không hiếm gặp, và đang làm chậm lại quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh đất nước cần bứt phá.
![]() |
Một góc hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. |
Nghị quyết 60 ra đời trong bối cảnh ấy, không chỉ thể hiện quyết tâm chính trị của Trung ương trong việc đổi mới phương thức quản trị quốc gia, mà còn gửi đi một thông điệp mạnh mẽ: bộ máy không cần cồng kềnh, chỉ cần hiệu quả. Việc sáp nhập một số tỉnh, thành, đặc biệt là những địa phương có vị trí địa lý gần nhau, điều kiện kinh tế tương đồng, dân cư không quá đông, sẽ giúp giảm đầu mối, nâng cao chất lượng cán bộ và tránh dàn trải nguồn lực đầu tư. Đây là một bước đi cần thiết để hướng tới một mô hình chính quyền tinh gọn, chuyên nghiệp, hoạt động vì người dân và doanh nghiệp.
Nhiều tỉnh sau khi thực hiện sáp nhập xã, thôn sẽ giảm đáng kể chi phí chi thường xuyên, đồng thời nâng cao được chất lượng quản lý điều hành nhờ đội ngũ cán bộ được chọn lọc kỹ lưỡng. Không ít cán bộ vốn giữ vị trí chủ chốt tại các xã trước kia, sau sáp nhập đã được bố trí lại ở các vị trí phù hợp hơn, phát huy năng lực thật sự thay vì giữ chức vì tính hình thức.
Tinh gọn không đồng nghĩa với tinh giản máy móc, càng không phải cắt giảm đại trà mà là tái cấu trúc để nâng cao năng lực vận hành, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi địa phương, từng khu vực và toàn quốc. Đó là cách để Việt Nam không chỉ tối ưu hóa bộ máy, mà còn tạo dựng niềm tin trong nhân dân về một chính quyền phục vụ.
Tạo dư địa phát triển mới từ cải cách bộ máy
Song song với quá trình tinh gọn bộ máy, một lợi ích lớn hơn được mở ra: dư địa phát triển kinh tế – xã hội ở nhiều địa phương sẽ được kích hoạt mạnh mẽ. Khi các tỉnh, huyện được sáp nhập, không gian địa lý mở rộng sẽ cho phép điều chỉnh quy hoạch tổng thể vùng, thu hút đầu tư lớn hơn, và khai thác hiệu quả tài nguyên sẵn có.
Hãy hình dung một tỉnh nhỏ có diện tích hạn chế, bị bó hẹp trong quy hoạch cũ, không có cảng, sân bay hay khu công nghiệp lớn, giờ đây được sáp nhập vào tỉnh lân cận, nơi có điều kiện phát triển công nghiệp, logistics, dịch vụ... Nhờ đó, không chỉ tiết kiệm ngân sách nhờ vận hành chung hệ thống hành chính, mà còn có thể hoạch định những chiến lược phát triển quy mô vùng, tạo ra giá trị kinh tế mới, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững.
Về mặt kinh tế, tinh gọn bộ máy không chỉ giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng chi thường xuyên mỗi năm, mà còn mở ra không gian phát triển kinh tế ở cấp vùng, liên tỉnh. Khi rút gọn đầu mối hành chính, ngân sách sẽ được phân bổ hiệu quả hơn cho các lĩnh vực thiết yếu như y tế, giáo dục, đầu tư công và an sinh xã hội. Đồng thời, việc sáp nhập tạo điều kiện để quy hoạch liên vùng trở nên khả thi – một yếu tố quan trọng trong thu hút đầu tư chiến lược. Doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ thủ tục hành chính đơn giản hơn, thời gian xử lý nhanh hơn, tính minh bạch cao hơn. Về dài hạn, tinh gọn bộ máy là nền tảng để chuyển đổi mô hình phát triển từ quản lý manh mún sang quản trị hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên hiệu suất và sáng tạo.
Thực hiện Nghị quyết 60 cũng đồng nghĩa với việc phải có bước chuẩn bị kỹ lưỡng về tổ chức cán bộ, công tác dân vận, tuyên truyền và đặc biệt là đảm bảo sự đồng thuận trong nhân dân. Nhiều người dân vẫn có tâm lý gắn bó với tên gọi, truyền thống, bản sắc địa phương, điều này hoàn toàn dễ hiểu và cần được tôn trọng. Tuy nhiên, nếu chính quyền làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích rõ lợi ích của việc sắp xếp đơn vị hành chính, đồng thời đảm bảo quyền lợi người dân được giữ vững sau sáp nhập, thì quá trình chuyển đổi sẽ diễn ra suôn sẻ.
