-->

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn

Theo PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, hiện nay việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm gặp nhiều khó khăn, muốn an tâm 100% phải cần rất nhiều dấu hiệu nhận biết các sản phẩm sạch đến từ địa phương có vùng nuôi trồng.
Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm dịp Tết “Bệ phóng” xây dựng chuỗi nông sản sạch, bền vững Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phát triển chuỗi giá trị nông sản

Chú trọng xây dựng nguồn thực phẩm sạch

Phát biểu tại Hội nghị kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến nông sản tỉnh Lâm Đồng với các doanh nghiệp hệ thống tiêu thụ nông sản tại TP.HCM, do Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức ngày 22/12, PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM nhận định, bên cạnh công tác chống thực phẩm bẩn thì phòng ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm, xây dựng nguồn thực phẩm sạch được TP.HCM đang hết hết sức chú trọng.

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm gặp nhiều khó khăn
Hội nghị kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến nông sản tỉnh Lâm Đồng với các doanh nghiệp, hệ thống tiêu thụ nông sản tại TP.HCM. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Bà Phong Lan cho biết, tất cả các sản phẩm tiêu thụ tại 3 chợ đầu mối ở TP.HCM đến từ nhiều nơi, trong đó có sản phẩm nông sản của tỉnh Lâm Đồng; đều trong sự quản lý của Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM.

“Với trách nhiệm của mình, Ban sẽ phát hiện những hành vi gian lận và sản phẩm không đạt chất lượng. Tuy nhiên, để giảm bớt khó khăn trong việc nhận biết sản phẩm, không nhầm lẫn với sản phẩm các nơi khác, cần phải có dấu hiệu nhận biết sản phẩm Lâm Đồng”, bà Phong Lan chia sẻ.

Bà Phong Lan khẳng định, quản lý an toàn thực phẩm cần sự giám sát từ khâu trồng trọt, chăn nuôi, chứ không phải hàng về nơi tiêu thụ mới kiểm tra. TP.HCM không có điều kiện sản xuất, đa số tiêu thụ sản phẩm từ các nơi khác nên đây là việc cực kỳ quan trọng.

Theo bà Phong Lan, tỉnh Lâm Đồng là một trong những tỉnh đầu tiên TP.HCM ký kết hợp tác đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ nông sản, thực phẩm sạch. Số doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản ngày càng tăng. Tuy nhiên, số lượng và sản lượng vẫn dưới tiềm năng của tỉnh.

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm gặp nhiều khó khăn
Nhiều sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao được tỉnh Lâm Đồng giới thiệu tại hội nghị. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Bà Phong Lan kỳ vọng sự phối hợp giữa doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến nông sản tỉnh Lâm Đồng với các doanh nghiệp, hệ thống tiêu thụ nông sản tại TP.HCM được thực hiện tốt hơn để đảm bảo chất lượng nguồn sản phẩm được tiêu thụ tại TP.HCM.

TP.HCM tiêu thụ hơn 70% sản lượng rau, hoa, trái cây của tỉnh Lâm Đồng

Hiện nay, TP.HCM tiêu thụ hơn 70% sản lượng rau, hoa, trái cây của tỉnh Lâm Đồng. Hơn 70 cơ sở sản xuất, sơ chế rau củ quả ở tỉnh Lâm Đồng đang cung cấp cho các hệ thống siêu thị, chợ đầu mối trên địa bàn TP.HCM.

Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đã xác nhận cho 25 cơ sở sản xuất sơ chế rau củ quả được cấp giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn. Sản lượng rau củ quả đạt hơn 38.147 tấn/năm; trái cây đạt 1.070 tấn/năm; trà 60 tấn/năm.

Chia sẻ thông tin tại hội nghị, ông Hoàng Sỹ Bích, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Lâm Đồng cho biết, tỉnh Lâm Đồng luôn tuân thủ nghiêm ngặt, thường xuyên tổ chức các buổi kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng thực phẩm, hàng hóa qua từng năm để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo đảm uy tín thương hiệu nông sản tỉnh Lâm Đồng.

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm gặp nhiều khó khăn
Xây dựng nguồn thực phẩm sạch được TP.HCM rất chú trọng. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Theo ông Bích, ngoài áp dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh, hiện nay, tỉnh đang quan tâm nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh nông sản trên thị trường trong và ngoài nước thông qua việc phát triển các chuỗi liên kết sản xuất chế biến và tiêu thụ, xây dựng và quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường.

"Tỉnh Lâm Đồng đã tích cực vận động, hỗ trợ xây dựng, phát triển các chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản, xác định được nguồn gốc nông sản để cung ứng các sản phẩm an toàn, chất lượng cho TP.HCM", ông Bích cho hay.

Ngoài ra, hai bên còn thực hiện hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất nông sản an toàn cho TP.HCM; phối hợp kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Từ năm 2016 đến nay, đã lấy 4.808 mẫu có nguồn gốc thực vật để phân tích. Kết quả chỉ có 48/4.808 mẫu, chiếm 1% không đạt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng giới hạn cho phép.

Riêng 25 cơ sở tham gia chuỗi thực phẩm an toàn với TP.HCM, Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện giám sát việc thực hiện quy trình, ghi chép nhật ký đồng ruộng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng sâu bệnh, thu gom tiêu hủy bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

Năm 2017, giám sát 68 lần với 930 mẫu phân tích định tín. Kết quả 2/930 mẫu, chiếm 0,2% không đạt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng giới hạn cho phép.

Trước đó, ngày 22/12, tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đã diễn ra Hội nghị kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến nông sản tỉnh Lâm Đồng với các doanh nghiệp, hệ thống tiêu thụ nông sản tại TP.HCM.

Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục kế hoạch về phối hợp quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn giữa 2 đơn vị.

Lâm Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 2 năm 2024.
Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Ngày 18/3, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024, đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên.
Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Chiều 14/3, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.
Xem thêm
Phiên bản di động