Bên cạnh đó, việc tinh gọn bộ máy cũng đặt ra yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Bộ máy ít người hơn thì càng cần người giỏi. Mỗi cán bộ phải thật sự có năng lực điều hành, tư duy đổi mới và tinh thần phục vụ. Việc đánh giá, sàng lọc và bồi dưỡng cán bộ theo vị trí việc làm sẽ là chìa khóa để không xảy ra tình trạng "thừa người - thiếu việc" hoặc "giao việc mà không đủ người làm".
Một điểm nữa cần nhấn mạnh: tinh gọn bộ máy không chỉ dừng ở cấp xã, cấp huyện, mà còn phải lan tỏa tinh thần cải cách đến cả hệ thống các cơ quan trung ương, các bộ ngành, các đơn vị sự nghiệp. Chỉ khi cả hệ thống chính trị cùng đồng lòng, quyết liệt đổi mới, thì việc sáp nhập tỉnh, huyện, xã mới thực sự tạo ra giá trị cộng hưởng và mang lại niềm tin cho nhân dân.
Với Nghị quyết 60, chúng ta đang chứng kiến một cuộc cách mạng hành chính quy mô lớn, có thể là chưa từng có tiền lệ. Nhưng chính trong thách thức đó, lại ẩn chứa cơ hội để Việt Nam bước sang một giai đoạn phát triển mới: gọn hơn, mạnh hơn, minh bạch hơn, hiệu quả hơn. Và trên hết, đó là sự chủ động nắm bắt thời cơ để không bị bỏ lại trong cuộc đua đổi mới toàn cầu.
Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị bằng việc giai đoạn 1 sáp nhập, tinh gọn các cơ quan của Đảng, Quốc hội, các bộ, ngành cơ quan trực thuộc Chính phủ; giai đoạn 2 tiến hành bỏ cấp huyện, sáp nhập, hợp nhất xã, phường; giai đoạn ba tiến hành sáp nhập, hợp nhất một số tỉnh, thành theo hướng từ 63 tỉnh, thành phố xuống còn 34 tỉnh, thành gắn với mô hình chính quyền 2 cấp, đồng thời sáp nhập các tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – theo các chuyên gia đây là cuộc cách mạng về tổ chức lớn nhất trong vòng 50 năm qua. Cuộc cách mạng này sẽ góp phần nâng cao hiệu năng- hiệu lực- hiệu quả trong công tác quản lý bộ máy, tạo không gian phát triển mới, đồng thời tiết kiệm được ngân sách phục vụ cho chi vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, hạ tầng và an sinh xã hội. Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong cuộc cách mạng bộ máy của hệ thống chính trị lần này là tiền đề quan trọng để thực hiện sứ mệnh cao cả vì đất nước hùng cường, vì hạnh phúc của nhân dân. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tự tin về một Việt Nam lớn mạnh

Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử

Phát huy vai trò tiên phong

Nối tiếp truyền thống, xây dựng tương lai

Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông

Tiền đề để bứt phá

Hà Nội sau 50 năm đất nước trọn niềm vui
Tin khác

Nối tiếp truyền thống, xây dựng tương lai
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 30/04/2025 06:52

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 27/04/2025 11:45

Hoạt động hướng tới người lao động, vì người lao động phải bền bỉ, thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi
Sự kiện 26/04/2025 11:14

"Bình dân học vụ số": Tạo động lực để cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 25/04/2025 18:04

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 21/04/2025 19:53

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 13:51

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 12:00

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 11:57

Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 17/04/2025 20:53

Chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên trí tuệ
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 17/04/2025 17:37